Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng

 Báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời là vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội để bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Bác Hồ không những là người sáng lập nhiều tờ báo cách mạng Việt Nam, mà còn là một nhà báo lớn. Từ thực tiễn cách mạng và kinh nghiệm hoạt động báo chí, Người đã đúc kết thành những quan điểm toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, tính chất của báo chí trong sự nghiệp cách mạng; về nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm báo; về đạo đức báo chí và phong cách làm báo, viết báo. Bác Hồ đã từng khẳng định “báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang"(1). "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"(2). Về vai trò quan trọng của báo chí cách mạng, Bác nói: “Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu ai cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”(3). Báo chí cách mạng có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận, cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về quan điểm chính trị, về hình thức, về nội dung, về cách viết. Khi nói về nghiệp vụ viết báo, Bác trao đổi 4 kinh nghiệm cơ bản với đội ngũ báo chí: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”(4) và đưa ra cách giải quyết cặn kẽ, phù hợp các vấn đề đó. Bác khuyên phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt, nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng”... Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Bác cũng thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của báo chí nước nhà lúc bấy giờ: “Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không phù hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng. Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta. Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng. Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau. Lộ bí mật. Có khi quá lố bịch. Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng…”.
Bất cứ một tờ báo nào cũng có đối tượng phục vụ và mục đích hoạt động cụ thể, hay nói cách khác là phải có tính giai cấp. Đối với báo chí cách mạng Việt Nam, Bác chỉ rõ: "Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội... Chính vì thế những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí ta không phải để phục vụ cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu"(5). Đối với người làm báo, để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, Bác nhắc: "Cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”(6). Có như vậy người làm báo mới hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bác còn nói rõ: "nhiệm vụ của Hội nhà báo là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế Hội nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng"(7).
Ngày nay, đất nước đang trên đà đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đang đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng phải giữ vững quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước, theo sát những diễn biến của tình hình đất nước và quốc tế để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác nhất, có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Báo chí cách mạng phải phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền các chủ trưởng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân và cộng đồng quốc tế; ra sức cổ vũ những nhân tố mới, khơi dậy những giá trị tốt đẹp trong mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, đồng thời tích cực đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong xã hội.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, báo chí cách mạng và đội ngũ những người làm báo luôn khắc sâu những lời dặn dò đầy tính thực tiễn và lý luận sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; luôn nêu cao tinh thần chiến đấu vì sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, giữ vững phẩm chất, đạo đức của những người làm báo, có tính chủ động, sáng tạo thể hiện qua các tác phẩm báo chí để góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"./.
Hồng Thái
---------------------
(1), (5), (7) Bài nói chuyện của Bác tại Đại hội lần thứ II của Hội nhà báo Việt Nam (ngày 16/4/1959).
(2), (6) Bài nói chuyện của Bác tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam (ngày 8/9/1962)
(3) Bài viết của Bác với chủ đề "Cần phải xem báo Đảng" đăng trên báo Nhân Dân, tháng 6/1954.
(4) Trong buổi nói chuyện tại trường Chỉnh Đảng Trung ương ở căn cứ Việt Bắc (ngày 17/8/1952).Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
Báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời là vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội để bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Bác Hồ không những là người sáng lập nhiều tờ báo cách mạng Việt Nam, mà còn là một nhà báo lớn. Từ thực tiễn cách mạng và kinh nghiệm hoạt động báo chí, Người đã đúc kết thành những quan điểm toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ, tính chất của báo chí trong sự nghiệp cách mạng; về nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm báo; về đạo đức báo chí và phong cách làm báo, viết báo. Bác Hồ đã từng khẳng định “báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang"(1). "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"(2). Về vai trò quan trọng của báo chí cách mạng, Bác nói: “Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu ai cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”(3). Báo chí cách mạng có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận, cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về quan điểm chính trị, về hình thức, về nội dung, về cách viết. Khi nói về nghiệp vụ viết báo, Bác trao đổi 4 kinh nghiệm cơ bản với đội ngũ báo chí: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”(4) và đưa ra cách giải quyết cặn kẽ, phù hợp các vấn đề đó. Bác khuyên phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt, nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng”... Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Bác cũng thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của báo chí nước nhà lúc bấy giờ: “Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không phù hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng. Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta. Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng. Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau. Lộ bí mật. Có khi quá lố bịch. Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng…”.
Bất cứ một tờ báo nào cũng có đối tượng phục vụ và mục đích hoạt động cụ thể, hay nói cách khác là phải có tính giai cấp. Đối với báo chí cách mạng Việt Nam, Bác chỉ rõ: "Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội... Chính vì thế những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí ta không phải để phục vụ cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu"(5). Đối với người làm báo, để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, Bác nhắc: "Cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”(6). Có như vậy người làm báo mới hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bác còn nói rõ: "nhiệm vụ của Hội nhà báo là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế Hội nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng"(7).
Ngày nay, đất nước đang trên đà đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đang đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng phải giữ vững quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước, theo sát những diễn biến của tình hình đất nước và quốc tế để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác nhất, có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Báo chí cách mạng phải phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền các chủ trưởng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân và cộng đồng quốc tế; ra sức cổ vũ những nhân tố mới, khơi dậy những giá trị tốt đẹp trong mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, đồng thời tích cực đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong xã hội.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, báo chí cách mạng và đội ngũ những người làm báo luôn khắc sâu những lời dặn dò đầy tính thực tiễn và lý luận sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; luôn nêu cao tinh thần chiến đấu vì sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, giữ vững phẩm chất, đạo đức của những người làm báo, có tính chủ động, sáng tạo thể hiện qua các tác phẩm báo chí để góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"./.
Hồng Thái
---------------------
(1), (5), (7) Bài nói chuyện của Bác tại Đại hội lần thứ II của Hội nhà báo Việt Nam (ngày 16/4/1959).
(2), (6) Bài nói chuyện của Bác tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam (ngày 8/9/1962)
(3) Bài viết của Bác với chủ đề "Cần phải xem báo Đảng" đăng trên báo Nhân Dân, tháng 6/1954.
(4) Trong buổi nói chuyện tại trường Chỉnh Đảng Trung ương ở căn cứ Việt Bắc (ngày 17/8/1952).
Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎الرر le oe Paria "Người Cùng Khổ" (1922) Việt Nam Hồn (1923) "Quốc tế Nông dân" (1924) Chang PHÂN ĐỐi รัถกนวใน ም ตซั่ง CỦUCUóC OUBC แนนิตภ สัดุชี እር Phàp (กูร thứi 4G DÔI PHÁP XUNG ThanhNiên YÊN NHANDAN NGON DỘNG VIETNAM Thanh niên (1925), Công Nông (1926) Lính Cách Mệnh (1927), Đồng Thanh (1928) Tạp chí Đỏ, Búa Liềm, Tranh Đấu, Tiếng nói của Chúng (1930) Việt Nam Độc lập (1941) Cứu Quốc (1942), Nhân Dân (1951)... 除C! QUAN ĐỘI NHÂN DAN PΗυ VIỆTNAMĐOCL i Viêt Nam Hồn leaebak NHỮNG TỜ BÁO BÁC HỒ SÁNG LÂP VÀ TỔ CHỨC‎'‎

Tất cả cảm xúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét