Sâm Lai Châu chứa lượng hoạt chất quý giá lên tới 70 saponin, cao gấp đôi so với sâm Hàn Quốc và là “anh em” với sâm Ngọc Linh, song nhờ được trồng đại trà, giúp giảm giá thành, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với thảo dược được coi là “quốc bảo” này.
Tại Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu
quốc tế 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sâm Lai Châu lần đầu tiên được
giới thiệu rộng rãi tới khách tham quan và du khách. Các sản phẩm đa dạng từ
mẫu mã, cách thức sử dụng như: Củ sâm Lai Châu, trà sâm Việt Nam nguyên lá,
rượu sâm, yến trưng sâm tươi, Hồng sâm Lai Châu… xuất phát từ huyện Sìn Hồ -
một trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam theo Quyết định số
1976/QĐ-TTg.
“Huyện Sìn Hồ có diện tích cao nguyên
rộng với điều kiện tự nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng rất phù hợp cho
việc trồng cây sâm Lai Châu. Hiện nay, Sìn Hồ đang đẩy mạnh các hoạt động
khuyến khích bà con mở rộng vùng trồng và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát
triển loại dược liệu quý này. "Chúng tôi rất vui và tự hào vì mang được
một loài sâm quý, được ví như quốc bảo của Việt Nam tới hội chợ sâm quốc tế năm
nay” – Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ Trần Văn Sứng chia sẻ.
Cũng trong khuôn khổ lễ hội, các báo cáo
nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Thị Hồng Vân (Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh),
TS Vũ Huỳnh Kim Long (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), TS Phạm Hà Thanh Tùng -
Viện Sâm và dược liệu Việt Nam (VIGH), Giáo sư Tae-jin Yang, Tạp chí khoa học
cây trồng và công nghệ sinh học (Cây dược liệu), Khoa Nông lâm và Tài nguyên
sinh học, Đại học Nông nghiệp và Khoa học cuộc sống (CALS), Đại học Quốc gia
Seoul (SNU) đều cho thấy sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh cùng thuộc dòng họ sâm
Việt Nam, cùng sở hữu lượng hoạt chất quý giá lên tới trên 70 saponin cao vượt
trội so với các loại sâm khác trên thế giới.
Theo một số tài liệu nghiên cứu, sâm Lai
Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới. Tất cả bộ
phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ,
cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác
dụng kích thích tiêu hóa, an thần. Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn,
có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm.
Đặc biệt, trong thành phần của rễ củ sâm
Lai Châu có chứa Majonoside-R2 (MR-2). Đây là hợp chất quý giá đặc trưng cho
sâm Việt Nam, chỉ tìm thấy ở 2 loài sâm duy nhất trên thế giới là sâm Việt Nam
và sâm Nhật Bản. Hàm lượng hoạt chất MR-2 trong sâm Lai Châu đạt hơn 4% và
chiếm hơn 50% tổng Saponin toàn phần.
Theo ghi nhận tại gian hàng sâm và các
chế phẩm từ sâm của Công ty Dược phẩm Thái Minh, khoảng 20% lượng khách hàng
ghé thăm từng biết đến sâm Lai Châu và chủ định qua mua sản phẩm. Đã tìm hiểu
về các loại sâm, anh Đinh Quang Tuấn ghé qua gian và không cần phải hỏi han hay
tư vấn quá nhiều về chất lượng hay giá cả. Anh chọn mua 2 hộp Hồng sâm Lai Châu
– sản phẩm hồng sâm đầu tiên tại Việt Nam với giá 1.200.000đồng/hộp để làm mẫu
nghiên cứu kinh doanh hàng quà tặng cao cấp. Anh Tuấn cho rằng, với giá cả phải
chăng, hoạt chất Saponin và hàm lượng MR2 cao đã được chứng minh, sâm Lai Châu
có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi biết
rằng sâm Lai Châu là một loài sâm “anh em” với sâm Ngọc Linh mà giá thành sâm
tươi chỉ bằng 1/4. Phần lớn khách hàng có chung câu hỏi vì sao sâm Lai Châu
“rẻ” thế. Ông Lê Công Huy, đại diện công ty kiên nhẫn giải thích cho từng vị
khách: “Sâm Lai Châu được trồng đại trà tại vườn sâm ở độ cao 1.700m và áp dụng
công nghệ nuôi trồng chuẩn 7 bước giúp đảm bảo hàm lượng dược chất mà giá thành
giảm và ai cũng tiếp cận được loài sâm quý này”.
Ông Huy cho rằng, dù sâm Lai Châu được
phát hiện muộn hơn nên chưa được người dân biết đến nhiều nhưng đây là những
bước đầu tiên để giúp “quốc bảo” này được quảng bá rộng rãi hơn, trở thành
ngành hàng mang thương hiệu quốc gia, có giá trị xuất khẩu cao, tiến tới mang
thương hiệu quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét