Quyền con người hay nhân quyền là vấn đề luôn được
quan tâm và bàn luận từ rất sớm. Đồng thời, quyền con người là vấn đề nhạy cảm
mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn chú trọng thực hiện nhằm bảo vệ quyền
con người, quyền công dân của đất nước, đồng thời qua đó cũng nhằm bảo vệ chủ
quyền của Tổ quốc.
Ở
Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận đầu tiên tại Hiến pháp
năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành được độc lập năm
1945. Sau đó, quyền con người, quyền công dân tiếp tục được khẳng định và
mở rộng tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Cùng với
đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách bảo đảm quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tham gia hầu hết các điều ước
quốc tế về quyền con người. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam luôn xác định con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp
xây dựng đất nước, khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế
- xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát
triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Các quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng như: Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ
sung, phát triển năm 2011); Chỉ thị số 12-CT ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa VII; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Đến Đại hội
khóa XIII của Đảng trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã nhất quán tiếp cận vấn đề quyền con người gắn với
quyền dân tộc, khẳng định chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt nhất bảo đảm quyền con
người cho nhân dân Việt Nam. Các thủ đoạn này thường được biểu hiện dưới các
hình thức sau:
Thứ nhất, đánh tráo khái niệm. Đây là hành động thay
thế khái niệm này bằng khái niệm khác, khiến người ta hiểu sai về sự vật, hiện
tượng của hiện thực khách quan nhằm đạt một mục đích nào đó. Những khái niệm được
đánh tráo nhằm phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, tồn tại
của Việt Nam, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân và cán bộ,
quy chụp nguyên nhân là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng
và Nhà nước.
Thứ hai, xuyên
tạc mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra định hướng phát triển đất nước giải đoạn
2021 - 2030: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội
sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, lợi
dụng sự thiếu hiểu biết của người dân kích động vấn đề dân tộc thiểu số và
xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh
vực tôn giáo.Về vấn đề này, các tổ chức, nhóm, hội phản động cố tình
cho rằng Việt Nam có hai chính sách tôn giáo: Chính sách bảo đảm trên hình thức
và “chính sách” không bảo vệ, không bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số
trong thực tế thông qua “cơ chế xin - cho”;
Tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”.
Để đấu tranh với các quan điểm, luận
điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về quyền con người bên cạnh
việc nhận diện đúng thông tin đưa ra thì chúng ta cần có các biện pháp để ngăn
chặn sự lan tỏa thông tin, xóa bỏ triệt để thông tin và cung cấp thông tin đúng
sự thật cho nhân dân. Trước hết phải luôn nâng cao tinh thần học tập chính trị,
giữ vững lập trường, tư tưởng. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong
cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tiếp
tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu
sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cùng với đó, luôn
luôn cảnh giác trước các thông tin từ những nguồn không chính thống, đặc biệt
là các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội. Tuyệt đối không chia sẻ những
thông tin từ nguồn không chính thống, chưa được kiểm chứng.
Có thể thấy, việc đấu tranh, phản bác những luận điểm
xuyên tạc, không đúng về quyền con người là một quá trình dài, xuyên suốt của
Đảng và Nhà nước ta mà nguồn lực lượng chính là đảng viên, nhân dân. Qua từng
thời kỳ cùng với sự phát triển của xã hội đã phát triển nhiều hình thức tinh vi
xuyên tạc của các thế lực thù địch về quyền con người nhằm vào chính quyền ta.
Các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào khi có thể để chống phá chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Do đó để bảo vệ quyền con người mà
nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã cùng đấu tranh, gìn giữ, bảo vệ và phát triển
mỗi đảng viên cần nêu cao hơn nữa tinh thần yêu nước, đề cao tinh thần cảnh
giác và luôn giữ vững niềm tin vào Đảng và đường lối, chính sách của Đảng đã đề
ra./.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét