Theo Đại từ điển tiếng Việt, bảo thủ được hiểu là “duy trì cái cũ, cái hiện tồn, không muốn tiếp nhận cái mới”. Còn theo cách hiểu thông thường, bảo thủ là duy trì cái cũ, bảo vệ cái cũ, cái đã lỗi thời, lạc hậu; không chịu tiếp thu cái mới, cái hay, cái tiến bộ, chống lại những tư duy mới, hành động mới trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội… Trên thực tế những biểu hiện của tư tưởng bảo thủ được thể hiện, bộc lộ dưới rất nhiều dạng, nhiều khía cạnh. Có những biểu hiện chỉ thoáng qua người ta đã biết, nhưng có những biểu hiện không phải ai cũng dễ nhận ra, do đó việc nhận diện đúng tư tưởng bảo thủ để đấu tranh khắc phục là việc làm cần thiết.
Danh ngôn có câu: “Một
trí óc bảo thủ là một trí óc đang chết dần”. Tác hại mà tư tưởng bảo thủ gây ra
với mỗi tập thể, mỗi xã hội là rất rõ ràng. Tác hại của tư tưởng bảo thủ sẽ
càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ rất
nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là những người
giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Chuyện kể rằng
có một công ty nọ chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, công ty phát triển
khá nhanh do thường xuyên đầu tư hiện đại máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, đổi
mới mẫu sản phẩm, ký được nhiều hợp đồng với nhiều nước trên thế giới… Sau những
thành công ấy, giám đốc công ty hả hê và càng ngày càng cảm thấy thoã mãn với sự
nghiệp của mình. Ông ta cho rằng mẫu mã trước đây đã khẳng định được vị trí,
tìm được chỗ đứng trong khách hàng nên không cần phải thay đổi nữa, chỉ cần duy
trì mẫu mã cũ cũng đủ sức phát triển… Thực chất đó chính là biểu hiện của tư tưởng
bảo thủ và hệ quả đã thấy rõ, công ty của ông ta dần dần bị tụt hậu, không theo
kịp sự phát triển của thời đại, hàng hóa của công ty trở thành lỗi thời, lạc hậu,
không ký được hợp đồng, khách hàng cũng mất dần; các đối thủ cạnh tranh vượt
lên. Chẳng bao lâu công ty may mặc của ông giám đốc nọ đã bị phá sản…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét