Tình trạng “lười lao động” trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên đang diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị. Đây là căn bệnh nguy
hiểm, cần phải chữa ngay bằng “phương thuốc đặc trị”.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn đề cao tinh thần
trách nhiệm, dám xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhất
là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cơ bản đội ngũ
cán bộ luôn giữ vai trò tiên phong trong chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn,
không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Bước vào giai đoạn đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội,
với tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới
sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách và quyết liệt trong hành động vì
lợi ích chung” của đội ngũ cán bộ của Đảng tích cực, hăng say làm việc, phát
huy sự sáng tạo và đổi mới, tạo nên những bước phát triển mới trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội, để đất nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng giống như bệnh “kiêu ngạo”, bệnh lười biếng trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên không tự nhiên sinh ra, mà cũng không thuộc về bản chất
vốn có của họ, lại càng không phải bản chất cơ bản của Đảng ta, nó do nguyên
nhân khách quan và chủ quan mang lại.
Ngoài
ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến
bệnh lười biếng là: “việc giáo dục chính trị còn sơ sài, thiếu sót”. Chính vì
thế mà một số cán bộ và công chức, người lao động còn mang nặng chủ nghĩa cá
nhân, thái độ làm thuê, làm mướn, thiếu tinh thần làm chủ tập thể cơ quan, đơn
vị. Do đó mà xuất hiện những hiện tượng xấu như: lười biếng, lười lao động, lười
làm việc, kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa lãng
phí.
Do
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặt ra yêu cầu cho xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa là phải gạt bỏ những thái độ, việc làm sai lầm như: thỏa mãn với
thành tích ban đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có trước đó, đã có
ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng nhân dân, hoài nghi những
sáng kiến bình thường của quần chúng nhân dân; lười biếng, không tích cực học tập
cái mới, cái tiến bộ.
Tóm
lại, trước thực trạng “lười làm việc”, “lười lao động” trong đội ngũ cán bộ ở mỗi
tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân do đâu mà có,
mức độ ảnh hưởng như thế nào, hậu quả ra sao, để từ đó đề xuất những giải pháp
khắc phục triệt để, hiệu quả lâu dài. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra nhiều
chủ trương, giải pháp thiết thực, vừa có tính giáo dục, thuyết phục, vừa có
tính kỷ luật, kỷ cương, đề cao tính nghiêm khắc để nâng cao tinh thần trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước trong thực thi công vụ. Đó là
những chủ trương, giải pháp cơ bản nền tảng, đề nghị mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở
đảng, nhất là cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu, quán triệt
sâu kỹ, vận dụng triển khai thực hiện ở cấp mình cho phù hợp, với tinh thần quyết
tâm cao nhất, thái độ quyết liệt nhất, kiên quyết không để yếu kém, khuyết điểm
kéo dài. Có như vậy, “căn bệnh lười biếng” - “lười làm việc”, “lười lao động”
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay mới có cơ hội chữa khỏi triệt để./.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét