Bảo thủ là một tư tưởng đã ăn sâu, bám rễ, trở thành thuộc tính cố hữu trong cách nghĩ, cách làm và tư duy của cán bộ, đảng viên và người dân. Mặt khác, phản ứng lại sự tấn công của cái mới, cái tiến bộ vốn là thuộc tính của tư tưởng bảo thủ. Để bảo vệ mình, người mang tư tưởng bảo thủ luôn tìm ra đủ phương cách. Do đó đấu tranh khắc phục tư tưởng bảo thủ không phải là công việc đơn giản và dễ thực hiện trong một sớm một chiều. Muốn chữa trị căn bệnh bảo thủ, chúng ta phải có quyết tâm cao, kiên trì tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục, bằng nhiều giải pháp.
Thực tế cho thấy tình trạng
mang nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đang là lực cản lớn đối với quá
trình phát triển của đất nước ta. Để khắc phục tình trạng ấy, chúng ta cần phải
đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục. Thực tế đã chứng minh tuyên
truyền, giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi
căn bệnh bảo thủ. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải tăng cường tuyên
truyền, giáo dục trong các cơ quan, đơn vị, trường học; nêu cao tính tiên
phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là của cơ quan cấp trên, cán bộ
chủ trì các cơ quan, đơn vị, bởi những người này mang nặng tư tưởng bảo thủ thì
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tập thể. Cùng với đó, chúng ta phải bảo vệ nhân tố mới,
cổ vũ tư tưởng đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tính
linh hoạt, sáng tạo cả trong tư duy và hành động. Việc tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức để chống tư tưởng bảo thủ phải được xác định là việc làm thường
xuyên, liên tục, ở mọi cấp, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi, đối tượng…
Đối với từng nhóm đối tượng phải lựa chọn nội dung, hình thức và biện pháp
tuyên truyền sao cho phù hợp, hiệu quả, trong đó cần nêu cao vai trò của báo
chí, truyền thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét