Thứ Hai, 24 tháng 6, 2024

Nhận diện sự “Lệch chuẩn về văn hóa” trên không gian mạng

 

Để nhận diện rõ những biểu hiện “lệch chuẩn về văn hóa” trên không gian mạng cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, sử dụng mạng xã hội với mục đích trục lợi. Không ít người đã đưa các bài viết, hình ảnh nhằm câu “view”, câu “like”, đánh bóng tên tuổi hoặc thực hiện Live stream trực tiếp chia sẻ những hình ảnh, sự việc phản cảm, trái với thuần phong mĩ tục, suy đồi về đạo đức lối sống, mang tính bạo lực hoặc tham gia bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Đây là thủ đoạn dùng tài khoản Facebook với công cụ Live stream để phát videoclip trực tiếp về một sự việc hoặc “lên sóng” trực tiếp trên mạng xã hội để tạo “diễn đàn” kêu gọi mọi người tham gia bình luận, chia sẻ về một vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm. Hoạt động này được xây dựng “kịch bản” khá công phu, nội dung đa dạng trên nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực văn hóa giữ vai trò then chốt.

Thứ hai, các thế lực thù địch còn sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng. Lợi dụng “khoảng trống thông tin”, chúng phát tán ồ ạt, trực tiếp những tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực dưới các dạng như: thông tin sự việc, đặt câu hỏi, bỏ ngỏ vấn đề để bạn đọc suy ngẫm,… Tán phát các ấn phẩm văn học, nghệ thuật, phim, tài liệu có quan điểm sai trái, thù địch để tuyên truyền chống phá, móc nối, lôi kéo các đối tượng cơ hội chính trị có cả cán bộ đương chức, có tướng lĩnh đã nghỉ hưu và thành phần chống đối trong trí thức, văn nghệ sĩ tăng cường chống Đảng, cổ xúy cho “dân chủ tư sản”, “xã hội dân sự”, “xã hội dân chủ”.. Thời điểm chúng chọn để Live stream thường vào dịp có các sự kiện chính trị của Đảng, Nhà nước (các kỳ họp, ngày lễ, ngày kỷ niệm, nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam,…); qua đó, chúng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế và các tổ chức phản động vào Việt Nam, hoặc chúng lồng ghép quan điểm cá nhân, bình luận xuyên tạc, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, kêu gọi sự “phụ họa” của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia sẻ... Với những thông tin trộn lẫn thật giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của cộng đồng mạng muốn vào các trang Twiter, Facebook, Tiktok, Instagram, Pinteret, Zalo, Blog, FGT… và các tờ báo điện tử phản động, gây tâm lý hoang mang, bán tín, bán nghi về đời sống văn hóa của nhân dân.

Thứ ba, xu thế toàn cầu hoá đã tác động khá toàn diện đến mọi phương diện của đời sống văn hóa dân tộc. Xét trên phương diện tiêu cực, toàn cầu hoá cũng mang lại nhiều vấn đề khiến các quốc gia phải mau chóng tìm biện pháp giải quyết nếu không muốn bị hoà tan về văn hoá, bị thao túng bởi chính trị, bị dẫn dắt bởi kinh tế, xã hội trong nước bất ổn, môi trường tự nhiên và các nguồn tài nguyên bị tổn hại. Dưới góc nhìn từ triết lý nhân sinh, toàn cầu hoá là hiện tượng, là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong xu hướng ấy, có dòng chảy thuận, nhưng cũng có nhiều dòng chảy nghịch. Có những dòng chảy thực sự khai phóng, làm mới tư duy, tinh thần, lối sống, phong cách dân tộc, nhưng cũng có dòng chảy đang “cố tình” làm tan loãng, xoá mờ, thậm chí làm biến dạng “hồn cốt” văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét