Ngày 7/5, lợi dụng việc đại diện Bộ Công an khẳng định “dù chưa ban hành luật biểu tình, Việt Nam vẫn tạo điều kiện cho người dân diễu hành mít tinh, đông người”, các báo mạng lá cải đua nhau công kích, xuyên tạc, kiểu như: “Nói láo xoen xoét không biết ngượng!” trên trang Quyền Được biết chẳng hạn, vu cáo trắng trợn với những ngôn ngữ vô học “cho phép biểu tình, thế nhưng trước đây không lâu khi người dân biểu tình phản đối Luật Đặc Khu cho giặc Tàu thuê 3 khu vực với thời hạn 99 năm thì đã bị bọn côn đồ khoác áo công an thành hồ bắt giữ và bạo hành tra tấn dã man ngay tại vườn Tao Đàn, trung tâm của TP. bọn chúng khủng bố tinh thần đến nỗi không một người dân nào dám ra tố cáo tội ác chà đạp nhân quyền của bọn chúng”.
Có thể hiểu, biểu tình là hình thức tụ tập đông
người để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng tập thể về vấn đề
chung của xã hội. Theo Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013, tại Điều 25 đã nêu rất rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định”. Vậy nên, để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tại
Khoản 4, Điều 15 Hiến pháp cũng đã nêu rất rõ “Việc thực hiện quyền con người,
quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác”. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam đã có những văn bản điều
chỉnh hành vi “tập trung đông người tại nơi công cộng”, cụ thể là Nghị định
38/2205/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công
cộng và Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
38/2005/NĐ-CP. Theo đó tại Điều 7, Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định về tập
trung đông người nơi công cộng, cụ thể nêu rõ: “Việc tập trung đông người ở nơi
công cộng phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các
hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội quy đã đăng ký”. Thông tư
09/2005/NĐ-BVC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP
quy định rất rõ về hành vi bị cấm khi tham gia tập trung đông người, trường hợp
không được phép tiến hành tập trung đông người. Việc người dân thể hiện lòng
yêu nước, sự quan tâm, lo lắng cho công việc đất nước là điều rất đáng trân
trọng.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn tôn trọng
quyền biểu tình chính đáng của người dân. Tuy nhiên, biểu tình phải tuân thủ
theo đúng quy định của pháp luật. Biểu tình chính đáng khác với việc nhân danh
biểu bình để kích động bạo loạn, lật đổ, chống phá chính quyền nhân dân. Mọi
hình vi nhân danh quyền biểu tình để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích
của quốc gia, dân tộc đều phải bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét