Không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu
của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm internet, hệ thống máy tính,
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người
thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, những năm qua, các thế
lực thù địch đã triệt để lợi dụng thế mạnh của không gian mạng để triển khai
các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) nước ta.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 3.000 trang web,
blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook
thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động gây
rối an ninh, trật tự, kích động biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng
màu”,“cách mạng đường phố”.
Bên cạnh đó, các tổ chức và lực lượng phản động, thù địch lợi dụng không
gian mạng để tiến hành các hoạt động gián điệp, thu thập tin tức chống Việt Nam
thông qua việc tung ra những phần mềm chứa các mã độc, phần mềm gián điệp được
cài sẵn, các ứng dụng miễn phí trên điện thoại. Chúng sử dụng kỹ thuật hiện đại
lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập chiếm đoạt bí mật nhà nước, lấy cắp phát
minh, sáng chế nhằm gây thiệt hại cho kinh tế nước ta.
Nghiêm trọng hơn, chúng lợi dụng
internet, mạng xã hội để kích động, lôi kéo người dân tham gia hoạt động chống
phá an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta; đồng thời, móc nối,
cấu kết với cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất, số có tư tưởng "cấp
tiến" là lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành để mua chuộc, lôi kéo hình thành
tổ chức phản động.
Dưới chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân
quyền”, “yêu nước”, chúng âm mưu hình thành, phát triển “xã hội dân sự” và các
tổ chức chính trị -x ã hội, hội nhóm bất hợp pháp như: “Hội phụ nữ nhân
quyền”,“Nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”. Thông qua internet,
mạng xã hội, các đối tượng bên ngoài và trong nước cấu kết, móc nối với nhau để
lôi kéo, mua chuộc người tham gia tổ chức phản động. Trong đó, bên ngoài chỉ
đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động; số đối tượng trong nước tích cực tập hợp lực
lượng, thành lập tổ chức, hội nhóm, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài
xuyên tạc; điển hình như các tổ chức phản động: "Việt Tân",
"Tuổi trẻ yêu nước".
Lực
lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội còn mỏng;
trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn khó khăn. Trong khi đó, tội phạm lợi dụng
internet, mạng xã hội là những đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
và liên tục thay đổi phương thức hoạt động trên phạm vi hoạt động rộng, đặc biệt
là từ nước ngoài, gây khó khăn trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn.
Nhằm
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng
không gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta trong thời gian tới, cần tập trung vào
một số giải pháp trọng tâm tiếp tục chủ động tăng cường công tác nắm tình hình,
nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức
hoạt động mới của các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để chống phá nước
ta; chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư
tưởng ở bên ngoài để triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Đẩy
mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tầm
quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không
gian mạng để xâm phạm ANQG nước ta, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của
cả hệ thống chính trị.
Tiếp
tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về viễn thông, truyền thông, internet,
bảo vệ bí mật nhà nước và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này.
Nghiên cứu sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin để ngăn chặn triệt để những
tin tức xấu, độc trên các trang mạng, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập
vào các trang mạng có nội dung độc hại./.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét