Thứ Hai, 6 tháng 1, 2025

BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG THỂ LÀ “ĐẢNG TOÀN DÂN”

Chống phá Đảng, Nhà nước ta nói chung, xuyên tạc bản chất giai cấp công nhân của Đảng nói riêng là mục tiêu không thay đổi của các thế lực thù địch. Đặc biệt gần đây, trên không gian mạng xuất hiện không ít luận điệu xuyên tạc cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng toàn dân”, từ đó phủ nhận bản chất giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng. Vấn đề này cần được nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Đây là cách diễn đạt hoàn toàn đúng đắn, phù hợp về bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện mới.

Tuy nhiên, với mưu đồ thâm độc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng vấn đề này, thường xuyên tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc về bản chất của Đảng. Họ cho rằng, nếu “ôm đồm” như vậy, Đảng không còn là Đảng của giai cấp công nhân nữa, mà là “Đảng toàn dân”. Để minh chứng cho luận điệu này, chúng còn lấy số liệu thực tế về tỷ lệ đảng viên xuất thân từ công nhân không cao, trong khi số lượng đảng viên của Đảng xuất thân từ nông dân, trí thức cao hơn để phụ họa. Thâm hiểm hơn, lợi dụng việc Đảng ta chủ trương kết nạp những quần chúng ưu tú là chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng, để suy diễn, xuyên tạc cho rằng: bản chất giai cấp công nhân của Đảng sẽ bị phai nhạt, Đảng Cộng sản đang dần thành “Đảng toàn dân”. Đồng thời, hô hào “Đảng toàn dân” thì mới “chính danh” cầm quyền, “đại diện cho toàn dân tộc”(!).

Có thể khẳng định, những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái, phản động, không ngoài dụng ý xấu là nhằm phủ nhận bản chất giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó đi đến xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, làm rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Lý luận Mác - Lênin đã chỉ rõ, bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản là tổng hòa các mặt, các yếu tố thuộc tính, mối liên hệ tất yếu bên trong quy định sự vận động, phát triển của đảng, được biểu hiện thông qua các tính chất, cách tổ chức và hoạt động của đảng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân - giai cấp mà bản chất và lợi ích của nó gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bản chất giai cấp công nhân của đảng thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng; ở cương lĩnh, đường lối, nền tảng tư tưởng, các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; ở phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên; mối quan hệ gắn bó giữa đảng với nhân dân và giải quyết vấn đề dân tộc với đoàn kết quốc tế; do đó, về mặt nhận thức, không thể lẫn lộn đảng với toàn bộ giai cấp, với toàn thể nhân dân và dân tộc. Điều đó cũng được V.I.Lênin khẳng định “... không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp”.

Trên thực tế, Đảng Cộng sản được tổ chức chặt chẽ, khác với các tổ chức khác của giai cấp công nhân, là tổ chức của những người cách mạng, lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp. Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đại hội II của Đảng khẳng định: “Đảng Lao động Việt Nam là đội tiền phong và bộ tham mưu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhưng về thực chất, nó vẫn là một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam”.

Ở Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm đất nước và điều kiện của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nên Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Điều này làm cho bản chất giai cấp công nhân của Đảng thống nhất biện chứng với tính nhân dân và tính dân tộc. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã tiếp tục “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc. Cũng từ đó nhân dân lao động và cả dân tộc đã thừa nhận Đảng ta là người lãnh đạo, người đại biểu chân chính cho quyền lợi cơ bản và thiết thân của mình”. Đến nay, cách diễn đạt bản chất của Đảng đã được bổ sung đầy đủ, sâu sắc hơn như ở đầu bài viết đã nêu. Diễn đạt như vậy không hạ thấp bản chất giai cấp công nhân của Đảng, cũng không trượt sang quan điểm “đảng toàn dân”, “đảng phi giai cấp”, mà diễn giải bản chất giai cấp công nhân của Đảng sâu sắc, biện chứng hơn; phản ánh sự thống nhất về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, diễn đạt này không trái với học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, bởi: “... giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”. Khi đã có chính quyền, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính là đại diện của dân tộc, là chủ nhân của đất nước, thì Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân đương nhiên là đội tiên phong của nhân dân lao động và của toàn dân tộc...

Mặt khác, Đảng, Nhà nước ta luôn củng cố quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộcchăm lo đời sống, đại diện và bảo vệ lợi ích của toàn dân tộc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chú trọng hoàn thiện thiết chế dân chủ hóa đời sống xã hội, thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên đổi mới, hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện mà Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hoá, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính, thực sự là công bộc của nhân dân.

Cùng với đó, Đảng, Nhà nước ta luôn kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế thông qua đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đã khẳng định, Ðảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân Việt Nam, mãi xứng đáng là đội tiên phong, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc; lãnh đạo đất nước ngày càng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Thực tế đó là minh chứng rõ ràng nhất bác bỏ luận điểm xuyên tạc bản chất giai cấp công nhân của Đảng mà các thế lực phản động, thù địch vẫn rêu rao, xuyên tạc./.


Sự lai căng đã tới mức phải báo động

 Trong cuốn “Internet và sự tác động đến văn hóa Việt Nam”, TS Từ Thị Loan chỉ ra: Sự lai căng văn hóa đang có những tác động tiêu cực đến quan niệm về đạo đức, ý thức đạo đức. Tác động nổi bật nhất về vấn đề này là tư tưởng đề cao các giá trị vật chất trước các giá trị tinh thần, giá trị đạo đức. Những cảnh sống xa hoa, giàu sang trong các bộ phim và MV ca nhạc, những thông tin về cung cách tiêu xài khủng của các đại gia, phong cách ăn mặc sang chảnh của các “sao”, thói ăn chơi thời thượng, “chịu chơi” và “chịu chi” của những người nổi tiếng ở nước ngoài đã tác động không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng của cộng đồng cư dân mạng, đặc biệt là giới trẻ. Từ đó hình thành ở họ tư tưởng coi trọng vật chất, coi nhẹ đạo đức, đề cao hình thức, biểu hiện bề ngoài mà không chú trọng đúng mức đến phẩm chất đạo đức, cái đẹp bên trong”.

TS Từ Thị Loan nhận định, những tác động tiêu cực của truyền thông mới cũng góp phần cổ xúy các hành vi vô văn hóa, phản đạo đức, vi phạm các chuẩn mực xã hội, như: Kích động dâm ô, đồi trụy, những biểu hiện suy đồi...

PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thì nhận định: Tâm lý sùng ngoại, muốn chứng minh mình tiên phong trong xu hướng khiến giới trẻ Việt Nam tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách dễ dãi. Hơn nữa, sự phát triển và phổ biến các phương tiện truyền thông mới đã khiến cho hiện tượng lai căng văn hóa lan truyền nhanh chóng mà không bị kiểm soát, kích thích và thu hút sự tò mò của giới trẻ. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh cụ thể, một số bạn đã có những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, hành vi và lối sống. Việc bắt chước những trào lưu như thần tượng thái quá các ngôi sao; sử dụng ngôn ngữ nước ngoài vô tội vạ... đã gây ra những hậu quả hết sức tai hại, hình thành nên những nhận thức mới, thói quen mới, tạo ra những định hướng giá trị xa lạ với văn hóa truyền thống, có nguy cơ trở thành những bản sao của văn hóa nước ngoài. Điều đó khiến giới trẻ mất phương hướng trong việc xây dựng và hình thành nhân cách con người Việt Nam, không có sự tự tin để hội nhập quốc tế. Nguy hiểm hơn, lai căng văn hóa sẽ khiến văn hóa đất nước nói chung dễ bị phai nhạt, mất sức sống, ảnh hưởng đến sức mạnh chung của quốc gia.


NHỮNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CÁP, TIÉN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIV, NHIỆM KỲ 2025 - 2030 CỦA ĐẢNG

Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, có ý nghĩa quan trọng và tác động đến toàn xã hội, do đó được các tầng lớp nhân dân trong cả nước quan tâm, theo dõi. Lợi dụng vấn đề này, các trung tâm phá hoại tư tưởng, báo đài bên ngoài (BBC, RFA, VOA...), các thế lực thù địch, số đối tượng phản động, chống đối tiếp tục dùng mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc bản chất chế độ, phê phán đường lối chính sách của Đảng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, truyền thông tiêu cực, gây nhiễu loạn thông tin, phá hoại nội bộ, kích động mâu thuẫn chia rẽ vùng miền, chia rẽ nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận trước thời điểm chuẩn bị Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Nổi bật, các thế lực thù địch lợi dụng việc xử lý sai phạm các vụ án lớn (vụ Việt Á, CDC các tỉnh, thành phố, vụ “chuyến bay giải cứu”, vụ bắt giữ 04 tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy) để xuyên tạc, gán ghép, bôi nhọ sự liên quan, vai trò quản lý, điều hành của một số lãnh đạo cấp cao; lợi dụng việc nhiều cán bộ quản lý cấp Trung ương bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp (Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn, Ngân hàng SCB, FLC, AIC, Việt Á...) cho rằng nội bộ Đảng đang gặp nhiều vấn đề, phe cánh, “đấu đá, tranh giành” quyền lực trước thời điểm chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng khóa XIV… nhằm bôi lem, xuyên tạc những thành tựu, kết quả rất quan trọng, toàn diện mà công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được.

Những thông tin xấu độc, luận điệu xuyên tạc trên phần nào đã tác động đến quá trình chuẩn bị Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, gây hoang mang tâm lý người dân. Trước tình hình đó, mỗi chúng ta cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tỉnh táo trước những thông tin xấu độc, tiếp cận những nguồn thông tin chính thống, chủ động chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, tiếp tục bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu, ý đồ, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025-2030 của Đảng./.

 

Đừng lấy văn hóa nước khác để tự đồng hóa mình

 Trong kỷ nguyên số, khi sự giao lưu và trao đổi văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa kéo theo sự giao thoa, trao đổi, tương tác rất mạnh, văn hóa được xem là vũ khí hữu hiệu khi nó trở thành công cụ, vũ khí mềm, là “củ cà rốt” mà những nước lớn, các thế lực thù địch sử dụng để tiến hành cuộc xâm lăng mềm, xâm lăng bằng văn hóa, nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Với mục tiêu đạt tới là đồng hóa văn hóa, tiến tới nô dịch văn hóa và bước cuối cùng là thay đổi văn hóa, suy nghĩ, hành động tại các nước đối tượng mà họ hướng tới.

Nhiều bạn trẻ cho rằng, làm gì có cuộc xâm lăng văn hóa nào, làm gì có chuyện giới trẻ bị đồng hóa văn hóa. Chúng tôi giải trí với trò chơi, phim ảnh, sách báo, mạng xã hội của nước ngoài đều đã được cấp phép; chúng tôi ăn uống các loại bánh trái, hoa quả, thực phẩm của nước ngoài cũng đều được sự cho phép của cơ quan chức năng; quần áo, kiểu tóc của chúng tôi, muốn học theo ai là do sở thích cá nhân... Chúng tôi theo chân các thần tượng nước ngoài là tôi muốn học hỏi để được thành công như họ...

Giải thích về “lý sự” của một số bạn trẻ đang mang suy nghĩ trên, TS Nguyễn Ánh Hồng, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Các bạn trẻ Việt Nam đang sống trong thời đại công nghệ số với tâm lý thích khám phá, thích thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích cái mới và thích sự thay đổi, nhưng lại chưa có đủ độ chín chắn, chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ bản lĩnh để có thể phân biệt được đâu là những giá trị tích cực, đâu là giá trị tiêu cực từ bên ngoài đưa vào Việt Nam. Thế nên, một cách vô thức bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa ngoại lai. Các thế lực thù địch đã triệt để khai thác tác động tiêu cực của mạng xã hội, sử dụng nó trở thành một phương tiện thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. 

Thử hỏi, với một quốc gia hơn 100 triệu dân, nếu ai cũng sùng ngoại, sính ngoại như vậy, cũng hành xử như vậy, quốc gia ấy có phải bản sao của một nước khác không? Trong khi tại chính các nước phương Tây, như Mỹ đã đưa ra cảnh báo đỏ sẽ cấm hoạt động đối với mạng xã hội TikTok do nghi ngại vấn đề an ninh quốc gia. Ở Pháp cũng cấm trẻ em dưới 16 tuổi không được tiếp cận mạng xã hội. Một số nước khác thì ban hành những quy định nghiêm khắc đối với việc sử dụng mạng xã hội nếu vi phạm, truyền tải nội dung thông tin không đúng đắn, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, xúc phạm tôn giáo chính thống, kêu gọi biểu tình, lập hội nhóm bất hợp pháp, trò chơi bạo lực; xuyên tạc lịch sử thông qua các sản phẩm phim ảnh, văn học, sách giáo dục...

Ngẫm lại ở ta, đi đâu cũng gặp cảnh từ anh bán cơm tới chị bán hàng, từ nhà chờ xe buýt cho tới góc khuất một công sở... tay cầm điện thoại mà trên loa phát ra tràn ngập các phim ngắn về tổng tài, kiều nữ, anh hùng; các đoạn video, bài viết dạy dỗ, hướng dẫn “nuôi con kiểu Nhật”, “dạy con theo cách của người Do Thái”, “phong cách thời trang Hàn Quốc”, “truyện tranh Nhật Bản”... hình ảnh khoe tiền, khoe của, ăn uống vô độ, ứng xử bất kính... Rồi cứ đến dịp các ngày lễ của nước ngoài, như Halloween-lễ hội hóa trang; Valentine-ngày lễ tình nhân, lễ Giáng sinh... thì các nam thanh nữ tú lại xúng xính váy áo cũn cỡn, lố lăng, phản cảm “check in”, chờ dịp để khoe mẽ lối sống ảo.

Trong lĩnh vực truyền thông, khán giả truyền hình và những người tham dự các sự kiện mấy năm gần đây, đặc biệt là trên các kênh truyền hình cấp tỉnh chỉ biết thở dài ngao ngán khi chứng kiến tên không ít chương trình giải trí cũng nửa tiếng Việt, nửa tiếng Anh, rồi diễn viên, người dẫn chương trình thì khoe mẽ trình độ ngoại ngữ “nửa Tây, nửa ta” khiến bao người ngao ngán... Thật buồn, khó chịu và cám cảnh, lo ngại cho sự quý giá của tiếng Việt và văn hóa dân tộc.

Công ước Hà Nội khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người trên không gian mạng

 Ngày 24/12/2024 (giờ địa phương), tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Công ước LHQ về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số.

Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi "Công ước Hà Nội". Đây là sự kiện không chỉ thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế mà còn khẳng định vai trò ngày càng nổi bật, quan trọng cũng như uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời là bằng chứng sinh động tiếp tục bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động vu cáo Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền.

Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động thúc đẩy hoà bình, an ninh và phát triển của toàn cầu

Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ, đây là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ. Trong suốt chặng đường 48 năm là thành viên của LHQ, Việt Nam từ một nước nhỏ vừa thoát khỏi chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ mà LHQ đề ra; mối quan hệ giữa Việt Nam với LHQ không ngừng được củng cố, phát triển và Việt Nam luôn nỗ lực là một thành viên tin cậy, chủ động, có trách nhiệm của LHQ, nổi bật là những đóng góp to lớn vì mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Ngay sau khi gia nhập LHQ, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên, các tổ chức quốc tế, viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và Việt Nam đã sớm trở thành một trong những quốc gia hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của LHQ.

Bên cạnh  đó, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia một cách có trách nhiệm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của LHQ, trong đó nổi bật là việc đóng góp, xây dựng mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của LHQ: Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), tham gia và trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD), Việt Nam tích cực thương lượng và trở thành thành viên chính thức của Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC).

Ngoài ra, Việt Nam đã phê chuẩn và thực thi nhiều công ước quốc tế về nhân quyền như Công ước chống tra tấn (CAT) và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR); đồng thời chủ động đưa ra các kiến nghị về việc cải thiện cơ chế giám sát và xử lý tội ác chống lại loài người. Những cải tiến này không chỉ dừng lại ở cấp quốc tế mà còn được Việt Nam áp dụng vào hệ thống pháp luật trong nước, như việc sửa đổi Bộ luật Hình sự để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế…

Là một quốc gia từng chịu nhiều tổn thất nặng nề từ chiến tranh, Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết giá trị của hòa bình và nhân quyền. Từ kinh nghiệm lịch sử, Việt Nam đã biến đau thương thành động lực để đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế nhằm đấu tranh chống lại các tội ác chống lại loài người.

Vai trò của Việt Nam không chỉ giới hạn ở việc tham gia, mà còn chủ động thúc đẩy hợp tác, sáng kiến và cải tiến các cơ chế pháp lý toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao, đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các xung đột quốc tế. Với vai trò này, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng như việc thúc đẩy các nghị quyết về bảo vệ dân thường trong xung đột, ứng phó với hậu quả của chiến tranh và biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) và nhiều cơ chế quan trọng khác của LHQ. Những đóng góp tích cực của Việt Nam vào các cơ chế này đã giúp nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị nhân quyền, bình đẳng giới, và phát triển bền vững.

Từ khi Hội đồng Nhân quyền LHQ được thành lập (năm 2006), Việt Nam hai lần trúng cử vào Hội đồng này: Năm 2013, lần đầu tiên trúng cử nhiệm kỳ 2014-2016; năm 2022 trúng cử nhiệm kỳ 2023 - 2025 và đang tái ứng cử nhiệm kỳ 2026-2028 để tiếp nối những đóng góp và cam kết. Đồng thời, Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận khi có cách tiếp cận xây dựng trong thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hóa, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ và ghi được nhiều "dấu ấn" Việt Nam tại các cơ quan như: thành viên Hội đồng Thống đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) 2021-2023, Hội đồng khai thác Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) nhiệm kỳ 2022-2025, Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 77 (9/2022-9/2023); các cơ quan điều hành và chuyên môn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) như: Hội đồng Chấp hành UNESCO 2021-2025, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của biểu đạt văn hóa 2021-2025, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2022-2026; Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) 2023-2027; Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025; Ủy ban pháp lý và kỹ thuật của Cơ quan quyền lực đáy đại dương (LTC) nhiệm kỳ 2023-2027.

Với những thành tựu nổi bật và đóng góp tích cực trong suốt 48 năm qua, Việt Nam đã khẳng định vai trò của mình là một thành viên trách nhiệm và tích cực của LHQ. Hiện tại và tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào việc giải quyết các thách thức mới nổi lên như tội phạm mạng và bảo đảm quyền con người trên không gian mạng. Qua đó, thúc đẩy hoà bình, an ninh và phát triển của toàn cầu.

Công ước Hà Nội khẳng định vị thế và vai trò của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người trên không gian mạng

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, không gian mạng đang trở thành môi trường thuận lợi cho các băng nhóm tội phạm móc nối với nhau, tạo thành những mạng lưới tội phạm lớn, hoạt động xuyên quốc gia. Chúng triệt để lợi dụng tính ẩn danh, tạo lập, sử dụng các trang mạng có máy chủ ở nước ngoài, nhất là các mạng xã hội có sự phát triển nhanh, bảo mật hơn như Telegram, Viber, TikTok, Instagram, Twitter...; sử dụng các tài khoản cá nhân nặc danh, ẩn danh, chiếm đoạt được của người khác, tài khoản giả mạo, lập các trang, nhóm mạng xã hội ẩn thông tin quản trị để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm mạng hiện nay đang là vấn đề chung của quốc tế và không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự mình giải quyết được vấn đề này. Do đó, hợp tác giữa các nước trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng. Với nguyên tắc "không đi sau tội phạm, không để tội phạm lộng hành", Việt Nam đã và đang nỗ lực, kiên quyết, kiên trì, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm mạng trong thời đại số hiện nay.

Sự ra đời của Công ước Hà Nội đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hơn hai thập niên, khi lần đầu tiên một văn kiện quốc tế về tội phạm xuyên quốc gia được thông qua. Văn kiện này không chỉ thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp từ không gian mạng mà còn khẳng định, sự đoàn kết và hợp tác là chìa khóa để đảm bảo an ninh mạng toàn cầu. Công ước gồm 9 chương, 71 điều là kết quả của gần 4 năm thương lượng liên tục và kéo dài (2021-2024) giữa các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này. Đánh giá về vai trò của Công ước Hà Nội, nhất là trong đảm bảo quyền con người trên không gian mạng, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philémon Yang coi đây là một công cụ mới để bảo vệ con người trong một thế giới nơi công nghệ thông tin và không gian số cho thấy tiềm năng to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối đe dọa.

Bà Ghada Waly, Giám đốc điều hành Văn phòng LHQ về chống ma túy và tội phạm (UNODC) đánh giá, việc thông qua Công ước Hà Nội là một chiến thắng hết sức ý nghĩa của chủ nghĩa đa phương, đồng thời là bước tiến quan trọng trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế hướng tới việc xử lý các hành vi phạm tội trên không gian mạng như lạm dụng tình dục trẻ em, lừa đảo trực tuyến hay rửa tiền… Cùng ngày, Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) cũng đánh giá cao việc Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước Hà Nội là một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa từ tội phạm mạng.

Sự kiện Việt Nam đăng cai Lễ ký Công ước tại Thủ đô Hà Nội tới đây khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao nhận thức và năng lực phòng ngừa của người dân đối với tội phạm mạng, cũng như góp phần đảm bảo quyền con người trên không quan mạng, xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, cho thấy lập trường nhất quán của Việt Nam là đề cao luật pháp quốc tế, chủ trương chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó, tội phạm luôn là mối đe dọa đối với an ninh, kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về nhân quyền và công lý quốc tế, nhu cầu cấp bách về một hiệp ước toàn cầu mới để ngăn chặn tội phạm mạng, bảo vệ quyền con người trên không gian mạng chưa bao giờ rõ ràng hơn. Với kinh nghiệm lịch sử và trách nhiệm quốc tế, Việt Nam không chỉ góp phần xây dựng nền hòa bình bền vững mà còn trở thành điểm sáng trong nỗ lực bảo vệ nhân quyền và đấu tranh chống tội phạm mạng toàn cầu. Công ước Hà Nội một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh. Đây không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng, mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và hợp tác toàn cầu trước những thách thức mới của thời đại số.

Việc các quốc gia cùng nhau tham gia và thực hiện Công ước sẽ góp phần bảo vệ lợi ích chung, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đồng thời đây cũng là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào những nỗ lực chung của LHQ cũng như của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Qua đó, tiếp tục khẳng định thành tựu, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các chiêu trò vu cáo Việt Nam trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.

 

 

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: 🇻🇳🇻🇳PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ HIỆN TƯỢNG LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG!🇻🇳🇻🇳🇻🇳

     Có lẽ trên thế giới này hiếm có một dân tộc nào lại yêu quý lá Quốc Kỳ của dân tộc mình hơn người dân Việt Nam...

Tôi đã từng tác nghiệp khắp nơi trên thế giới, nhưng khi đến Việt Nam thì mới thực sự choáng ngợp về người dân nơi đây.

Ngày Tết - khắp nơi trên cả nước Việt Nam treo cờ, ngày Quốc Khánh, ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4, ngày lễ hội truyền thống ở địa phương... đặc biệt nhất là những khi đất nước này có dịp ăn mừng về đội tuyển bóng đá của họ sau mỗi trận đấu hoặc khi đón đoàn cầu thủ từ nước ngoài trở về...

Ở đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng, ở đâu cũng thấy những khuôn mặt hân hoan rạng ngời - không kể thanh niên mà có cả người già, trẻ em...

Tôi nghĩ: Việt Nam không phải là một quốc gia quá hâm mộ bóng đá - nhưng phải thừa nhận họ quá hâm mộ lá cờ đỏ sao vàng - bởi vậy, cho nên họ chỉ đợi những dịp nào đó để họ có lý do, có cái cớ... để được mang lá cờ của mình ra cùng hò hét với mọi người... 

Tôi đã từng đi lọt vào giữa biển người, biển cờ trong những đêm Hà Nội không ngủ - tôi mới cảm nhận rằng ở đất nước này có một tinh thần dân tộc vô cùng to lớn - tinh thần đó không thể nào là tự phát, không thể chỉ có được một vài trăm năm - tinh thần đó chắc chắn đã có trong mỗi con người ở dân tộc này từ ngàn đời vì vậy mới thấm được... như một thứ văn hóa truyền thống được kế thừa từ đời này qua đời khác...

Đó chính là một tinh thần đoàn kết - người dân họ chỉ mượn sự kiện để được cầm cờ, mượn cớ để được cầm cờ, để được hòa mình vào không khí gắn bó tinh thần dân tộc triệu người như một - Chắc cũng bởi thế cho nên... dân tộc này mới đánh đuổi tất cả những giặc ngoại xâm hùng mạnh nhất ra khỏi bờ cõi...

Tôi đã đem những bức ảnh và những câu chuyện cả đêm đi cùng biển người, biển cờ kể cho bạn bè ở đất nước tôi biết - họ rất lấy làm ngạc nhiên và thú vị - họ ước mơ được đến Việt Nam du lịch trong những dịp như vậy...

(JOHN - phóng viên người Anh thường trú tại Việt Nam)./.





Yêu nước ST.

Thủ đoạn xuyên tạc, gây nhiễu Nghị định 168 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

 Mục tiêu chính của việc tăng mạnh mức phạt theo Nghị định 168 nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc và tình trạng coi thường pháp luật, “nhờn luật” hiện nay.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe” có hiệu lực thi hành. Theo đó, một số hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có mức phạt tăng mạnh so với trước như người điều khiển ôtô vượt đèn đỏ bị phạt 18-20 triệu đồng (mức cũ là 4-6 triệu đồng), đối với người điều khiển mô tô, xe máy vượt đèn đỏ bị phạt 4-6 triệu đồng (mức phạt cũ là 800 nghìn - 1 triệu đồng).

Mục tiêu chính của việc tăng mạnh mức phạt theo Nghị định 168 nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc và tình trạng coi thường pháp luật, “nhờn luật” hiện nay.

Việc tăng mạnh mức phạt hành chính tạo ra những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, trong đó có ý kiến băn khoăn về số tiền phạt lớn nếu vi phạm vượt đèn đỏ so với mức thu nhập hàng tháng của người lao động. Tuy nhiên, trong tình hình ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của nhiều người còn thấp, cố tình vi phạm, coi thường các quy tắc giao thông thì việc “đánh vào kinh tế” là một biện pháp có tính ngăn ngừa hữu hiệu, đòi hỏi người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ nghiêm túc hơn. Cùng với đó, có ý kiến phản ánh tình trạng cột đèn tín hiệu giao thông ở một số ngã ba, ngã tư bị lỗi khiến người tham gia giao thông lúng túng, lo ngại nếu vì lỗi tín hiệu đèn mà bị phạt sẽ “mất tiền oan”, bất hợp lý…

Lợi dụng tình hình trên, các trang mạng của tổ chức phản động như Việt Tân, “Nhật ký yêu nước” hay trang cá nhân của số chống đối chính trị đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch.

Điển hình như, ngày 2/1/2024, trên trang của tổ chức Việt Tân có bài viết “Tăng mức phạt đối với vi phạm giao thông là để thuởng cho lực lượng CSGT”; trang RFA tiếng Việt có video với nhiều nội dung bình luận sai lệch về Nghị định 168. Trên một số diễn đàn mạng xã hội, các đối tượng cố tình bóp méo nội dung Nghị định 168, cho rằng việc tăng mức xử phạt giao thông chỉ là công cụ để “tận thu ngân sách” hoặc “làm lợi cho lực lượng Công an”...

Một số bình luận chỉ trích, việc tăng mức phạt là “hút máu dân”, “tận thu”, “bóc lột”, xuyên tạc việc các cột đèn giao thông bị lỗi là “cố ý để giăng bẫy thu tiền”, cho rằng Nhà nước đang tạo ra những màn kịch để đẩy người dân vào tình thế vi phạm, buộc phải nộp tiền.

Các đối tượng dựng lên kịch bản thiếu cơ sở để bào chữa cho tình trạng “nhờn luật”, thiếu ý thức trong khi tham gia giao thông như người dân chỉ vô tình vượt đèn đỏ trong tình huống khẩn cấp, tránh đường cho xe cứu thương cũng bị phạt nặng... Nhiều bình luận hướng lái từ việc tăng mức phạt theo Nghị định 168 đến chỉ trích chế độ, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kích động mâu thuẫn, chống đối trong xã hội.

Những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các đối tượng phản động, chống đối, các tổ chức truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam đã tạo ra những luồng thông tin, dư luận xấu, ảnh hưởng đến việc thực thi Nghị định 168. Rõ ràng, mục tiêu chính của Nghị định 168/2024/NĐ-CP là bảo đảm an toàn giao thông và giảm thiểu những vụ tai nạn thương tâm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, tránh tình trạng coi thường pháp luật, “nhờn luật” vì xử phạt nhẹ không đủ sức răn đe.

Thực tiễn cho thấy, tăng mức xử phạt là một trong những biện pháp để bảo đảm răn đe, phòng ngừa. Nếu mọi người có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, chấp hành tín hiệu đèn thì không bị xử phạt, nộp phạt. Việc xử phạt áp dụng đối với những trường hợp cố tình vi phạm, coi thường pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 9 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (9,22%), giảm 829 người chết (9,27%), tăng 2.413 người bị thương (21,99%), trong đó có những trường hợp tai nạn do không chấp hành tín hiệu giao thông, vượt đèn đỏ. Việc coi thường tín hiệu đèn, đi lại tuỳ tiện tạo ra thói quen xấu, gây ùn tắc, hỗn loạn giao thông, trái với nếp sống giao thông văn minh đô thị. Trong điều kiện việc tuyên truyền, nhắc nhở chưa đem lại hiệu quả với nhiều người thì mức phạt mạnh sẽ có tính răn đe, phòng ngừa cao.

Bên cạnh đó, những cáo buộc của các đối tượng cho rằng nghị định “làm lợi cho lực lượng Công an” là sai lệch. Các khoản tiền phạt thu được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng theo đúng quy định pháp luật, được nêu rõ trong quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Việc trích phần trăm số tiền xử phạt cho một số lực lượng là nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không phải “trích tiền để chia nhau” như luận điệu của một số đối tượng.

Ngoài ra, lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm theo chức năng được giao và người dân đều có quyền giám sát, phản ánh những thông tin nếu có tình trạng tiêu cực xảy ra. Chẳng hạn như tại Hà Nội, mọi công dân đều có thể phản ánh các tình trạng tiêu cực lên ứng dụng IHANOI với các thông tin xác thực hoặc qua các kênh báo chí... Do đó, không có chuyện làm lợi hay tăng mức phạt để “chia chác”, tiêu cực như những luận điệu mà các tổ chức phản động tung ra. Rõ ràng, những thông tin sai trái này cố tình gây hiểu nhầm, làm nhiễu dư luận, kích động người dân chống đối.

Liên quan vấn đề những cột đèn tín hiệu giao thông bị lỗi, có hiện tượng “đang xanh bỗng dưng chuyển sang đỏ”, nhiều người lo ngại người đi đường có thể bị phạt oan. Giải đáp thắc mắc trên, đại diện Cục CSGT khẳng định, lỗi vi phạm do “nhảy đèn” sẽ không bị xử phạt. Theo Cục CSGT, nguyên nhân của tình trạng trên là do một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày.

Để khắc phục tình trạng này, Cục CSGT đã có văn bản chỉ đạo Công an các địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát sửa chữa đèn tín hiệu, kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ. Người dân sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này. Khi lập biên bản xử phạt, lực lượng phụ trách đèn tín hiệu sẽ phối hợp với CSGT tại chốt, trích xuất camera, hình ảnh vi phạm của người điều khiển xe, cho xem trực tiếp diễn biến hành vi vi phạm và tín hiệu đèn thời điểm đó.

Đối với việc phạt nguội, lực lượng CSGT sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản, đảm bảo người dân "tâm phục, khẩu phục"… Như vậy, không có chuyện đèn hỏng, người dân cũng bị phạt hay cho rằng lực lượng chức năng cố tình “giăng bẫy” hỏng đèn để xử phạt như luận điệu các thế lực xấu.

Ở các quốc gia phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn giao thông. Ý thức của mỗi người dân kết hợp với tính răn đe mạnh mẽ của pháp luật đã tạo nên sự văn minh của đất nước họ. Chính vì vậy, các quốc gia này đã giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, tạo nên hình ảnh đẹp của một quốc gia văn minh khi du khách thập phương đến du lịch, học tập, làm việc...

Ở Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa và mật độ giao thông tăng nhanh, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển để đảm bảo giao thông an toàn là thực sự cần thiết. Việc áp dụng mức xử phạt cao theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP để từng bước xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tạo nền tảng cho một xã hội tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mọi người dân.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, những người luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông hoàn toàn ủng hộ và hưởng ứng. Bản thân họ xem đây là sự cần thiết để đảm bảo tính răn đe và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đối với những trường hợp thiếu ý thức chấp hành, “nhờn luật” như hiện nay. Dư luận chung cho thấy, người dân nghiêm túc tuân thủ luật pháp sẽ không cảm thấy bị ảnh hưởng mà ngược lại, họ ủng hộ vì việc chấp hành nghiêm các quy tắc giao thông sẽ tạo môi trường giao thông an toàn, văn minh, người dân đi đúng quy tắc giao thông giảm đi sự lo lắng các tai nạn do người thiếu ý thức gây ra.

Mỗi người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật từ các tổ chức phản động, các phần tử chống đối. Việc tăng mạnh mức phạt mới đầu có thể còn gây những phân tâm, băn khoăn của một bộ phận người dân song đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ chính cuộc sống, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của mỗi người. Không nên để tác động của các luận điệu sai trái làm ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.

 

 

“Vũ khí văn hóa”

 

Một cuộc xâm lăng âm thầm, có vẻ tĩnh lặng đang diễn ra nhanh chóng, quyết liệt trên lĩnh vực văn hóa. Nhiều quốc gia “giật mình” bởi sức tàn phá từ các loại “vũ khí văn hóa” đối với an ninh quốc gia, tương lai dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, câu tuyên ngôn bất hủ của đại văn hào Nga M. Gorki: “Đối với tôi, lời kêu gọi Tổ quốc lâm nguy cũng không đáng sợ hơn lời kêu gọi: Hỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy!” chưa mất tính thời sự, là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi quốc gia trước mối họa “xâm lăng văn hóa”.

Cảnh báo về nguy cơ xâm lăng văn hóa, nhà sử học người Israel-Yuval Noah Harari cho rằng, các sản phẩm văn hóa thông qua nhiều con đường khác nhau, nhất là internet, mạng xã hội, đang “là một vùng đất tự do và vô luật làm xói mòn chủ quyền quốc gia, phớt lờ các biên giới, phá hủy quyền riêng tư và đem lại mối đe dọa an ninh toàn cầu có thể nói là đáng sợ nhất”. Các sản phẩm văn hóa một khi trở thành vũ khí trong tay các thế lực muốn xâm lăng thì sự nguy hiểm tăng lên gấp bội.

Lấy văn hóa nước khác để tự đồng hóa mình

Trong kỷ nguyên số, khi sự giao lưu và trao đổi văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa kéo theo sự giao thoa, trao đổi, tương tác rất mạnh, văn hóa được xem là vũ khí hữu hiệu khi nó trở thành công cụ, vũ khí mềm, là “củ cà rốt” mà những nước lớn, các thế lực thù địch sử dụng để tiến hành cuộc xâm lăng mềm, xâm lăng bằng văn hóa, nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Với mục tiêu đạt tới là đồng hóa văn hóa, tiến tới nô dịch văn hóa và bước cuối cùng là thay đổi văn hóa, suy nghĩ, hành động tại các nước đối tượng mà họ hướng tới.

Nhiều bạn trẻ cho rằng, làm gì có cuộc xâm lăng văn hóa nào, làm gì có chuyện giới trẻ bị đồng hóa văn hóa. Chúng tôi giải trí với trò chơi, phim ảnh, sách báo, mạng xã hội của nước ngoài đều đã được cấp phép; chúng tôi ăn uống các loại bánh trái, hoa quả, thực phẩm của nước ngoài cũng đều được sự cho phép của cơ quan chức năng; quần áo, kiểu tóc của chúng tôi, muốn học theo ai là do sở thích cá nhân... Chúng tôi theo chân các thần tượng nước ngoài là tôi muốn học hỏi để được thành công như họ...

Giải thích về “lý sự” của một số bạn trẻ đang mang suy nghĩ trên, TS Nguyễn Ánh Hồng, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Các bạn trẻ Việt Nam đang sống trong thời đại công nghệ số với tâm lý thích khám phá, thích thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích cái mới và thích sự thay đổi, nhưng lại chưa có đủ độ chín chắn, chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ bản lĩnh để có thể phân biệt được đâu là những giá trị tích cực, đâu là giá trị tiêu cực từ bên ngoài đưa vào Việt Nam. Thế nên, một cách vô thức bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa ngoại lai. Các thế lực thù địch đã triệt để khai thác tác động tiêu cực của mạng xã hội, sử dụng nó trở thành một phương tiện thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. 

Thử hỏi, với một quốc gia hơn 100 triệu dân, nếu ai cũng sùng ngoại, sính ngoại như vậy, cũng hành xử như vậy, quốc gia ấy có phải bản sao của một nước khác không? Trong khi tại chính các nước phương Tây, như Mỹ đã đưa ra cảnh báo đỏ sẽ cấm hoạt động đối với mạng xã hội TikTok do nghi ngại vấn đề an ninh quốc gia. Ở Pháp cũng cấm trẻ em dưới 16 tuổi không được tiếp cận mạng xã hội. Một số nước khác thì ban hành những quy định nghiêm khắc đối với việc sử dụng mạng xã hội nếu vi phạm, truyền tải nội dung thông tin không đúng đắn, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, xúc phạm tôn giáo chính thống, kêu gọi biểu tình, lập hội nhóm bất hợp pháp, trò chơi bạo lực; xuyên tạc lịch sử thông qua các sản phẩm phim ảnh, văn học, sách giáo dục...

Ngẫm lại ở ta, đi đâu cũng gặp cảnh từ anh bán cơm tới chị bán hàng, từ nhà chờ xe buýt cho tới góc khuất một công sở... tay cầm điện thoại mà trên loa phát ra tràn ngập các phim ngắn về tổng tài, kiều nữ, anh hùng; các đoạn video, bài viết dạy dỗ, hướng dẫn “nuôi con kiểu Nhật”, “dạy con theo cách của người Do Thái”, “phong cách thời trang Hàn Quốc”, “truyện tranh Nhật Bản”... hình ảnh khoe tiền, khoe của, ăn uống vô độ, ứng xử bất kính... Rồi cứ đến dịp các ngày lễ của nước ngoài, như Halloween-lễ hội hóa trang; Valentine-ngày lễ tình nhân, lễ Giáng sinh... thì các nam thanh nữ tú lại xúng xính váy áo cũn cỡn, lố lăng, phản cảm “check in”, chờ dịp để khoe mẽ lối sống ảo.

Trong lĩnh vực truyền thông, khán giả truyền hình và những người tham dự các sự kiện mấy năm gần đây, đặc biệt là trên các kênh truyền hình cấp tỉnh chỉ biết thở dài ngao ngán khi chứng kiến tên không ít chương trình giải trí cũng nửa tiếng Việt, nửa tiếng Anh, rồi diễn viên, người dẫn chương trình thì khoe mẽ trình độ ngoại ngữ “nửa Tây, nửa ta” khiến bao người ngao ngán... Thật buồn, khó chịu và cám cảnh, lo ngại cho sự quý giá của tiếng Việt và văn hóa dân tộc.

Sự lai căng đã tới mức phải báo động

Trong cuốn “Internet và sự tác động đến văn hóa Việt Nam”, TS Từ Thị Loan chỉ ra: Sự lai căng văn hóa đang có những tác động tiêu cực đến quan niệm về đạo đức, ý thức đạo đức. Tác động nổi bật nhất về vấn đề này là tư tưởng đề cao các giá trị vật chất trước các giá trị tinh thần, giá trị đạo đức. Những cảnh sống xa hoa, giàu sang trong các bộ phim và MV ca nhạc, những thông tin về cung cách tiêu xài khủng của các đại gia, phong cách ăn mặc sang chảnh của các “sao”, thói ăn chơi thời thượng, “chịu chơi” và “chịu chi” của những người nổi tiếng ở nước ngoài đã tác động không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng của cộng đồng cư dân mạng, đặc biệt là giới trẻ. Từ đó hình thành ở họ tư tưởng coi trọng vật chất, coi nhẹ đạo đức, đề cao hình thức, biểu hiện bề ngoài mà không chú trọng đúng mức đến phẩm chất đạo đức, cái đẹp bên trong”.

TS Từ Thị Loan nhận định, những tác động tiêu cực của truyền thông mới cũng góp phần cổ xúy các hành vi vô văn hóa, phản đạo đức, vi phạm các chuẩn mực xã hội, như: Kích động dâm ô, đồi trụy, những biểu hiện suy đồi...

PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thì nhận định: Tâm lý sùng ngoại, muốn chứng minh mình tiên phong trong xu hướng khiến giới trẻ Việt Nam tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách dễ dãi. Hơn nữa, sự phát triển và phổ biến các phương tiện truyền thông mới đã khiến cho hiện tượng lai căng văn hóa lan truyền nhanh chóng mà không bị kiểm soát, kích thích và thu hút sự tò mò của giới trẻ. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh cụ thể, một số bạn đã có những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, hành vi và lối sống. Việc bắt chước những trào lưu như thần tượng thái quá các ngôi sao; sử dụng ngôn ngữ nước ngoài vô tội vạ... đã gây ra những hậu quả hết sức tai hại, hình thành nên những nhận thức mới, thói quen mới, tạo ra những định hướng giá trị xa lạ với văn hóa truyền thống, có nguy cơ trở thành những bản sao của văn hóa nước ngoài. Điều đó khiến giới trẻ mất phương hướng trong việc xây dựng và hình thành nhân cách con người Việt Nam, không có sự tự tin để hội nhập quốc tế. Nguy hiểm hơn, lai căng văn hóa sẽ khiến văn hóa đất nước nói chung dễ bị phai nhạt, mất sức sống, ảnh hưởng đến sức mạnh chung của quốc gia.

Cuộc xâm lăng mềm xuyên biên giới, xuyên quốc gia

Phải khẳng định, trong thời đại số, mỗi một phút, một giờ lại có hàng vạn thông tin được chia sẻ thông qua mạng xã hội và các kênh giao tiếp văn hóa phi chính thức khác nhau, cho thấy mức độ nhập khẩu văn hóa không kiểm soát lớn như thế nào.

Không phải tự nhiên chỉ một thời gian ngắn mạng xã hội phát triển ở nước ta, không ít người giờ đây chỉ yêu thích các sản phẩm văn hóa từ nước ngoài, biến họ trở nên khác hẳn, sùng ngoại, “đặc sệt” phương Tây, với đặc trưng là thích quan tâm tới bản thân hơn là chia sẻ với cộng đồng; thích kiểu ăn mặc khác lạ, lối sống thực dụng chứ không thích lối sống gia đình theo nếp nhà truyền thống với các giá trị gia đình; tinh thần chia sẻ với xóm làng, cộng đồng. Nguy hại hơn, họ xa rời trách nhiệm với Tổ quốc, họ trốn tránh nghĩa vụ công dân, chỉ biết đòi hỏi quyền lợi, đòi hỏi tự do dân chủ một cách vô độ, tuyệt đối, muốn làm gì thì làm theo kiểu phương Tây.

Những biểu hiện nguy hiểm ấy đang bào mòn chất văn hóa Việt, khiến họ dần quên đi những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quên đi mình là ai. Thật nguy hiểm khi hàng triệu người đang dùng mạng xã hội hay các sản phẩm văn hóa độc hại đang không nhận ra mình dần bị đồng hóa văn hóa theo “kế hoạch” đã được tính toán của các nước lớn; các nước phương Tây thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” và làn sóng xâm lăng văn hóa êm dịu, tĩnh lặng, bất bạo lực.

Không khó để nhận ra, “kế hoạch” của các thế lực này đã thành công một phần nào đó. Nhìn các sản phẩm văn hóa trên các trang mạng xã hội, hay một số trang điện tử, báo điện tử với nội dung đánh vào tâm lý người Việt trẻ, như scandal của văn nghệ sĩ; những cuộc đấu khẩu, chửi rủa, bạo lực; cuộc sống của các ca sĩ, ban nhạc nước ngoài, video clip bói toán, dạy nấu ăn, dạy làm giàu, dạy ứng xử mà cốt truyện, những nhân vật đều thuộc về một quốc gia khác... Tóm lại, từ việc nhỏ nhất cho đến việc lớn, đều bị văn hóa ngoại chi phối.

Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo: Không ít giá trị văn hóa Việt Nam đã và đang bị thay đổi trong đời sống hằng ngày ở từng con người, mỗi gia đình. Trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều người đã đón nhận những yếu tố văn hóa ngoại lai một cách không chọn lọc, không biết nhận diện, phân tích và bỏ đi những cái xấu, cái không phù hợp. Nhiều người khác thì dễ dãi tiếp thu, vay mượn vốn văn hóa của nước ngoài để giúp mình tưởng như đã đạt tới cột mốc là công dân văn minh toàn cầu; chăm chăm mượn cái của nước khác, người khác mà tưởng rằng đó là tiêu chuẩn của giá trị. Họ không hiểu thế nào là tiếp thu những mặt tích cực; thế nào là bị đồng hóa, bị nô dịch văn hóa.

Như vậy, nhiều người đang tự mình tan ra, dần mất bản sắc văn hóa dân tộc, bị đồng hóa văn hóa từ chính những biểu hiện trong lối sống, lối ứng xử, trong cách tiếp nhận và thay đổi quan niệm về giá trị vật chất, tinh thần họ đang học theo. Nếu “căn bệnh” sùng bái văn hóa ngoại lây lan từ cá nhân sang gia đình, rồi ra cộng đồng và các tầng lớp xã hội thì lúc đó, xã hội đã thực sự bị xâm lăng văn hóa. Nỗi lo xâm lăng văn hóa càng được nhân lên khi internet, mạng xã hội dưới sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... ngày càng trở nên phổ biến.

 

 

Cam go mặt trận không tiếng súng

 

Ngoài sự tấn công có chủ đích của các thế lực từ bên ngoài, còn có nguyên nhân từ sự buông lỏng trách nhiệm trong giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ quan chức năng, cộng thêm sự buông thả của các cá nhân. Như vậy, không cần tốn một viên đạn, các cường quốc đã xâm lăng văn hóa thành công, từng bước thực hiện cuộc thôn tính mềm, bành trướng văn hóa, bá chủ văn hóa.

Văn hóa độc hại, sùng ngoại, lai căng

Đánh giá đúng tầm mức sự nguy hại của làn sóng xâm lăng văn hóa, thể hiện rõ quyết tâm ngăn chặn làn sóng này, ngày 27-7-2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.

Chỉ thị đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ, tác hại của các sản phẩm văn hóa độc hại và sự sùng ngoại, lai căng đã “tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc; có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng; dẫn đến khuynh hướng “tự diễn biến” về chính trị, tư tưởng, tác hại lâu dài đến các thế hệ mai sau”.

Làn sóng xâm lăng văn hóa thể hiện rõ ở chỗ các nước phát triển, các nước lớn có âm mưu sẽ xây dựng chiến lược để lặng lẽ đưa các giá trị chuẩn mực, đạo đức xã hội, tư tưởng chính trị, phương pháp kinh tế... của họ dần áp đặt vào các nước đang phát triển thông qua giao tiếp giữa các nước. Từ phân tích trên, chúng ta có thể hiểu sự xâm lăng văn hóa là chiến lược được các cường quốc tính toán nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Không giống như các dạng truyền thống của quyền lực quốc gia, xâm lăng văn hóa thể hiện quyền lực mềm của một cường quốc.

Nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, văn hóa luôn là đối tượng mà các thế lực thù địch tập trung hướng đến thông qua nhiều cách thức, thủ đoạn, trong đó trắng trợn nhất là dùng văn hóa để xâm lược; tấn công bằng văn hóa để áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống của phương Tây; phá hoại bản sắc văn hóa của dân tộc, từ lĩnh vực văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh vực chính trị; hình thành ý thức chống đối về chính trị, phản bội lại Đảng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa; đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc.

Dùng văn hóa để phá hoại sự ổn định xã hội

Các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, an ninh mạng đã phân tích và chia sẻ một số thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường dùng, đó là: Sản xuất các sản phẩm văn hóa mang hơi hướng thời đại, đánh mạnh vào tập tính thói quen của giới trẻ, những người yếu thế, tiểu thương, những người về hưu, người ít tiếp cận với thông tin chính thống từ cơ quan quản lý nhà nước. Với nhóm đối tượng này, chúng khuyến khích những nhu cầu văn hóa, tinh thần không lành mạnh, tạo ra các mâu thuẫn không có thật thông qua các tin giả được tán phát tinh vi, từ đó tạo ra khuynh hướng văn hóa đối lập với chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa.

Tiếp đó, chúng thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp để lôi kéo nghệ sĩ, những người có ảnh hưởng đi theo trào lưu hưởng thụ xa hoa, các trào lưu sáng tác tự do, dân chủ kiểu phương Tây; lấy số ít người có ảnh hưởng làm “ngọn cờ”, từ đó tuyên truyền làm tha hóa thế hệ trẻ; từng bước làm cho thế hệ trẻ quên đi gốc văn hóa dân tộc, đua đòi ăn chơi, hưởng thụ, không quan tâm tới vận mệnh đất nước...

Bước tiếp theo tinh vi hơn, các thế lực thù địch thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để sản xuất, truyền bá các sản phẩm văn hóa xấu độc, lai căng với ý đồ rõ rệt là tạo thói quen xấu, nhân lên những hành vi phản nhân văn, phi tiến bộ, từng bước tác động vào tâm lý, sở thích, kích thích lối nghĩ, lối sống cá nhân ích kỷ, bạo lực, những ham muốn vật chất tầm thường.

Từng bước làm thay đổi các thang giá trị xã hội, đạo đức, lối sống, làm cho một bộ phận người dân trong xã hội sao nhãng nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Kích thích lối sống hưởng thụ, ca ngợi dục vọng, lạc thú bản năng thấp hèn, chỉ lo cho mình mà quên đạo nghĩa, quay lưng lại với truyền thống và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

“Dạo” một vòng trên các trang mạng xã hội, chúng ta có thể thấy rõ, nhiều trang mạng xã hội, các tờ báo điện tử của phương Tây có phiên bản tiếng Việt vẫn ngày đêm thêu dệt, đơm đặt những câu chuyện không có thật về các đồng chí lãnh đạo cấp cao; lợi dụng thông tin xử lý cán bộ để bôi nhọ, công kích Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chúng ra sức xuyên tạc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; phủ nhận giá trị của hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược trước đây và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của dân tộc hiện nay; đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa; làm lẫn lộn vai trò của những chiến sĩ cách mạng chân chính với những kẻ cướp nước, bán nước. Chúng ra sức quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa phương Tây; đề cao chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng; sử dụng tiêu chuẩn kép trong vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”...

Chúng cũng đầu tư không ít tiền bạc để quảng bá các sản phẩm văn hóa như phim, ảnh, video tuyên truyền, văn hóa phẩm, sách báo, văn học... với ý đồ thao túng rõ rệt nhằm phá hoại nền văn hóa của dân tộc ta; phá hoại sự ổn định xã hội.

Bằng các cuộc tiếp xúc trực tiếp, thông qua con đường du học, hội thảo, du lịch... những lời hứa hão, các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu ly gián về tư tưởng, chia rẽ về tổ chức, lôi kéo những người có ảnh hưởng cổ xúy cho các trào lưu tư tưởng văn hóa phương Tây, gây nhiễu loạn tư tưởng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ.

Mục đích của chúng là từng bước làm cho người dân phai mờ những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam; từng bước xa rời sự lãnh đạo của Đảng trong công tác văn hóa, tiến tới phủ nhận tính giai cấp, tính Đảng trong văn hóa; tách lĩnh vực này ra khỏi đời sống chính trị-xã hội của đất nước, phá hoại bản sắc văn hóa của dân tộc, từ lĩnh vực văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc... Đây là mưu đồ rất thâm độc của các thế lực thù địch khi chúng quyết tâm từng bước xâm lăng văn hóa đối với nước ta.

Ngăn chặn từ sớm hành vi mở rộng xâm lăng văn hóa

Những bước đi của cuộc xâm lăng văn hóa đang dần mở rộng ở các cấp độ và phạm vi khác nhau trong tổng thể chiến lược thôn tính văn hóa, nhất là trong bối cảnh nước ta tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Việc chúng ta tham gia tích cực vào một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng sự bùng nổ các thiết bị thông minh kết nối mạng, mọi biến đổi, tác động từ bên ngoài dù nhỏ nhất cũng gây ra ảnh hưởng, theo chiều hướng ngày càng rộng và đa dạng.

Các nước phương Tây hiểu rõ điều này và cũng quyết tăng cường sử dụng “sức mạnh mềm văn hóa” kết hợp cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ, làm cho quá trình xâm lăng văn hóa diễn ra mạnh hơn. Các nước phương Tây và các cường quốc dựa vào công nghệ cao kiểm soát phương thức phổ biến thông tin, từ đó chủ động tạo định hướng dư luận với tốc độ chóng mặt. 

Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa, đa dạng hóa văn hóa thế giới chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch công khai lợi dụng hội nhập văn hóa của các nước đang phát triển mà ra sức truyền bá các sản phẩm văn hóa độc hại, truyền bá giá trị tư bản chủ nghĩa, với mục đích cuối cùng là nô dịch văn hóa và đạt được các mục tiêu chính trị.

Mặt khác, chúng ra sức công kích Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; phủ nhận giá trị của hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược trước đây và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của dân tộc hiện nay; đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa, làm lẫn lộn vai trò của những chiến sĩ cách mạng chân chính với những kẻ cướp nước, bán nước, để rồi dần theo thời gian, các tầng lớp trong xã hội chấp nhận các giá trị phương Tây, quên đi lịch sử, văn hóa dân tộc, từng bước bị đồng hóa với văn hóa nước ngoài một cách “êm dịu”, không phản kháng.

Đây cũng là đặc điểm thay đổi lớn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà phương Tây đang áp dụng.

Văn hóa cũng là trận chiến không khoan nhượng

Hiểu rõ ý đồ của các thế lực, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng có sự đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng. Đánh giá về tầm quan trọng của nền tảng văn hóa đối với một quốc gia, PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng: “Văn hóa không chỉ là yếu tố truyền tải giá trị tinh thần mà còn là công cụ định hướng, quản lý sự thay đổi trong xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển như chúng ta, văn hóa có thể là chìa khóa để xây dựng nền tảng vững chắc, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực và nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong kỷ nguyên mới, khi chúng ta đối mặt với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, môi trường và lối sống, văn hóa cần được coi trọng hơn bao giờ hết. Văn hóa không chỉ là sự phản ánh quá khứ mà còn là sự dẫn dắt, định hướng cho tương lai như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Một quốc gia có nền văn hóa vững chắc là một quốc gia có khả năng vượt qua mọi thử thách, duy trì sự ổn định và đồng lòng để tiến bước trong bối cảnh toàn cầu hóa đầy cạnh tranh. Văn hóa là sức mạnh vô hình nhưng bền vững, là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội thịnh vượng cả về vật chất lẫn tinh thần”.

Vì thế, tăng cường giáo dục, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên” vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp hết sức quan trọng để ngăn ngừa tác động của những âm mưu, thủ đoạn xâm lăng văn hóa; tạo sức đề kháng, sự miễn dịch trong các tầng lớp nhân dân trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch.

 

NHẬN DIỆN VÀ PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “đoàn kết” là giá trị cốt lõi, “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nhận diện những luận điệu xuyên tạc, vu cáo

Khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Chúng chủ yếu lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”; vấn về tín ngưỡng, dân tộc, tôn giáo; tự do ngôn luận, báo chí; lợi dụng những khó khăn tạm thời trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; thổi phồng những thiếu sót của địa phương trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi để ra sức đả phá, tuyên truyền, kích động.

Các thế lực thù địch triệt để tận dụng, khai thác mọi sơ hở, thiếu sót để thực hiện thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc trên chính địa bàn các dân tộc thiểu số đang sinh sống nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động, tiến tới gây bạo loạn, ly khai. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ, tiếp sức bởi các thế lực thù địch và các tổ chức khác thiếu thiện chí với Việt Nam như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền – HRW, Ân xá quốc tế - AI, Đài Phát thanh Á châu tự do - RFA… Những chiêu trò chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc trên không gian mạng không có gì mới nhưng luôn được thế lực thù địch triệt để lợi dụng, xáo đi xáo lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Minh chứng sinh động phản bác mọi luận điệu xuyên tạc

          Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là chủ trương xuyên suốt, thống nhất của Đảng ta từ trước đến nay, được thể hiện trong nội dung nhiều văn kiện, nghị quyết, quyết định, chỉ thị qua các thời kỳ cách mạng. Theo đó, Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đại hội XIII của Đảng khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận trong công tác tuyên truyền, là cầu nối giữa các tổ chức đoàn thể với Nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Nhân dân với Đảng và chính quyền, tăng cường đồng thuận xã hội, tạo thành sức mạnh to lớn, bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Nhân dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Trong những năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc (18/11) diễn ra trong cả nước đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vào dịp này, tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn càng được phát huy, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng các gia đình điển hình có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”…, đấu tranh và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, loại bỏ những tệ nạn ra khỏi đời sống xã hội…

Thông qua Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, nhiều khu dân cư đã sáng tạo ra các hình thức thi đua giữa các xóm, tổ dân phố, tổ nhân dân, thực hiện các công trình dân sinh trên địa bàn, giải quyết việc làm, thành lập các tổ giúp đỡ nhau trong sản xuất hay xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chăm sóc người già yếu, neo đơn… Ngày hội cũng đã tạo điều kiện cho việc phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân, giúp cấp ủy đảng và chính quyền các cấp lắng nghe nguyện vọng, những phản ánh của Nhân dân trong cuộc sống…

Kết quả của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc là vô giá, là động lực về tinh thần trong đời sống chính trị của Nhân dân, từ đó tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, vấn đề dân chủ còn thể hiện ở phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại mỗi địa phương, góp phần vào kết quả chung trong xây dựng và phát triển của đất nước; đồng thời tất cả những điều đó là minh chứng sinh động để phản bác luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch./.

 


NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN BÔI LEM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Xuyên tạc, chống phá vấn đề nhân quyền là một trong những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Trong thời gian qua, lợi dụng các hoạt động đối ngoại nhân quyền của Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc.

Mới đây, ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trước sự kiện này, các đối tượng xấu lại tung ra những trò lố, hướng lái xuyên tạc trên mạng xã hội. Thông qua các bài viết, hình ảnh, video hay livestream, các tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ… xuyên tạc rằng “Việt Nam nhận được nhiều khuyến nghị cho thấy mức độ tồi tệ nhân quyền”, từ đó giở lại chiêu bài “Việt Nam cần chấm dứt đàn áp nhân quyền”! Trang mạng xã hội của Việt Tân livestream, rêu rao “Biểu tình trước Geneva Thụy Sỹ: Người Việt Nam đòi nhân quyền cho Việt Nam”. Trước đó, tổ chức này đăng nhiều thông tin kêu gọi tụ tập buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024 trước trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva “nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam”!

Trò hề này được số này “nhai đi nhai lại”. Ngày 3/10/2023, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vu cáo, kêu gọi “Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người trước chu kỳ rà soát định kỳ phổ quát (UPR)”. Điều đáng nói là những kêu gọi trên của HRW hoàn toàn không có cơ sở và lý lẽ xác thực, tổ chức này phớt lờ về tình hình quyền con người ở Việt Nam, dựa vào những thông tin sai trái, cóp nhặt từ những cá nhân, tổ chức bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Đến ngày 11/1/2024, HRW lại công bố báo cáo thường niên về thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia năm 2023, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này tiếp tục đưa ra các nhận định về nhân quyền tại Việt Nam một cách phiến diện, quy chụp.

Có thể thấy, mỗi khi Việt Nam ứng cử, trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hay trước các phiên đối thoại về báo cáo các quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), khi Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả rà soát… thì những chiêu trò vu khống, chống phá Việt Nam lại diễn ra quyết liệt. Âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của một số hội nhóm phản động, tổ chức đội lốt nhân quyền là thường đưa ra các bản khuyến nghị, thư ngỏ, báo cáo, nêu yêu sách để xuyên tạc ở nước ta không có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo; các quyền về dân sự, chính trị bị hạn chế, bị “chà đạp”. Thậm chí họ bịa đặt rằng, những người bất đồng chính kiến bị bắt giam một cách vô cớ, bị ngược đãi; vu cáo chính quyền bắt bớ tùy tiện, đàn áp công dân, xâm phạm quyền con người; đòi thả tự do cho những đối tượng phạm tội bị tạm giam hay bị kết án, nhất là số đối tượng có các hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, họ bịa đặt Việt Nam thực hiện không đúng cam kết quốc tế, không có đóng góp gì cho hoạt động nhân quyền quốc tế, kêu gọi các quốc gia không bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền. Trong quá trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc và trong các phiên đối thoại nhân quyền thường niên, các lực lượng thù địch tổ chức các cuộc biểu tình ở hải ngoại để phản đối phái đoàn của Việt Nam, gây sức ép tới các quốc gia khi lựa chọn lá phiếu bầu cử.

Những chiêu trò này diễn đi, diễn lại nhiều lần, từ năm này qua năm khác, nội dung được biến tấu theo bối cảnh sự kiện nhưng ý đồ thì không thay đổi. Mục đích là làm lu mờ những nỗ lực, thành tựu trong công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam; làm cho cộng đồng quốc tế hiểu sai, hiểu không đầy đủ về tình hình nhân quyền và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhân quyền; hạ thấp, phớt lờ những thành tựu đã được công nhận trong bảo đảm, thúc đẩy quyền công dân, quyền con người; hạ bệ vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tìm cách cô lập Việt Nam với thế giới./.