Thời gian qua, các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không ngừng ra sức chống phá Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng nhằm thực hiện
mưu đồ “chuyển hóa” về nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân
ta. Một trong những nội dung mà các thế lực này xuyên tạc, suy diễn, bôi nhọ
nhiều nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hòng “hướng lái” hệ thống chính trị của nước ta
theo hướng phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa. Do đó, cần nhận diện
rõ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị để có những luận cứ đấu tranh phản bác xác đáng, thuyết phục.
Các quan điểm sai trái, thù địch về Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tập trung vào những khía cạnh chủ yếu sau:
Một là, xuyên tạc, phủ nhận bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Thời gian qua, trên nhiều diễn đàn khác nhau, các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc rằng bản chất Nhà nước ta là
“độc tài”, “toàn trị” trên cơ sở các luận điệu xuyên tạc, suy diễn, bôi nhọ
hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, như “chế độ một đảng của Việt Nam
là trái với nguyên tắc pháp quyền, không thể phát huy được dân chủ mà chỉ mang
tính độc tài, áp đặt”(!?); “Trước tình trạng cai trị độc tài, vô hiệu quả của
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân không thể chịu đựng được nữa, đang
đứng lên để chống đối những sai lầm đó, đứng lên đòi nhân phẩm, nhân quyền, dân
chủ. Càng ngày càng có nhiều người đấu tranh, người trước, kẻ sau, càng ngày
càng đông”; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội tức là
theo chế độ đảng trị - đảng chủ” và cáo buộc rằng thể chế chính trị của Việt
Nam hiện nay là “không phù hợp với chuẩn mực quốc tế”, “trái với nguyên tắc nhà
nước pháp quyền” hay “Hiến pháp Việt Nam là không chính danh, chỉ là điều lệ
của Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài, toàn trị”...
Hai là, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù
địch, phản động không ngừng bôi nhọ, bóp méo, xuyên tạc việc thực hiện dân chủ
ở nước ta, cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ. Các thế lực thù địch còn ra
sức xuyên tạc, kích động tư tưởng hoài nghi về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta đang xây dựng, xuyên tạc công tác bầu cử ở nước ta chỉ là “màn kịch
dân chủ” do Đảng Cộng sản đạo diễn. Các thế lực phản động nước ngoài đã câu
dẫn, kích động các phần tử cơ hội chính trị trong nước thực hiện chiêu trò “tự
ứng cử”, hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ủng hộ cho các “nhà dân
chủ” hòng gây rối, phá hoại bầu cử; đồng thời, rêu rao Đảng Cộng sản cố tình
“cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử. Ngoài ra, chúng còn lan truyền kịch bản
“xếp ghế” cho nhân sự Quốc hội trên mạng xã hội, rêu rao rằng bầu cử chỉ là
hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm” của Đảng “an bài”,
“thỏa hiệp”, “phân chia”. Đây hoàn toàn là những luận điệu phản động, xảo trá
của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị âm mưu chống phá Đảng,
Nhà nước và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay.
Ba là, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn đưa
ra nhiều luận điệu sai trái hòng xuyên tạc, phủ nhận bản chất pháp quyền của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chẳng hạn như “nhà nước pháp quyền là giá
trị của các nước tư bản, việc Việt Nam đặt lại vấn đề xây dựng, hoàn thiện nhà
nước pháp quyền là có hướng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”(!?) và
“chỉ có nhà nước pháp quyền tư sản, không có nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa”(!?), từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và cho
rằng chế độ dân chủ tư sản như nó đang tồn tại ở phương Tây là chế độ dân chủ
cao nhất, là “thiên đường vĩnh hằng”; và “không có đa nguyên, đa đảng thì không
bao giờ có dân chủ”, “đa đảng, đa nguyên là thành tố quan trọng nhất để xây
dựng nên một quốc gia dân chủ” và “đa đảng sẽ bảo đảm quyền làm chủ đất nước
của nhân dân”(!?). Theo đó, những “nhà dân chủ” đòi Việt Nam sửa đổi Hiến pháp
năm 2013, sửa đổi thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo mô
hình “tam quyền phân lập”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét