CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG ĐẢNG
Thể
loại: Báo in
Xây
dựng đảng về mặt tư tưởng, trước hết là lĩnh hội tinh thần cách mạng của học
thuyết Mác - Lênin, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng trong nước, không ngừng đấu tranh chống mọi
trào lưu cơ hội chủ nghĩa để giữ vững đường lối cách mạng của đảng. Đồng thời,
quá trình xây dựng đảng cũng là quá trình giáo dục chính trị và tư tưởng thường
xuyên trong đảng, quá trình nâng cao giác ngộ của cán bộ, đảng viên về chủ
nghĩa xã hội khoa học, quá trình khắc phục mọi biểu hiện không vô sản ở trong đảng,
nhằm bảo đảm sự nhất trí về tư tưởng và hành động của đảng, không ngừng nâng
cao sức chiến đấu của đảng. Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của đảng - đó là nhiệm
vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng đảng vô sản cách mạng kiểu mới.
Lênin
sáng lập và lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga, thực hiện thành công Cách mạng Tháng
Mười vĩ đại. Sự kế thừa và đóng góp phát triển chủ nghĩa Mác của Lênin thể hiện
tập trung ở các luận điểm:
Một
là, về vai trò của đảng cầm quyền trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lênin khẳng định rằng, trong hệ thống chính trị chuyên chính vô sản, Đảng luôn
giữ vai trò lãnh đạo. Không có sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản, của quần chúng nhân dân lao động sẽ không thể thành công. Sự
lãnh đạo của Đảng định hướng cho toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản trên cơ sở
một lập trường chính trị đúng đắn, phục vụ
cho lợi ích của giai cấp vô sản, cũng là lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Hai
là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Lênin khẳng định rằng, bộ
máy nhà nước trong tay giai cấp vô sản chính là điều kiện tiên quyết của văn
minh để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bộ máy nhà nước này là một công cụ sắc bén để
giai cấp vô sản sử dụng nhằm thực hiện những mục tiêu lý tưởng của mình, đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, văn minh cho đại đa số nhân dân. Tuy
không sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” nhưng quan điểm
của Lênin về việc xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản, việc sử dụng có
hiệu quả bộ máy nhà nước đó để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, cũng chứa đựng những nội dung cơ bản của khái niệm này, có giá trị
định hướng cho chúng ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện
nay.
Ba
là, tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân tiến hành xây dựng chế độ mới, xã hội
chủ nghĩa. Theo Lênin, để tập hợp và tổ chức quần chúng muôn người như một tham
gia công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cần chú ý những điểm: tiến hành công
tác giáo dục tư tưởng, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng; tiến hành công tác tổ
chức, tập hợp lực lượng nhân dân lao động; bảo đảm những lợi ích cho quần chúng
nhân dân lao động trong suốt quá trình tiến hành cách mạng, những thành quả của
cuộc cách mạng phải thuộc về nhân dân.
Là
người Việt Nam yêu nước, trên đường tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh
giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu từ khi đọc và hiểu bản Sơ thảo lần thứ
nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Nghiên cứu
Luận cương của Lênin, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Từ những năm 20 của thế
kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào Việt Nam. Người có công truyền bá,
đào tạo và gieo hạt giống đầu tiên của hệ tư tưởng cách mạng và khoa học ấy vào
Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Người đã dày công chuẩn bị trực tiếp
những tiền đề lý luận, tư tưởng, tạo ra bước ngoặt trong cách mạng Việt Nam,
đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) mà Chánh cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ đó, Đảng mới
đề ra được đường lối chiến lược đúng, mới có được năng lực xác định phương hướng,
tìm ra bước đi, vạch được phương pháp cách mạng và vận dụng nghệ thuật lãnh đạo
một cách khoa học qua mỗi thời kỳ lịch sử. Chính vì chủ nghĩa Mác - Lênin được
Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng uyển chuyển, sáng tạo mà cách mạng Việt Nam giành
hết thắng lợi này đến thắng lợi khác - những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trọng
đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, của công cuộc tìm
đường khai phá đầu tiên chưa có tiền lệ trong lịch sử, để đưa một đất nước lạc
hậu, kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện
nay, có một số người nhận định không đúng về mục tiêu và con đường độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân Việt Nam đã
chọn. Có một số ý kiến cho rằng, Hồ Chí Minh đã chọn sai, và theo họ hệ lụy của
việc đó khiến cho đất nước Việt Nam lâm vào nhiều cuộc chiến tàn khốc không cần
thiết; rằng, vì mục tiêu và con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn không
đúng, cho nên đất nước Việt Nam mới tiến chậm trong khi tiềm lực, tiềm năng của
đất nước rất lớn, nếu chọn đúng mục tiêu và con đường (theo họ là mục tiêu và
con đường tư bản chủ nghĩa) thì dân tộc Việt Nam sẽ sớm sánh vai với các cường
quốc năm châu…
Thực
tế ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã kiểm nghiệm tất cả các mục
tiêu và con đường phát triển. Các phong trào đó thất bại nhanh chóng, thất bại
không phải chỉ vì Việt Nam chỉ có vũ khí thô sơ, phương pháp tác chiến thua kém
so với sức mạnh xâm lược Pháp, mà chủ yếu thất bại là do các phong trào yêu nước
đó không đi đúng đường. Xu thế mới - đó là con đường theo cách mạng vô sản, mục tiêu và con đường
mà lý luận Mác và Lênin nêu lên, là nằm ở giai cấp công nhân, giai cấp đứng
trung tâm của thời đại. Như vậy, sự phủ nhận mục tiêu và con đường mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh chọn chính là sự phủ nhận chủ nghĩa Lênin, là sự vào hùa cùng các
thế lực thù địch muốn đả kích, xuyên tạc lý luận Mác - Lênin, muốn “hạ bệ” Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
mang bản chất khoa học và cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ điều
đó, cho nên đã và đang làm hết sức mình loại bỏ những phần tử tiêu cực ra khỏi
cơ thể Đảng và hệ thống chính trị nói chung; đã và đang khắc phục những hạn chế,
yếu kém để đất nước phát triển nhanh và bền vững, sánh vai với các cường quốc
năm châu như di nguyện của Người; bước tiếp con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam đã chọn như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Do
nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là vấn đề
con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay. Đảng
và nhân dân ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt
đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con
người: Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tưởng và chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con người
nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó
cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi lệch tư tưởng
tuy nhiên trong thực tế không ít người sẽ ngang đi tìm khả năng phát triển nó
trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con
người trong các tôn giáo và các hệ tư tưởng truyền thống. Có người lại sáng tạo
ra tư tưởng tôn giáo mới cho phù hợp với con người Việt Nam. Song nhìn lại một
cách khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội
Việt Nam có lẽ không ai có thể phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng cuả
nó trong sự nghiệp phát triển con người tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một nước đang còn ở tình trạng kém
phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu
dài, có tầm nhìn xa trông rộng phát triển con người nâng cao chất lượng của người
lao động. Hơn bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu nào khác, lĩnh vực phát triển con
người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới,
mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con đường
khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng khoa
học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của
ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết
về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của
sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội"
Đó là "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Bởi lẽ, người lao động nước ta
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và
trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo cớ chế thị trường, dưới sự quản
lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chất lượng của người lao
động là nhân tố quyết định nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng đã khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn
của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất
nước". Thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về
mặt bản thể của mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển
toàn diện và hài hoà về đạo đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người
trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con
người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hộivà lịch sử của chính
mình.
Các
nhà tư tưởng tư sản xuyên tạc chủ nghĩa Mác cho rằng đó là "chủ nghĩa
không có con người" thực tế thì, chủ nghĩa Mác là một chỉnh thể thống nhất
của ba bộ phận triết học nghiên cứu các quy luật của thế giới, giúp ta hiểu bản
chất, mới quan hệ tự nhiên - xã hội - con người, chính trị kinh tế vạch ra quy
luật đi lên của xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường và phương
pháp nghiên cứu con người. Chủ nghĩa Mác là một chỉ nghĩ vì con người, chủ
nghĩa nhân đạo. Học thuyết đó không chỉ chứng minh bản chất của con người
("tổng hoà của các quan hệ xã hội") và bản tính con người ("luôn
vươn tới sự hoàn thiện") mà còn vạch hướng đưă con người đi đúng bản chất
và bản tính của mình, giải phóng, xoá bỏ sự tha hoá, tạo điều kiện phát huy mọi
sức mạnh bản chất người, phát triển toàn diện, hài hoà cho từng cá nhân. Sự phù
hợp giữa tư tưởng Mác Xít với bản chất và bản tính người đã thu phục và làm say
mê những con người hằng mong vươn lên xây dựng xã hội mới, mở ra mọi khả năng
cho sự phát triển con người.
Chỉ
có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường đi
lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải
phòng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do
con người Việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng được,
và chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống
của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt
Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao
trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo
đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã hình thành.
Suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định:
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có
trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lê-nin”. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Người, từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng, năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác
– Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, năm 2016, Đảng ta xác định:
“Kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và
phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Dưới
ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh giành chính quyền, đập tan xiềng
xích đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, khai sinh ra Nhà nước dân chủ công
nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, tiếp đến là hai cuộc kháng chiến trường kỳ để
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Sau 35 năm đổi mới, nước ta luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày
nay… Từ điều kiện thực tiễn của cách mạng, Đảng ta đã vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa cách mạng Việt Nam
giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đó là minh chứng sống
động và thuyết phục, khẳng định tính đúng đắn của cách mạng Việt Nam trong việc
lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tuy
nhiên hiện nay, các thế lực thù địch và phản động đang ra sức đẩy mạnh chống
phá Đảng ta, đặc biệt là trên mặt trận tư tưởng, chính trị; một bộ phận cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, nhận thức không đúng về chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng khiến cho việc đấu tranh chống lại các
quan điểm sai trái, thù địch gặp nhiều khó khăn, như Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng đã chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững
vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý
tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang
mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của
Đảng”.
Các
thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với âm mưu hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với cách mạng Việt Nam, bằng các thủ đoạn, như: Xuyên tạc, hạ thấp,
phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đối lập tư tưởng Hồ Chí
Minh với chủ nghĩa Mác – Lê-nin; Tập trung công kích, xuyên tạc quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Bóp méo, hạ thấp, phủ nhận thành quả đổi mới của đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng…
Về
kinh tế, chúng xuyên tạc, chống phá đường lối phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Các thế lực thù địch âm mưu làm cho
nền kinh tế nước ta phát triển chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng bóp méo
các nguyên lý kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đối lập định hướng xã
hội chủ nghĩa với phát triển kinh tế thị trường…, tạo ra nền tảng vật chất, xã
hội hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hôi dân sự” kiểu tư bản chủ
nghĩa.
Về
văn hóa, chúng lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để
chống phá cách mạng Việt Nam; gieo rắc tư tưởng sùng bái lối sống, văn hóa
phương Tây; o bế các cây viết, khuynh hướng, xu hướng văn hóa – văn nghệ cực
đoan, phản động; phát tán những tác phẩm cổ vũ sự chống đối, xúc phạm những giá
trị văn hóa truyền thống, đòi “giải thiêng thần tượng”, “hạ bệ thần tượng”. Các
thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để lôi kéo, dụ dỗ một
bộ phận quần chúng thực hiện các hành vi chống đối chính quyền; tìm cách khoét
sâu vào những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để bóp méo, xuyên tạc, tạo
ra sự hoài nghi, lung lay trong tư tưởng của đảng viên và nhân dân ta.
Về
ngoại giao, tìm cách cản trở Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác, lôi
kéo, mua chuộc các đối tác từ bên ngoài để gây sức ép, tác động vào bên trong
đất nước; quốc tế hóa những vấn đề nội bộ của Việt Nam; xuyên tạc đường lối đối
ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển đa dạng hóa,
đa phương hóa của Việt Nam…
Năm
tháng sẽ đi qua, một số luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin có thể
không còn phù hợp với thực tiễn ngày nay; đó cũng là lẽ đương nhiên, nhưng tinh
hoa của phép biện chứng duy vật, quan niệm duy vật về lịch sử, học thuyết giá
trị thăng dư và chủ nghĩa nhân văn với khát vọng giải phóng con người cùng với
hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó là những giá trị vĩnh hằng, sống mãi. Chính
giá trị bền vững này mà chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hoạt động của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế,
trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ có nó mà đứng trước những biến động của
thời cuộc, tự tin khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam. Sự thật khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin không lỗi thời, chỉ có những
người vận dụng nó lỗi thời hoặc mắc những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình
xây dựng đất nước. Hãy dừng việc quy kết, đỗ lỗi cho chủ nghĩa Mác - Lênin là lỗi
thời, lạc hậu.
Đối với nước ta, những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta giành được trong hơn 9 thập kỷ
qua đã khẳng định thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là chân lý, bởi ngày nay, học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chỉ có
chủ nghĩa Mác - Lênin là chắc chắn nhất, sâu sắc nhất và chân chính nhất, là
“cẩm nang thần kỳ” cần thiết để đưa dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng: xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét