Công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực ở nước ta đã và đang được triển khai mạnh mẽ, được cán bộ, đảng
viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo Báo
cáo do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đầu năm 2023, Việt Nam là 1 trong 6 quốc
gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội về phòng, chống tham
nhũng, tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo
sát, từ xếp thứ 87 (năm 2021) lên xếp thứ 77 (năm 2022), tăng hơn 30 bậc trong
10 năm. Điều này cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong phòng, chống
tham nhũng đã được ghi nhận.
Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã
tăng cường phối hợp chặt chẽ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời,
nghiêm minh những vụ án tham nhũng cả trong khu vực nhà nước và ngoài
nhà nước, cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu có sai phạm. Việc phát hiện, xử
lý được tiến hành đồng bộ, quyết liệt ở cả cấp Trung ương và địa phương, đặc biệt
là ở cấp tỉnh. Trong giai đoạn 2012-2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã
thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có
7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung
ương quản lý... Nhiều đại án tham nhũng, tiêu cực được phát hiện và xử lý
nghiêm như vụ án liên quan đến tiêu cực trong hệ thống đăng kiểm, vụ chuyến bay
giải cứu, hay các vụ án liên quan đến các tập đoàn kinh tế lớn như Việt Á, FLC,
Tân Hoàng Minh, AIC, Vạn Thịnh Phát…
Tuy nhiên, bất chấp thực tế, các
thế lực, phần tử thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn không
ngừng công kích, xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
của Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều luận điệu thâm độc, nham hiểm. Chúng
xuyên tạc mục tiêu và bản chất đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc “đấu
đá nội bộ” nhằm “thanh trừng bè phái”, “đánh bóng tên tuổi”, chỉ mang tính chất
“phong trào”. Chúng ra sức phủ nhận những kết quả đạt được trong công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Lợi dụng dư luận xã hội bức xúc về các vụ việc
sai phạm trong công tác quản lý nhà nước, trong công tác xây dựng Đảng cũng như
những hạn chế, khuyết điểm trong phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng,
các đối tượng phản động rêu rao rằng “tham nhũng là căn bệnh kinh niên của
chế độ độc đảng cầm quyền”, “nếu còn giữ thể chế chính trị như hiện nay
thì không thể chống tham nhũng thành công”...(!). Chúng ta đều biết, mục đích
cuối cùng của chúng là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện “diễn
biến hòa bình” hòng lật đổ chế độ chính trị, kêu gọi đa nguyên, đa đảng.
Khi các cơ quan chức năng của nước
ta tiến hành điều tra, xử lý những vụ án tham nhũng, tiêu cực
nghiêm trọng, trong đó có sự dính líu của một số cán bộ cấp cao
thì những thành phần chống phá lại chuyển sang giọng điệu phê
phán, rằng cuộc chiến chống tham nhũng chỉ là “cái vỏ ồn
ào”; rằng những bản án nặng nề, “tuyên truyền rầm rộ” chỉ là “nỗ lực
cứu chế độ” và đang làm sống lại mô hình “chuyên chế kiểu cũ”, trong
đó tinh thần và động lực kinh doanh bị huỷ hoại, tự do, dân chủ, nhân
quyền bị “vi phạm nghiêm trọng”…(!).
Những thế lực, đối tượng phản động, thù
địch còn lớn tiếng “phán xét” Việt Nam thực hiện mô hình “chuyên
chế kiểu cũ”, “chấp nhận” tham nhũng để đổi lấy tăng trưởng, biểu hiện ở
hình thức cấu kết, chia chác lợi ích giữa quan chức và doanh nghiệp, “bôi trơn”
guồng máy cai trị để “vượt qua” những bất cập, rào cản trong môi trường kinh
doanh hay “lách” những khoảng trống kiểm soát quyền lực dưới chế độ một Đảng
lãnh đạo(!). Vì, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”
cán bộ, đảng viên, làm “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm; ảnh hưởng xấu
đến nền kinh tế trong nước, gây tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư nước ngoài, ảnh
hưởng đến xuất khẩu, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau
những “lý luận” như vậy, một lần nữa, chúng tiếp tục chiêu bài cũ - “hò
hét” rằng, “thuốc đặc trị tham nhũng ở Việt Nam là phải thay đổi thể
chế chính trị, phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Khái quát lại những luận
điệu, chiêu trò xuyên tạc như trên, để chúng ta không ngừng nâng
cao nhận thức và tiếp tục khẳng định rằng tham nhũng là căn bệnh
nhức nhối xảy ra ở mọi quốc gia với chế độ chính trị - xã hội khác
nhau. Căn nguyên của tham nhũng không nằm ở chế độ đa đảng hay một đảng,
mà là do sự tha hóa quyền lực và thiếu kiểm soát quyền lực sinh ra. Do đó, tham
nhũng tồn tại ở mọi thể chế chính trị, thậm chí ở những nước theo chế độ đa đảng,
tham nhũng vẫn hoành hành nghiêm trọng. Thực tế, theo đánh giá của Tổ chức Minh
bạch quốc tế, các nước thực hiện đa đảng như Colombia, Brazil, Malaysia,
Thái Lan, Indonesia,... vẫn thuộc nhóm “nước tham nhũng nghiêm trọng”. Trong
khi đó, có những nước do một Đảng nổi trội cầm quyền như Nhật Bản, Singapore lại
thuộc nhóm những nước minh bạch, ít tham nhũng. Rõ ràng, hiệu quả phòng, chống
tham nhũng không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay chế độ đa đảng mà phụ thuộc
vào chất lượng của hệ thống pháp luật, năng lực quản trị của nhà nước, phẩm chất
của đội ngũ cán bộ, công chức và nhiều yếu tố khác.
Đối với Việt Nam, cần thấy rằng việc
phòng, chống tham nhũng không phải bây giờ chúng ta mới làm, mà đã làm từ lâu,
làm thường xuyên, là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước, đảm bảo dân chủ, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân. Từ tháng 12/2003, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về
phòng, chống tham nhũng. Suốt từ đó đến nay, chúng ta chưa từng lơi lỏng trong
cuộc đấu tranh này. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực càng được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng, coi đó là nhiệm
vụ bức thiết, có ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang diễn ra rất quyết liệt,
không có vùng cấm, không kể cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu, tham nhũng vật
chất hay tham nhũng quyền lực….
Những nỗ lực và kết quả trong công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên
và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Theo kết quả điều tra dư xã
hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, đại đa số người dân (93%) bày tỏ niềm tin vào
sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh này. Công
tác phòng, chống tham nhũng được định vừa là nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách, vừa phải tiến hành thường xuyên, bên bỉ, lâu dài nhằm làm trong
sạch tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, vì lợi ích chung của xã hội
chứ hoàn toàn không phải cuộc “đấu đá” hay “thanh trừng nội bộ” như giọng
điệu xuyên tạc nhằm âm mưu gây nhiễu loạn thông tin, đánh lừa dư
luận, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Do đó, trong bối cảnh hiện nay, việc
tăng cường công tác tuyên truyền luôn vô cùng cần thiết và có ý
nghĩa. Một là, thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, nâng cao nhận thức, củng cố
tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, công chức. Hai
là, nâng cao nhận thức xã hội, tính tích cực chính trị - xã hội và vai trò của
người dân trong tham gia phòng, chống tham nhũng. Ba là, lan toả những nhận
thức và suy nghĩ đúng đắn về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
của Đảng và Nhà nước ta, hạn chế những quan điểm lệch lạc, thiếu chính xác về cuộc
đấu tranh này ở Việt Nam. Bốn là, nâng cao và lan toả bầu không khí
quyết tâm, dân chủ, thúc đẩy liêm chính trong toàn xã hội, từ đó tạo môi trường
phòng, chống tham nhũng thuận lợi và hiệu quả hơn.
Cùng với không ngừng nâng cao công tác
tuyên truyền, các hành vi tham nhũng, tiêu cực khi phát hiện phải được xử lý kịp
thời, nghiêm minh. Bởi, tham nhũng là loại tội phạm nghiêm trọng, nguy hiểm,
gây ra nhiều hệ luỵ và thiệt hại nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội. Tham nhũng làm méo mó các quan hệ xã hội, gây thiệt hại lớn cho nền
kinh tế và phúc lợi chung của toàn xã hội; làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức
xã hội, làm xói mòn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tham nhũng
gây ảnh hưởng xấu đến đội ngũ cán bộ, dẫn đến sự suy thoái đạo đức, lối sống
trong đội ngũ này, gây ra sự bất bình, bức xúc và làm suy giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và sự nghiệp xây dựng
đất nước hiện nay, nếu không được ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả sẽ gây cản trở lớn
cho sự phát triển đất nước.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những hành
vi tham nhũng đều phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật và sự phán
xét mạnh mẽ của xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức rõ
tham nhũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ; đấu tranh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực là việc làm tất yếu, hợp lòng dân và xu thế phát triển của nhân
loại. Chống tham nhũng góp phần khắc phục tình trạng thất thoát và thu hồi tài
sản, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân, làm trong sạch môi trường đầu
tư, tạo ra động lực cho sự phát triển đất nước.
Việc điều tra,
truy tố, xét xử của các các cơ quan chức năng Việt Nam thời gian qua đều đúng
người đúng tội, được dư luận đồng tình cao. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật,
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi… thì phải chịu các hình thức xử lý
nghiêm khắc. Doanh nghiệp kinh doanh thiếu liêm chính, tham ô, hối lộ, lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản của người khác... thì phải chịu sự trừng phạt thích đáng
theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi
ích của nhà nước và nhân dân đều bị nghiêm trị theo tinh thần
của Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân.
Việc xử lý nghiêm những đại
án tham nhũng là để góp phần nêu cao tính răn đe, cảnh tỉnh, phòng ngừa,
ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực từ trong trứng nước. Chứ không phải “ồn ào”
hay “nặng nề” như những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của
các thế lực thù địch, phản động; càng không thể nói “chống tham nhũng quyết
liệt là huỷ hoại tinh thần và động lực kinh doanh” như sự rèm
pha vô lối của chúng. Trái lại, chống tham nhũng quyết liệt cũng
chính là để xây dựng và thúc đẩy môi trường kinh doanh trong sạch, xã hội trong
sạch, liêm chính, phát triển lành mạnh.
Thực tế, gần 40 năm thực hiện
công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được, đất nước ta phải đối mặt
với nhiều nguy cơ, trong đó tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn. Vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục và
quyết liệt với quan điểm không có vùng cấm, sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó,
không có ngoại lệ, không có đặc quyền và được tiến hành sâu rộng từ Trung ương
đến địa phương.
Quyết tâm đấu tranh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực được thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng:
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với
quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Việc kiên
quyết, nghiêm khắc xử lý các đại án tham nhũng có liên quan đến một
số tập đoàn kinh tế lớn và cán bộ cấp cao ở cả Trung ương và địa
phương chính là sự khẳng định nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc
chiến phức tạp này; đồng thời gián tiếp bác bỏ luận điệu về mô
hình “chuyên chế kiểu cũ”, trong đó tăng trưởng kinh tế đi cùng với
chuyên chế và tham nhũng tràn lan.
Đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử
lý tham nhũng, tiêu cực quyết liệt, mạnh mẽ không phải là làm sống dậy mô
hình “chuyên chế kiểu cũ” mà là một trong những nội dung cốt lõi của công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh;
là xu thế tất yếu khách quan nhằm tạo động lực và môi trường thuận lợi để thúc
đẩy sự phát triển thịnh vượng và bền vững của đất nước, xây dựng xã hội văn
minh, vì sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét