Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA RSF VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

 Mới đây nhân ngày 3/5/2024 (Ngày tự do báo chí thế giới) tổ chức RSF tiếp tục công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2024”, xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, với căn cứ “cầm tù nhà báo có hệ thống”. Các đài báo kiểu như RFA, VOA, BBC hay Việt tân được dịp “té nước theo mưa” kiểu như RFA “Báo cáo của RSF năm 2024: Việt Nam trong nhóm 7 nước đội sổ về tự do báo chí” vu cáo Việt Nam “vô cớ bắt bỏ tù các nhà báo vì họ dám nói lên sự thật”. Đây không phải lần đầu mà đã là “lần thứ n” RSF đưa Việt Nam vào nhóm “đội sổ” trong bảng xếp hạng này, bất chấp đời sống báo chí ở Việt Nam diễn ra vô cùng sôi nổi và nhộn nhịp, RSF vẫn giữ một cái nhìn sai trái, lệch lạc và lộ rõ ý đồ xấu với Việt Nam.

Việc RSF xếp loại tự do báo chí ở Việt Nam thường dựa vào những thông tin do số tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị, có các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam cung cấp. Chính vì vậy, tổ chức này tìm cách bênh vực cho những đối tượng khoác áo, mượn danh nhà báo như “nhóm Báo sạch”, “Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam”… Họ cố ý khoác áo nhà báo, ca ngợi, tán dương cho những kẻ hoạt động chống phá Việt Nam như Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng…Phải thấy rằng, từ trước tới nay sự đánh giá sai lệch, luận điệu vu cáo, xuyên tạc về tình hình tự do báo chí Việt Nam của các cá nhân, tổ chức thù địch ở nước ngoài trong đó có RSF và một số người bất mãn, cơ hội trong nước thường dựa trên cách nhìn méo mó với những luận điệu cũ rích, thâm thù trước sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cần biết rằng, Tự do báo chí không thể vượt quá hạn định, không phải là tự do quá trớn, càng không phải muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết, làm gì thì làm theo ý muốn chủ quan của chủ thể. Cũng như bất kỳ các quốc gia trên thế giới, một mặt, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Mặt khác, không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Phải khẳng định một cách chắc chắn rằng, ở Việt Nam, không ai bị xét xử, bắt giữ chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật như tung tin giả, tin xấu độc, xuyên tạc, vu cáo hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận… thì bị xử lý theo pháp luật.

Với cơ sở chính trị, pháp lý nói trên và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Thực tế đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của RSF và các thành phần cơ hội chính trị, các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét