Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

NGÀY HỘI NON SÔNG!

Ngày 23/5 tới đây, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. 


Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; là nơi để cử tri cả nước phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

TỰ DO THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Việt Nam đã có tốc độ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là Internet, mạng xã hội hàng đầu thế giới. Hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động. Một số mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram… Với cơ chế hoạt động có tính chất tương tác cao, nhiều tính năng (như chat, livetream, tin nhắn, trò chuyện nhóm, blog, chia sẻ file, hình ảnh, game, diễn đàn trực tuyến…), mạng xã hội ngày càng thu hút nhiều người tham gia, trong đó, Facebook có hơn 65 triệu người sử dụng.


Không thể phủ nhận mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép tìm kiếm thông tin dễ dàng, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy giáo dục – đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước VN luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội.


Cố tình lờ đi sự thật đó, các thế lực thù địch cho rằng, Luật An ninh mạng của Việt Nam có tính đàn áp, cho phép Chính phủ có quyền hạn rất rộng, có thể hạn chế quyền tự do trên mạng, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp một lượng lớn dữ liệu và kiểm duyệt nội dung của người dùng. Một số kẻ chuyên rêu rao rằng, ở Việt Nam, mạng xã hội bị kiểm duyệt gắt gao, không có tự do thông tin, tự do Internet! Không những thế, họ còn đưa ra các thông tin bịa đặt, lồng ghép thật giả, cắt ghép kiểu “râu ông nọ xọ cằm bà kia” để ra một thứ giả mạo hoàn toàn…


Sự thật, đó là những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Tự do thông tin, tự do Internet, mạng xã hội ở Việt Nam trong khuôn khổ văn minh của xã hội loài người. Đó là: tự do của người này không vi phạm hay xúc phạm đến tự do, quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức khác; dân chủ phải đi liền với kỷ cương mới có thể bảo đảm văn minh trật tự an toàn xã hội.


1. Đảng, Nhà nước VN luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội. Những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, một phần nhờ tận dụng tốt cơ hội từ Internet và mạng xã hội.


Trên thực tế, thông qua các trang mạng xã hội, mọi người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã sử dụng mạng phục vụ cho công việc như giải quyết thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân. Các hội, nhóm được lập ra trên mạng xã hội có thể trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm xúc hay tổ chức diễn đàn tích cực, bổ ích…


Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ cho thấy Việt Nam đã, đang tạo môi trường “màu mỡ” cho các doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội, bảo đảm phát triển tự do thông tin. Mọi người dân đều “thoải mái” thông tin, tự do Internet, mạng xã hội trong khuôn khổ pháp luật – Đó là một thực tế trái ngược với cáo buộc của các thế lực thù địch.


Các văn bản pháp luật liên quan đến Internet và mạng xã hội như Bộ luật Hình sự 2015, Luật An ninh mạng 2018, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; Thông tư số 09/2014/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội bảo đảm cho hoạt động thông tin được diễn ra tự do lành mạnh. Đồng thời thực hiện công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội, cố tình vi phạm pháp luật. Điều đó cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều quốc gia như Mỹ, Úc… đều ban hành các văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực, phát tán tin giả…


2. Đối với mỗi cá nhân, mỗi nhà khoa học, chuyên gia, nghệ sĩ hay những youtuber, facebooker nổi tiếng cũng vậy, họ nổi tiếng và được tôn trọng khi họ lao động sang tạo đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội. Nhưng họ sẽ tự phủ định mình, tự làm mất giá trị của mình khi đi ngược lại lợi ích và giá trị của xã hội, cộng đồng.


Nguyễn Duy từng là người được tôn trọng vì có những sang tác giá trị và phẩm cách đạo đức. Nhưng đó là chuyện xưa. Nguyễn Duy bây giờ có những việc làm, lời nói thiếu chuẩn mực, núp bóng “hoạt động vì nghệ thuật”, lợi dụng khả năng viết và “lách”, “xuyên” để bôi nhọ, bẻ cong sự thật, bôi đen thực tế xã hội và thực tế dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.


Thơ Nguyễn nổi tiếng trên mạng xã hội trong vai trò nhà sáng tạo nội dung YouTube vui nhộn hướng vào đối tượng trẻ em. Với các chủ đề đa dạng, từ học tập, làm việc đến vui chơi, giải trí. Kênh YouTube Thơ Nguyễn từng là một trong bảy kênh có số người xem lớn ở Việt Nam, với 8,76 triệu lượt đăng ký theo dõi. Tuy nhiên, Thơ Nguyễn cũng từng đăng tải những clip vô bổ như tạo bồn tắm từ thạch rau câu, hay bị đánh giá là nguy hiểm nếu trẻ em bắt chước, làm theo như clip bỏ đá khô vào chai kín, đun bia, nước ngọt trên bếp… Cơ quan chức năng yêu cầu TikTok và YouTube chặn, gỡ các clip có dấu hiệu vi phạm, đồng thời mời chủ kênh này lên làm việc, ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng với Youtuber này vì cung cấp, chia sẻ thông tin, cổ xúy mê tín dị đoan…


3. Những năm qua, nhiều chế tài xử lý được ban hành, cơ quan chức năng tích cực vào cuộc, cộng đồng lập tức lên tiếng phê phán khi phát hiện hình ảnh, clip sai trái, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội. Đã có không ít facebooker, youTuber bị nhắc nhở, xử phạt do vi phạm.


Việc cung cấp, tiếp nhận thông tin, nội dung trên mạng đặt ra nhiều thách thức đối với xã hội và các nhà quản lý, nhất là những thông tin, clip mang nội dung độc hại lan tràn trên “thế giới ảo” để lại hậu quả thật khôn lường. Còn không ít các chủ trang mạng tiếp tục phát tán những video clip phản cảm, độc hại, vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín dị đoan, kích động bạo lực. Càng ngày các chủ kênh này càng có cách lách luật tinh vi hơn. Trong khi không phải ai cũng có đủ kỹ năng lọc nội dung phù hợp từ mạng xã hội…


Để hạn chế tác động tiêu cực của thông tin xấu độc, bên cạnh sự phối hợp hành động của cơ quan chức năng, nhà điều hành, quản lý mạng xã hội cần đặt ra quy định, chế tài nghiêm khắc, chặt chẽ hơn. Người cung cấp thông tin lên mạng xã hội cần tuân thủ quy định pháp luật, cung cấp giá trị tốt đẹp, nhân văn. Người tiếp nhận thông tin cũng cần chủ động chọn lọc thông tin lành mạnh, xác thực, kiên quyết loại bỏ, report nội dung sai sự thật, phản văn hóa, góp phần tạo ra môi trường an toàn trên không gian mạng, cũng là tránh cho mình khỏi lây nhiễm độc hại.


Có thể khẳng định, ở Việt Nam không hề có chuyện đàn áp mạng xã hội hay bắt người trái pháp luật đối với bất kỳ Facebooker, Blogger nào. Những thông tin bịa đặt đó thực chất là âm mưu chính trị của các thế lực thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, báo chí truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đề cao cảnh giác, không bị động, lúng túng trước những luận điệu và âm mưu, thủ đoạn chống phá. 


Mỗi người tham gia mạng xã hội cần cảnh giác trước thủ đoạn của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức tự phòng vệ. Khi phát hiện thông tin xấu độc, có thể báo đến đường dây nóng của cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý; chỉ đưa thông tin bổ ích và tiếp nhận thông tin hữu ích…/.

Giáo viên mầm non 'khóc ròng' vì nghỉ dịch

HÀ NỘIHết tiền song không dám về quê, thi thoảng Mai liên lạc với phụ huynh hỏi thăm học sinh cho đỡ nhớ. Nghe lũ trẻ hỏi bao giờ đi học, cô giáo khóc thầm. Một tuần qua, sau khi Hà Nội cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng Covid-19, Đặng Thị Mai, giáo viên một trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông, chỉ quanh quẩn ở phòng trọ, tranh thủ học thêm tiếng Anh và tìm tòi phương pháp dạy để đợi ngày đi làm trở lại. Nhớ học sinh, thi thoảng Mai liên lạc qua Zalo với phụ huynh để hỏi thăm và muốn nghe tiếng nói các con. Không được đi dạy, cũng không có tiền, Mai không dám về quê xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội vì ở đây có vài F1, em gái cô là F3. Mai lo lắng cho người thân ở quê nhưng bản thân cũng bế tắc. Mỗi tháng Mai được khoảng 5 triệu đồng tiền lương, nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu năm ngoái, trường phải đóng cửa hai cơ sở, lương của nhân viên bị chậm. Để có tiền cầm cự, Mai chỉ dám ứng trước một triệu đồng lương tháng trước. Cô và bạn cùng phòng, cũng là giáo viên mầm non, tiết kiệm tối đa trong mỗi lần đi chợ. Những lần nghỉ dịch trước, Mai và đồng nghiệp được hỗ trợ tiền ăn trưa 15.000 đồng một người, còn lần này trường chưa có kế hoạch vì còn nghe ngóng tình hình. Cô cũng vài lần thử kinh doanh online song phải nghỉ vì ế ẩm. Hôm trước, Mai đăng tin kiếm việc làm thêm trên Facebook nhưng không ai nhận. "Tôi áy náy khi đi làm gần 10 năm chưa biếu bố mẹ được đồng nào, giờ phải hỏi mẹ giúp đỡ. Nếu kẹt quá, tôi đành nhờ gia đình ở quê gửi tiền xuống", Mai chia sẻ. Cô giáo 28 tuổi cho hay, hai năm qua dịch bệnh liên miên, trường nhiều lần đóng cửa, nhưng cô chưa từng nghĩ đến chuyển việc khác vì còn yêu nghề. Nếu phải nghỉ lâu và tình hình ở quê đã ổn, cô sẽ về. "Làng Hát Mô May mắn hơn Mai, Thanh Giang, 29 tuổi, có thu nhập thêm nhờ chung vốn với chị họ mở cửa hàng nhỏ bán hàng tiêu dùng xách tay từ Nhật. Cô giáo quê Thanh Hóa có nhiều người thân kinh doanh tại Hà Nội, nhưng yêu trẻ, muốn gắn bó với nghề nên xem kinh doanh như nghề tay trái. Ngoài giờ dạy ở một trường mầm non tại quận Thanh Xuân, Giang bán hàng trên Facebook và cuối tuần lên phụ chị công việc ở cửa hàng. Mấy hôm nay không phải đi dạy, sáng nào Giang cũng lên cửa hàng rồi tối về phòng trọ. Thu nhập từ kinh doanh không nhiều nhưng cũng giúp cô bớt khó khăn so với đồng nghiệp cùng trường. Giang chưa có gia đình, ăn uống đơn giản, lại ít chi tiêu nên không quá căng thẳng về kinh tế. Bố mẹ ở quê ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm con gái nhưng Giang không dám về vì nhà xe hay dừng đón khách ở Hà Nam. Giang lo nhỡ đi cùng chuyến với người mắc bệnh sẽ liên lụy cho cả làng. Đợt nghỉ dịch đầu năm ngoái, cô về nhà và khi đi làm trở lại phải vay tiền mẹ chi tiêu. Sau vài đợt nghỉ, bố mẹ muốn Giang về dạy tại một trường mầm non công gần nhà, ổn định cuộc sống và lập gia đình. Tuy nhiên, cô xác định đã thoát ly lên Hà Nội lập nghiệp thì phải cố gắng. "Tình hình khó khăn chung nên hiện tôi chỉ còn biết chờ đợi, chi tiêu chắt bóp và cố gắng duy trì cửa hàng", Giang nói. Nhận thông báo học sinh tạm dừng đến trường từ 4/5, Thanh Cầm, giáo viên mầm non một trường tư thục ở Mỹ Đình, chỉ biết thở dài. Cô đang lo những ngày tới cả gia đình sẽ sống sao với đồng lương ít ỏi của chồng. Nghỉ phòng dịch đồng nghĩa với việc cô không có khoản lương hơn 4,5 triệu đồng một tháng. Bình thường hàng tháng, nếu con không ốm, thu nhập của vợ chồng Cầm cũng đủ chi tiêu cho gia đình nhỏ. Nhưng hai con của Cầm hay ốm cùng nhau, mỗi lần đi khám hết 700.000-800.000 đồng cả tiền thuốc. Tháng nào các con ốm nhiều, chi tiêu của cả nhà đội lên khiến chưa hết tháng đã hết tiền. "Nghĩ đến khoản tiền phòng trọ 2,5 triệu đồng/tháng, tiền chi tiêu phòng khi con ốm đau, tôi muốn khóc", Cầm nói. Đợt nghỉ dịch năm ngoái, mẹ con cô kéo nhau về nhà nội ở Hà Nam nhờ cậy ông bà. Lần này, quê nội có dịch, ba mẹ con ở lại Hà Nội trông nhau. Cô muốn tìm việc làm thêm nhưng không ai trông con và cũng sợ lây bệnh. Cầm thắt chặt chi tiêu tối đa, chỉ mua đồ ăn ăn theo các con. Tối chồng đi làm về, cô mới đi chợ nấu nướng và bớt chút ít để mai ông xã mang đi làm. Năm ngoái, trường mầm non nơi Cầm làm việc hỗ trợ mỗi giáo viên ít tiền để giữ chân và giúp duy trì cuộc sống. Nhưng trường cũng khó khăn nên chỉ hỗ trợ được 1-2 tháng. Năm nay, cô trông mong vào khoản hỗ trợ này, nhưng hiện chưa có. "Mọi chi tiêu hàng ngày đều cần đến tiền, trong khi tôi lại chẳng thể kiếm ra. Tôi mong tình hình sớm được kiểm soát để trở lại trường làm việc và có thu nhập", Cầm bày tỏ. Hôm 4/5, Cầm đến trường cất dọn đồ chơi, cất giường cho khỏi bụi vì không biết sẽ nghỉ đến bao giờ. Nhiều lúc Cầm cũng nghĩ đến bỏ nghề nhưng còn lăn tăn đi làm những việc khác, giờ giấc không ổn định, khó lo cho con cái. "Sau đợt này, tôi chắc phải nghĩ lại", Cầm nói. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thành phố có hơn 3.220 đơn vị giáo dục ngoài công lập với gần 46.000 giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo viên nhóm trẻ đông nhất khoảng 27.000, mầm non 10.000, tiểu học 2.700, THCS 1.200 và THPT 4.500. Trong đợt nghỉ phòng dịch đầu năm 2020, 17.580 giáo viên, nhân viên của 1.310 nhà trẻ, trường mầm non, tiểu học, THPT ngoài công lập không được hỗ trợ lương. Trong đó, giáo viên, nhân viên nhóm trẻ chiếm đông nhất - hơn 16.000. Ngoài ra, khoảng 14.000 giáo viên, nhân viên trường ngoài công lập chỉ được hỗ trợ dưới 50% lương và 14.000 người được hưởng 50% lương.

Bị tiêm nhầm 6 liều vaccine Covid-19

ITALY Cô gái 23 tuổi phải nằm theo dõi tại một bệnh viện ở vùng Tuscany sau khi bị tiêm đến 6 liều vaccine Covid-19 của Pfizer. Sự việc xảy ra ở một bệnh viện ở vùng Tuscany, miền trung Italy, hôm 9/5 khi y tá tiêm toàn bộ ống vaccine Covid-19, tương đương với 6 liều, cho cô gái 23 tuổi. Bệnh nhân hiện trong tình trạng sức khỏe tốt sau khi được truyền nước và dùng thuốc paracetamol. Danh tính cô gái và bệnh viện xảy ra sự cố chưa được tiết lộ. Sự việc đã được thông báo cho cơ quan quản lý dược phẩm Italy. Truyền thông Italy cho biết các nghiên cứu quá liều với vaccine Pfizer trước đây chỉ được tiến hành với 4 liều vaccine, trong đó cho thấy không có tác dụng phụ nào nguy hiểm với người đuộc tiêm. Tình trạng tiêm quá liều vaccine Pfizer đã được ghi nhận tại Mỹ, Australia, Đức và Israel.

Các nước bầu cử thời Covid-19 thế nào?

Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng các hình thức như bỏ phiếu sớm, quy định giờ cho nhóm cử tri cao tuổi, để đảm bảo bầu cử giữa đại dịch diễn ra an toàn. Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt của cuộc sống và làm thay đổi cách thức bầu cử của các quốc gia trong năm 2020. Do yêu cầu về giãn cách xã hội, các chiến dịch vận động không thể được tiến hành như trước đây. Mông Cổ khuyến khích vận động bằng hình thức trực tuyến. Nếu bắt buộc phải tổ chức sự kiện trực tiếp thì các quy định an toàn cần phải được đảm bảo như giữ khoảng cách, đo thân nhiệt, thông gió, vệ sinh tay và đeo khẩu trang. Singapore thực hiện cách tiếp cận tương tự khi đảng cầm quyền tổ chức mít tinh trực tuyến, mặc dù sự kiện được đánh giá là kém sôi động hơn các năm trước. Không giống như Mông Cổ, Singapore và Malaysia cấm tổ chức mít tinh trực tiếp. Malaysia ban đầu cấm cả việc đến từng nhà vận động, nhưng sau đó đã cho phép với các quy định như không bắt tay và chỉ tụ tập tối đa bà người. Chi phí tổ chức bầu cử trong thời đại dịch cao hơn thông thường do cần trang bị vật tư như găng tay, tấm che mặt, nước rửa tay và chất khử trùng. Malaysia và Singapore đã quyết định thiết lập thêm các điểm bỏ phiếu để giảm bớt tình trạng đông đúc. Bầu cử thời đại dịch cũng đòi hỏi tuyển mộ và huấn luyện kỹ lưỡng nhiều nhân viên hơn. Cử tri trên 65 tuổi là nhóm người gặp rủi ro lớn trước Covid-19. Hàn Quốc đã thiết lập các điểm bỏ phiếu đặc biệt cho nhóm này và tăng cường biện pháp phòng ngừa. Singapore cũng thành lập các điểm bỏ phiếu đặc biệt như vậy và dành 4 giờ bỏ phiếu đầu tiên, từ 8h đến 12h, cho người cao tuổi. Tuy nhiên, cùng với quy định mọi cử tri phải đeo găng tay khi vào bốt bỏ phiếu, điều này đã dẫn đến việc nhiều cử tri xếp hàng dài vào buổi chiều và buổi tối để chờ đến lượt. Do đó, cuộc bỏ phiếu đã phải kéo dài thêm hai giờ so với dự kiến ban đầu. Ở Jamaica, Jordan, Sri Lanka, Hàn Quốc, Saint Vincent và Grenadines (vùng Caribe), những cử tri nhiễm nCoV hoặc bị cách ly cũng có thể bỏ phiếu trong những thời gian được ấn định đặc biệt vào ngày bầu cử nếu họ xin phép trước và được giới chức phê duyệt. Cộng hòa Czech và Litva triển khai hình thức bỏ phiếu không rời khỏi xe với người nhiễm nCoV hoặc tự cách ly. Cử tri lái xe qua điểm bầu cử, bỏ lá phiếu đã điền đầy đủ vào thùng phiếu. Luật quy định hình thức này đã được thông qua hai tháng trước cuộc bầu cử địa phương và thượng viện của Cộng hòa Czech vào tháng 10/2020. Trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 3/2020, Israel thiết lập 16 trạm bỏ phiếu cho 5.630 cử tri phải cách ly tại gia sau khi về nước. Kuwait và bang Idaho của Mỹ cũng thiết lập các điểm bỏ phiếu đặc biệt vào ngày bầu cử nhằm tránh để họ tiếp xúc với các cử tri khác. Ngoài ra, nhiều nước còn triển khai các hình thức khác như bỏ phiếu sớm để giảm bớt tình trạng cử tri đến quá đông trong ngày bầu cử. 15 quốc gia tổ chức bầu cử năm 2020 đã áp dụng hình thức này. Hàn Quốc kéo dài thời gian bỏ phiếu sớm so với trước đây, kết quả là 26,7% (11,7 triệu phiếu) cử tri đã bỏ phiếu sớm năm 2020 so với 12,2% (5,1 triệu phiếu) trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2016. Tương tự, New Zealand chứng kiến tỷ lệ bỏ phiếu sớm tăng 37,2% (1,98 triệu phiếu) so với cuộc bầu cử năm 2017 (1,2 triệu phiếu) và 63,7% so với cuộc bầu cử năm 2014 (hơn 717.000 phiếu). Một số quốc gia thay đổi quy định về bỏ phiếu sớm để phục vụ những người phải cách ly hoặc nhiễm nCoV. Ở Myanmar, cử tri không thể trở về nơi cư trú vì những hạn chế phòng dịch có thể bỏ phiếu tại các địa điểm tạm thời trước ngày bầu cử. Tại Bắc Macedonia (Đông nam Âu) cử tri nhiễm nCoV và người tự cách ly tại nhà có thể đăng ký bầu cử thông qua đại diện hoặc bằng phương thức điện tử, như qua email hoặc ứng dụng trực tuyến. Bỏ phiếu qua thư là hình thức gửi lá phiếu đã điền qua đường bưu điện trước một thời hạn cụ thể. Cử tri phải đăng ký trước để được gửi lá phiếu. 8 quốc gia tổ chức bầu cử vào năm 2020 đã sử dụng hình thức này. Ở Ba Lan, bỏ phiếu qua thư được triển khai trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/6/2020 nhưng không được sử dụng đáng kể, chỉ với 177.500 phiếu. Tuy nhiên, bỏ phiếu qua thư tại Mỹ chứng kiến sự gia tăng đáng kể từ chỉ hơn 17% vào năm 2016, tương đương khoảng 23 triệu phiếu, lên hơn 41%, tức gần 36 triệu, vào năm 2020. Bang Bavaria của Đức và một số bang của Mỹ đã triển khai bầu cử hoàn toàn qua thư nhưng cách làm này không được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Bỏ phiếu hộ là hình thức một cử tri ủy quyền cho người khác bỏ phiếu cho họ. 4 quốc gia gồm Belize (Trung Mỹ), Croatia, Ba Lan và Thụy Sĩ cho phép bỏ phiếu hộ vào năm 2020. 21 quốc gia cho phép người phải cách ly hoặc nhiễm nCoV bỏ phiếu tại nhà bằng thùng phiếu di động, gồm Croatia, Cộng hòa Czech , Litva, Moldova (Đông Âu), Montenegro (vùng Balkan), Myanmar, Bắc Macedonia, Romania và Hàn Quốc. Ở Montenegro, giới chức bầu cử được trang bị đồ bảo hộ và được đào tạo để tuân thủ quy trình chống dịch đã mang thùng phiếu di động đến cho các cử tri. Họ giữ khoảng cách với nhau, cử tri được yêu cầu đeo khẩu trang và chỉ cởi bỏ trong thời gian ngắn để nhận dạng và phải khử trùng tay trước và sau khi bỏ phiếu. Đối với cuộc trưng cầu dân ý ở Italy, những người nhiễm nCoV có thể bỏ phiếu tại nhà nếu đề nghị giới chức 5 ngày trước ngày bầu cử. Việc thu thập phiếu bầu diễn ra trong điều kiện an toàn y tế tối đa. Seychelles (Đông Phi) thiết lập 5 điểm bỏ phiếu đặc biệt cho các cử tri làm việc trong dịch vụ thiết yếu, bệnh nhân nằm viện, cư dân trong viện dưỡng lão và những người trong các cơ sở cách ly. Những địa điểm này chỉ mở cửa vào những ngày và giờ nhất định. Tại Singapore, trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 7/2020, các đội bỏ phiếu di động đã mang các thùng phiếu đến với những công dân trở về từ nước ngoài bị cách ly trong khách sạn. "Đại dịch khiến chúng ta phải xem xét xét liệu các phương pháp bỏ phiếu truyền thống có phù hợp hay không. Nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương đã nhanh chóng điều chỉnh các thủ tục, thông qua việc mở rộng quy định và cung cấp thêm hình thức bỏ phiếu", Erik Asplund, chuyên gia Chương trình Tiến trình Bầu cử tại Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử, nhận xét. "Bài học về cách điều chỉnh bầu cử từ kinh nghiệm của các nước vào năm 2020 sẽ có ý nghĩa cả trong thời kỳ đại dịch và sa

Hàng chục thi thể nghi nạn nhân Covid-19 dạt vào bờ sông

ẤN ĐỘÍ t nhất 40 thi thể dạt vào bờ sông Hằng nằm giữa bang Bihar và Uttar Pradesh, giới chức nghi là nạn nhân Covid-19 không được an táng. "Sự việc xảy ra ở khúc sông Hằng tại quận Buxar, gần ranh giới bang Bihar và Uttar Pradesh. Chúng tôi đã chỉ đạo giới chức xử lý các thi thể bằng cách chôn cất hoặc hỏa táng", Ashok Kumar, quan chức địa phương, cho biết hôm nay. Truyền thông quận Buxar cho biết số thi thể dạt vào bờ có thể lên tới khoảng 100, thêm rằng không ít trong số này đang phân hủy và có thể đã ở dưới sông nhiều ngày. Một số quan chức tỏ ra lo ngại đó là những nạn nhân qua đời vì Covid-19. Cư dân địa phương tin rằng các thi thể bị thả xuống sông vì các khu hỏa táng bị quá tải hoặc người thân không đủ tiền mua củi. "Đây là điều thực sự khiến chúng tôi bị sốc", Kameshwar Pandey, một người sống gần bờ sông, cho hay. Đại dịch Covid-19 vẫn càn quét Ấn Độ và đang lây lan nhanh ở các vùng quê rộng lớn, gây quá tải hệ thống y tế cũng như lò hỏa táng và nghĩa trang. Bihar và Uttar Pradesh là hai trong số những bang nghèo nhất Ấn Độ. Thống kê của chính phủ Ấn Độ cho thấy mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết vì Covid-19, trong khi tổng số ca tử vong đã gần chạm ngưỡng 250.000 trong gần 23 triệu người nhiễm nCoV. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng con số thực tế có thể cao gấp nhiều lần. Làn sóng Covid-19 thứ hai đẩy hệ thống y tế Ấn Độ vào bờ vực sụp đổ, nhiều bệnh nhân chết do thiếu oxy hoặc không được nhập viện. Các bệnh viện kín chỗ, đồng thời rơi vào tình trạng thiếu oxy và thuốc men trong một hệ thống y tế vốn đã xuống cấp. Một số thành phố lớn cũng báo cáo số lượng thi thể cần chôn cất và hỏa táng theo quy trình dành cho bệnh nhân Covid-19 lớn hơn nhiều so với số ca tử vong chính quyền công bố.

Tuần duyên Mỹ nổ 30 phát súng cảnh cáo tàu Iran

Một tàu tuần duyên Mỹ đã nổ 30 phát súng cảnh cáo khi "nhóm lớn" tàu hải quân Iran áp sát trên eo biển Hormuz. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết 6 tàu hải quân Mỹ đang hộ tống một tàu ngầm trang bị tên lửa dẫn đường khi chạm trán 13 "tàu tấn công nhanh" của Lực lượng Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGCN) trên eo biển Hormuz ngày 10/5. John Kirby nói nhóm tàu IRGCN đã hành động "thiếu chuyên nghiệp và không an toàn" khi áp sát các tàu Mỹ "với tốc độ nhanh" ở khoảng cách chưa tới 140 mét. Chiến hạm USCGC Maui của Mỹ buộc phải bắn cảnh cáo 30 phát, sau khi Mỹ đã cố thử "tất cả quy trình thích hợp" khác, theo Kirby. Sau lượt bắn cảnh cáo thứ hai, nhóm tàu IRGCN rút lui. "Sự quấy rối của hải quân IRGN không phải hiện tượng mới", Kirby nói. "Như chúng tôi đã nói, đây là hoạt động không an toàn, thiếu chuyên nghiệp và có thể dẫn tới ai đó bị thương hay một tính toán sai lầm trong khu vực. Nó không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai". Vào tháng 4, tàu hải quân Iran cũng áp sát tàu Mỹ ở khoảng cách hơn 60 mét trên Vịnh Ba Tư. Trước đó cùng tháng, 4 tàu IRGCN, gồm ba tàu tấn công nhanh và một tàu hỗ trợ, áp sát hai tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ ở khoảng cách hơn 64 mét. Cuộc chạm trán ngày 10/5 là căng thẳng mới nhất giữa Mỹ và Iran. Tuần trước, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết đang cân nhắc đóng băng một tỷ USD mà Iran có thể sử dụng cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Những căng thẳng này xảy ra giữa lúc các cường quốc thế giới và Iran đang tìm cách tăng tốc đàm phán nhằm đưa Washington và Tehran trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Lời hứa dang dở của nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới

Viện Huyết thanh Ấn Độ từng thề bảo vệ đất nước khỏi Covid-19 và cung cấp vaccine cho người nghèo trên toàn thế giới để chống lại đại dịch. Adar Poonawalla, 40 tuổi, người đứng đầu Viện Huyết thanh Ấn Độ (ISI), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, từng cam kết đóng vai trò hàng đầu trong nỗ lực tiêm chủng chống Covid-19. Đế chế của ông đã ký các thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD để sản xuất và xuất khẩu vaccine sang các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Nhưng những lời hứa hẹn đó đã sụp đổ. ISI không thể cung cấp vaccine như cam kết, khi Ấn Độ đang bị nhấn chìm trong làn sóng Covid-19. Điều này khiến các quốc gia và nhóm viện trợ khác phải chạy đua tìm kiếm nguồn hàng khan hiếm ở nơi khác. Poonawalla cũng thừa nhận một mình Viện Huyết thanh không đủ khả năng giải quyết sớm vấn đề của Ấn Độ và giảm bớt gánh nặng tiêm chủng cho những nước nghèo trên thế giới. Ông cho biết sản xuất vaccine yêu cầu đầu tư lớn và cũng phải chấp nhận các rủi ro. "Vấn đề là không ai dám chấp nhận các rủi ro như tôi đã làm từ sớm. Tôi ước những người khác dám làm như vậy", ông nói. Tình thế khó khăn hiện tại của Poonawalla cũng chính là những gì mà Viện Huyết thanh và chính phủ Ấn Độ phải đối mặt. Vào tháng 1, khi Ấn Độ khởi động chương trình tiêm chủng và bắt đầu xuất khẩu vaccine, Thủ tướng Narendra Modi cam kết vaccine của họ sẽ "cứu nhân loại". Nhưng thảm kịch đang diễn ra ở Ấn Độ cho thấy, ngay cả với nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới cũng không thể tự cứu mình. Triển vọng tiêm chủng dài hạn của Ấn Độ có thể được cải thiện sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden tuần trước ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine, giúp các nhà máy Ấn Độ có thể tăng sản xuất. Tuy nhiên, điều đó không giúp ích gì cho cuộc khủng hoảng hiện tại, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 246.000 người. ISI từng giành được sự ủng hộ của Thủ tướng Modi vì nó phù hợp với câu chuyện Ấn Độ tự lực, sẵn sàng sánh ngang với các cường quốc lớn trên thế giới mà Thủ tướng theo đuổi. Tuy nhiên, khi Ấn Độ và Viện Huyết thanh đều lâm vào cảnh khó khăn, nhiều người hoài nghi về tham vọng này. "Năng lực của chúng tôi cực kỳ kém", Manoj Joshi, thành viên của Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên (ORF) ở New Delhi, nói. "Chúng tôi là một nước nghèo. Tôi hy vọng hệ thống của chúng tôi có thể khiêm tốn hơn". Poonawalla đã tiếp quản ISI cách đây 10 năm từ bố, ông Cyrus, một tỷ phú vaccine. Trước cuộc khủng hoảng, ông được truyền thông Ấn Độ ca ngợi như một tấm gương của tầng lớp doanh nhân trẻ. Năm ngoái, ISI ký thỏa thuận với AstraZeneca để sản xuất một tỷ liều vaccine, gọi là Covishield ở Ấn Độ. Viện cũng nhận khoản tài trợ hơn 300 triệu USD từ Quỹ Gates để đảm bảo cung ứng 200 triệu liều Covishield và một loại vaccine khác đang được phát triển cho Liên minh Gavi, đối tác giám sát Covax, chương trình phân phối vaccine cho các nước nghèo do WHO bảo trợ. Trong giai đoạn giữa tháng 1 và tháng 3, ISI cam kết bán khoảng 1,1 tỷ liều vaccine trong những tháng tới. Nhưng cho đến thời điểm Ấn Độ dừng phần lớn hoạt động xuất khẩu vaccine hồi cuối tháng 3, ISI mới cung cấp được 60 triệu triều, một nửa trong đó cho Gavi. Gavi tuần trước phải ký thỏa thuận với Novavax, công ty vaccine của Mỹ, để giải quyết nguồn cung vaccine. Nepal, quốc gia láng giềng của Ấn Độ, trước đó phải thay đổi luật mua bán để thanh toán trước 80% cho ISI, tương đương 6,4 triệu USD, để mua hai triệu liều Covishield. ISI đã chuyển cho Nepal một triệu liều đầu tiên, nhưng đề nghị trả lại tiền cho một triệu liều còn lại. Nepal đã từ chối nhận lại tiền, với hy vọng có thể nhận thêm được vaccine để ứng phó với thảm họa đang lan nhanh từ Ấn Độ. "Tôi thấy buồn vì chúng tôi không thể tiếp tục giúp đỡ họ, nhưng đừng quên ưu tiên đầu tiên của tôi là quốc gia, nơi đã cho tôi mọi thứ. Rốt cuộc tôi vẫn là một người Ấn Độ. Tôi có thể là một công ty Ấn Độ toàn cầu, nhưng thực tế chúng tôi là người Ấn Độ. Chúng tôi cần lo cho chính mình, như cách Mỹ hay châu Âu đã làm", Poonawalla nói. Nhưng ISI cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của chính Ấn Độ. Kế hoạch của ISI là phân chia vaccine theo tỷ lệ 50-50 giữa Ấn Độ và phần còn lại của thế giới, bằng cách trực tiếp xuất khẩu hoặc thông qua Covax. Hiện tại, ISI đóng góp 90% nguồn cung của Ấn Độ nhưng vẫn không đủ đáp ứng như cầu. Chưa đến 3% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ và nhiều bang đã rơi vào tình trạng cạn vaccine. ISI đã không thể hoàn thành các cam kết của mình. Mùa thu năm ngoái, Poonawalla nói rằng trong năm nay, ISI sẽ cung cấp 100 triệu liều mỗi tháng, trong đó khoảng 40% là xuất khẩu. Nhưng sau vụ hỏa hoạn tại một cơ sở sản xuất, công suất của ISI chỉ duy trì ở mức 72 triệu liều mỗi tháng. Tuy nhiên, ông cho biết chính phủ đã tài trợ hơn 200 triệu USD để giúp công ty đạt mục tiêu này vào mùa hè năm nay. Hồi tháng 4, Poonawalla kêu gọi Tổng thống Biden bỏ lệnh cấm vận với nguyên liệu thô sản xuất vaccine. Mỹ sau đó cho biết họ sẽ gửi nguyên liệu thô tới Viện Huyết thanh để tăng sản lượng vaccine, nhưng Poonawalla cho biết lô hàng đó vẫn chưa tới. Poonawalla cũng bị chỉ trích vì tính mức giá khác nhau với các lô vaccine cho chính phủ, các bang và bệnh viện tư nhân. Hai tuần trước, ISI cho biết sẽ để giá 5 USD/ liều cho các bang, cao hơn 3 USD so với các lô hàng bán cho chính phủ. Tuần trước, sau khi vấp nhiều chỉ trích, Poonawalla đã hạ giá xuống 4 USD/liều. Tuy nhiên, nhiều người đã chỉ ra rằng trong một cuộc phỏng vấn, Poonawalla tuyên bố đang thu về lợi nhuận dù với mức giá bán cho chính phủ. Người đứng đầu ISI giải thích họ bán giá thấp hơn cho chính phủ vì lượng đặt hàng lớn hơn. "Mọi người không hiểu. Họ chỉ nhìn vào một vài thứ đơn lẻ và lên án bạn, mà không nhận ra rằng trên thế giới mặt hàng này được bán với giá 20 USD mỗi liều nhưng chúng tôi chỉ cung cấp nó với giá 5-6 USD ở Ấn Độ", ông nói. Poonawalla chia sẻ ông đã nhận được rất nhiều lời phàn nàn, thậm chí đe dọa. Công ty ông tháng trước đã phải yêu cầu chính phủ Ấn Độ cung cấp thêm lực lượng an ninh. Chính phủ hai tuần trước đồng ý bố trí 4-5 nhân viên an ninh vũ trang cho Poonawalla. Trong một cuộc phỏng vấn với Times of London tuần trước, ông kể đã nhận được nhiều cuộc gọi liên tục, hung hăng yêu cầu cung cấp vaccine ngay lập tức từ các chính trị gia và một số "những người quyền lực nhất Ấn Độ". "Đe dọa là đã nói giảm rồi", ông nói. Nhưng trong cuộc phỏng vấn với NYTimes sau đó, ông bác bỏ những mối đe dọa trong khi văn phòng của ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết. Ông cũng bác bỏ thông tin phải rời Ấn Độ tới Anh vì những lời đe dọa đáng ngại như thông tin của Times of London. Ông nói đó chỉ là một chuyến công tác kết hợp thăm con đang du học ở Anh. ISI đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Anh, với khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển lên tới 335 triệu USD, nhằm tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng, xây dựng văn phòng bán hàng và có thể xây dựng nhà máy sản xuất, theo văn phòng của ông Poonawalla. "Chúng tôi đang chịu áp lực rất lớn từ chính quyền bang, thủ hiến, công chúng, bạn bè và tất cả họ đều muốn vaccine. Và tôi chỉ đang cố gắng phân phối nó một cách công bằng nhất có thể", ông Poonawalla nói.

Hàng trăm thi thể Covid-19 chất trong xe đông lạnh Mỹ cả năm

Thi thể hàng trăm nạn nhân Covid-19 vẫn bảo quản trong xe lạnh hơn một năm sau khi New York rơi vào cao điểm bùng phát dịch. Những chiếc xe đông lạnh sử dụng làm nhà xác tạm thời ở phía nam quận Brooklyn vẫn lưu giữ 759 thi thể, dù không phải tất cả đều là nạn nhân Covid-19, như một lời nhắc nhở về nỗi đau mà thảm kịch đã gây ra cho thành phố New York năm ngoái. Đầu tháng 4/2020, New York có lúc ghi nhận hơn 800 ca tử vong do Covid-19 trong một ngày. Trong tuần đầu tháng 4, trung bình mỗi ngày thành phố có 566 người chết. "Kho bảo quản dài hạn được lập ra trong thời kỳ dịch cao điểm để đảm bảo các gia đình có thể lựa chọn nơi an nghỉ cho người thân tới khi tìm được địa điểm phù hợp", Mark Desire, phát ngôn viên của Sở Giám định Y tế New York, nói hôm 7/5, cho hay đang hỗ trợ các gia đình tìm nơi chôn cất. Cuối tháng 3/2020, xe lạnh cũng được sử dụng làm nhà xác tạm thời bên ngoài các bệnh viện của thành phố, trong bối cảnh số người chết tăng cao ở tâm dịch của nước Mỹ. Lần cuối New York sử dụng biện pháp bảo quản xác này là sau vụ khủng bố 11/9/2001, khi cơ quan giám định phải khám nghiệm hàng chục nghìn bộ phận cơ thể trong số 2.753 người thiệt mạng trong vụ sập tháp Trung tâm Thương mại Thế giới.

Trung Quốc nói sử dụng Liên Hợp Quốc như nền tảng cho sự kiện trực tuyến về Tân Cương là xúc phạm và kêu gọi các nước không tham gia.

"Mỹ đã liên kết với một số quốc gia, lạm dụng nguồn lực và nền tảng Liên Hợp Quốc, bôi nhọ và tấn công Trung Quốc vì lợi ích riêng. Đây hoàn toàn là sự xúc phạm đối với Liên Hợp Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 10/5. Trung Quốc tiếp tục kêu gọi các nước thành viên Liên Hợp Quốc không tham dự cuộc họp trực tuyến về người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương mà Mỹ, Anh và Đức lên kế hoạch tổ chức vào 12/5. Bắc Kinh nói những nước tổ chức sự kiện đang sử dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. "Chúng tôi tin các nước thành viên sẽ nhìn thấu kế hoạch chính trị này và lựa chọn chối bỏ", phái bộ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết trong một tuyên bố sau đó cùng ngày. "Mỹ và các nước đồng tổ chức đang bị ám ảnh thêu dệt các lời nói dối và âm mưu sử dụng vấn đề liên quan Tân Cương để kiềm chế Trung Quốc và gây lộn xộn ở Trung Quốc". Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong cuộc họp với các ngoại trưởng của nhóm G7 tuần trước, nói Washington không cố "kiềm chế hay kìm hãm Trung Quốc". Một số nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền nhiều lần cáo buộc chính quyền ở Tân Cương bắt và tra tấn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung. Hồi tháng 1, Washington đã cấm nhập khẩu các sản phẩm từ bông và cà chua từ Tân Cương vì cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức. Bắc Kinh đã bác cáo buộc và nói các trại ở Tân Cương là trung tâm đào tạo nghề nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không thể tách rời Tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin

 

   Đại hội XIII của Đảng là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước và hoạch định những đường lối chiến lược trong tầm nhìn dài hạn, nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 ( kỷ niệm tròn 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (kỷ niệm 100 thành lập nước).

Với vị trí ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, các văn kiện đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định phải kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong thời gian trước và sau Đại hội XIII của Đảng các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng với những thủ đoạn ngày càng xảo quyệt và nguy hiểm. Chúng tung ra những luận điệu đều có chung mục đích chống phá Đảng ta, nhưng hình thức thể hiện ngày càng thay đổi đa dạng.

Có quan điểm công khai trắng trợn, thể hiện rõ sự thù địch, hằn học với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có quan điểm thừa nhận lịch sử nhưng lại phủ nhận giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin... Đặc biệt, những luận điệu cố tình tách rời mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó “nâng tầm” một cách giả tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm có tính ngụy biện dễ làm cho một số người ngộ nhận, tin theo. Thực tế đã và đang khẳng định bản chất cách mạng và khoa học, giá trị và sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá một cách khách quan, chính xác, đầy đủ và sâu sắc về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” (1). Theo Người, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nghiên cứu lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin và nêu rõ bản chất cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin  một cách cơ bản, hệ thống. Theo Người: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ “tách mình” ra khỏi C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin để đưa ra các quan điểm riêng, mà như Người nói là “cố gắng vận dụng” tư tưởng của các nhà kinh điển đó, “nhưng vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Nếu không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì không có tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ khi tiếp nhận được chủ nghĩa Mác – Lênin thì tư tưởng Hồ Chí Minh mới thực sự được xác lập và phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thế giới quan, phương pháp luận khoa học, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời, đặt “hòn đá tảng” những vấn đề có tính nguyên tắc về lập trường quan điểm, về tinh thần xử lý mọi việc. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những cống hiến đó có được trước hết do Người đã nắm được bản chất cốt lõi, “linh hồn sống” trong tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin là phép biện chứng duy vật.

Theo Hồ Chí Minh, mục đích học chủ nghĩa Mác - Lênin là để phụng sự lợi ích chung, chứ không có gì cao xa, nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”(3). Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học, cách mạng thống nhất biện chứng với nhau. Vì thế, không thể tách rời mối quan hệ vốn có giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và ngược lại. Cũng không thể đề cao hoặc tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như bằng cách này hay cách khác lại phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.

Để thực hiện động cơ chính trị đen tối, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tách rời chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch cho rằng: “Ở Việt Nam bây giờ học thuyết Mác - Lênin đã lỗi thời, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, chỉ cần nói tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, không cần nói chủ nghĩa Mác – Lênin”. Đây là luận điệu không phải là sự ca ngợi, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh theo đúng giá trị đích thực, vốn có trong tư tưởng của Người; mà trái lại thực chất các thế lực phản động muốn cô lập, tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nguồn gốc lý luận chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời làm suy yếu và tiến tới phủ nhận chính tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này là hết sức nguy hiểm vì đích cuối cùng luận điểm này hướng đến đó là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; tiến tới phủ nhận nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng, làm suy yếu và đi đến xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ cương lĩnh đầu tiên năm 1930 cho đến văn kiện Đại hội VI (năm 1986) luôn nhất quán khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta có sự phát triển, bổ sung trên cơ sở sự vận động của thực tiễn và khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Đây là biểu hiện về nhận thức đúng, sâu sắc mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XIII của Đảng đã tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới và rút ra một số bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học: “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam” (4). Như vậy, Đảng ta xác định rất rõ: công cuộc đổi mới hiện nay phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Những biểu hiện tư tưởng cố tình tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách “ra vẻ” đề cao hoặc “nâng tầm” tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn trái với quan điểm, đường lối của Đảng ta. Vì vậy, cần kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và rèn luyện, hơn 75 năm qua, luôn là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng khen ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam luôn chủ động, nhạy bén tích cực đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội của các thế lực thù địch. Tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị và bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”, Quân đội ta sẽ tiếp tục xung kích đi đầu để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội; các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị… tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.


Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.289

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.315

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.668

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng khóa VI, VII, XII và dự thảo các văn kiện trình đại hội XIII của Đảng.

Các nguồn lây đều được kiểm soát, phát huy sức mạnh của toàn dân dồn tổng lực để dập dịch

 

Các nguồn lây đều được kiểm soát, phát huy sức mạnh của toàn dân dồn tổng lực để dập dịch

Chiều 10/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19.

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo cụ thể về các nội dung: Đánh giá tình hình hiện nay; dự báo tình hình sắp tới; các giải pháp đã triển khai; các phương án, kịch bản chuẩn bị cho mọi tình huống cho thời gian tới.

Trong đó, đánh giá kỹ lưỡng những đặc điểm nổi bật cần lưu ý của đợt dịch, các giải pháp đã phù hợp, hiệu quả chưa, cần bổ sung, tăng cường, đẩy mạnh những nội dung nào, các bài học kinh nghiệm cần rút ra. Thủ tướng lưu ý cần làm rõ về việc chuẩn bị vật tư y tế, các trang thiết bị cho các địa phương; các vướng mắc (nếu có) về cơ chế tài chính; việc chuẩn bị nguồn vaccine; tiến độ xây dựng các tiêu chí xác định các mức nguy cơ, cảnh báo dịch.

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch Covid-19. Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm dứt ngay, không để tái diễn.

Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là tổ chức thành công, an toàn cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Thủ tướng cho rằng, cần báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức việc tiếp xúc cử tri một cách đúng quy định nhưng phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Kiểm soát tốt tình hình, các ca bệnh mới khó lây ra cộng đồng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thời gian qua, nhìn chung các bộ ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế… trong công tác phòng chống dịch.

Thứ trưởng khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, cơ bản chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đại đa số các ca bệnh đều xác định được nguồn lây.

“Số ca bệnh ghi nhận trong những ngày qua đều là các trường hợp F1, đã được khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu từ những ngày trước đó. Nên khả năng lây ra cộng đồng thấp. Do chúng ta truy vết thần tốc, số F1 đông, nhưng năng lực xét nghiệm của địa phương có dịch chưa theo kịp dẫn đến công bố kết quả xét nghiệm chậm”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lý giải việc số ca phát hiện trong những ngày qua rất cao và khẳng định: Các ổ dịch hiện tại cơ bản đã được kiểm soát.

Thời gian tới, phải tiếp tục tuân thủ nghiêm những nguyên tắc đã có trong phòng chống dịch là: Ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch và điều trị. Phải chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Muốn tấn công phải phát hiện nhanh, khoanh vùng nhanh… để hạn chế nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm (năng lực truy vết, lấy mẫu, bảo đảm máy móc, sinh phẩm, kỹ thuật viên,…); tiếp tục phát huy vai trò của Tổ chuyên gia phân tích diễn biến tình hình dịch; khoanh vùng cách ly gọn nhất có thể, tránh cực đoan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân; đặc biệt cần tăng cường xét nghiệm sàng lọc, tầm soát nguồn bệnh ở những khu vực có nguy cơ, chủ động truy tìm F0; triển khai lắp đặt camera giám sát ở những khu vực có nguy cơ; người dân phải tuân thủ khuyến cáo 5K để phòng chống dịch bệnh…

Kiểm soát cả 4 nguồn lây

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tuy số ca bệnh nhiều nhưng qua phân tích dịch tễ của các chuyên gia, tựu chung lại chỉ có 4 nguồn chính:

Thứ nhất là nguồn lây từ TP. Đà Nẵng. Nguồn này phân ra 2 nhánh. Nhánh 1 là ca bệnh từ khu cách ly tập trung rồi về tỉnh Hà Nam lây ra cộng đồng; nhánh 2 là lây từ  một quán bar và một cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp lan ra nhiều tỉnh nhưng cơ bản đến nay các địa phương đã khoanh hết được F1, cơ bản chúng ta kiểm soát được nguồn lây này.

Nguồn thứ hai từ khu cách ly ở Yên Bái, lây nhiễm chéo trong các chuyên gia Ấn Độ, Trung Quốc rồi lan xuống Vĩnh Phúc và một số tỉnh. Các địa phương cũng lấy tất cả mẫu F1, lấy được nhiều mẫu F2, đang xét nghiệm được khoảng 2/3. Dự kiến tới đây mỗi ngày sẽ có thêm một số ca thuộc nguồn này, nhưng về cơ bản chúng ta đã kiểm soát được.

Nguồn thứ ba từ Hải Dương do 1 người nhập cảnh trái phép từ Lào về. Nguồn lây này đang được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ.

Nguồn thứ tư, đang nóng nhất, là từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 lan ra rất nhiều tỉnh; lây sang Bệnh viện K rồi tiếp tục lan ra nhiều địa phương. Đến giờ phút này, chùm ca bệnh thông qua Bệnh viện K đã cơ bản được kiểm soát. Theo thông tin từ Bộ Y tế cũng như các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… việc phát hiện, truy vết, lấy mẫu, khoanh vùng đang được triển khai rất nhanh, dự kiến sẽ ghi nhận thêm một số ca nhưng trong khoảng 3 đến 5 ngày tới dự kiến cơ bản kiểm soát được tình hình.

Kiên trì các nguyên tắc chống dịch

Đại diện lãnh đạo các bộ tham gia họp thống nhất phải tiếp tục quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống dịch.

Các ý kiến cho rằng, cơ bản chúng ta đã có đầy đủ các quy định nhưng khâu tổ chức thực hiện ở đâu đó vẫn có vấn đề, vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch. Theo đó, cần rà soát lại các quy định để “bịt kín các kẽ hở”; phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, địa phương; bảo đảm các điều kiện chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; nâng cao năng lực xét nghiệm; tăng cường lực lượng, trang thiết bị quản lý chặt chẽ biên giới, người nhập cảnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch; gỡ vướng thủ tục về tài chính trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men phục vụ phòng chống dịch; rà soát, đánh giá đúng “thực lực” bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, yêu cầu Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả như những ngày qua, tiếp tục đề cao cảnh giác vì ngoài 4 nguồn dịch trên, vẫn có thể còn nguồn dịch trong cộng đồng mà chúng ta chưa phát hiện được.

Người dân phải tuyệt đối tuân thủ thông điệp 5K, nhất là khẩu trang. Các địa phương phải xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang ra nơi công cộng; chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm. Đặc biệt, chúng ta phải kiên trì nguyên tắc chống dịch mà thực tiễn đã chứng minh chúng ta đã thành công trong những đợt chống dịch trước đây.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu thực tế, các địa phương rất khó khăn về cơ chế tài chính khi mua sắm, bảo đảm máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế,… phục vụ công tác phòng chống dịch. Tinh thần của chúng ta là “chống dịch như chống giặc” nên việc mua sắm phải theo “cơ chế thời chiến”.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị phải triển khai việc xét nghiệm sàng lọc tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, nhất là trong các khu công nghiệp, bệnh viện,… Ông lưu ý Bộ Y tế việc thông tin tình hình dịch bệnh để dư luận yên tâm, không lơ là, chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, mất bình tĩnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, việc bùng phát ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung là do chúng ta sơ hở, tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát. Trong thời gian tới, chúng ta phải tập trung lực lượng, phương tiện cho tuyến biên giới, kiểm soát chặt biên giới, đường mòn, lối mở, các khu cách ly ven biển.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực xét nghiệm, cũng phải nâng cao năng lực điều trị cho địa phương. Bảo đảm vật tư, máy móc trang thiết bị y tế như: Máy thở, oxy, máy xét nghiệm, ECMO, thuốc men,… theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đặc biệt cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K trong công tác phòng chống dịch. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân. Lường trước tất cả các tình huống xấu nhất để bảo đảm lực lượng, phương tiện, để bình tĩnh ứng phó hiệu quả khi có tình huống.

Kêu gọi toàn dân vào cuộc để chiến thắng

Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đây là nội dung hết sức quan trọng và cấp bách, Thường trực Chính phủ dành nhiều thời gian đề đánh giá, thảo luận, tiếp theo cuộc họp trong sáng cùng ngày của Ban Chỉ đạo quốc gia do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.

Các ý kiến tại cuộc họp đều khẳng định về cơ bản chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình, mặc dù đợt bùng phát dịch lần này có tốc độ lây lan nhanh hơn, rộng hơn, phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn, ảnh hưởng nhiều hơn. Nhưng nếu chúng ta không tiếp tục có những giải pháp thần tốc, quyết liệt, mạnh mẽ, nếu vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác hay trông chờ, ỷ lại thì chúng ta sẽ phải gánh hậu quả khôn lường, trả giá rất đắt.

Do đó, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu cần khắc phục ngay cả hai khuynh hướng: Chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi không có dịch trong cộng đồng; hoang mang, dao động, hoảng hốt, mất bình tĩnh khi dịch bùng phát. Cần phát huy kết quả và kinh nghiệm phòng chống 3 đợt dịch bệnh trước đây, bình tĩnh, sáng suốt, bám sát tình hình thực tế, chủ động, tích cực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các biện pháp phù hợp, theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia.

Thủ tướng đánh giá các bộ, cơ quan đã phối hợp tích cực, chặt chẽ, hiệu quả, nhưng vẫn có những nơi những lúc còn sơ hở, thiếu phối hợp. Thời gian tới, việc phối hợp phải cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, tích cực hơn.

Thủ tướng cũng nhắc nhở, cần siết chặt lại hoạt động của “Tổ 5 người” (gồm lãnh đạo 5 bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế, GTVT).

Các lực lượng tuyến đầu làm việc trách nhiệm, vất vả, nhưng vẫn còn có sơ hở. Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế về việc vừa qua một số bệnh viện đã lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch. “Chúng ta làm việc ngày đêm vất vả, làm trăm việc tốt nhưng chỉ một việc không tốt cũng để xảy ra hậu quả. Ngành Y tế phải rút kinh nghiệm, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong ngành, thực hiện đúng quy định, quy trình, trước hết là thực hiện 5K”.

Thủ tướng cũng lưu ý các lực lượng công an, quân đội, biên phòng đã căng mình thực hiện nhiệm vụ, nhưng vẫn cần rà soát lại các điểm sơ hở trong việc kiểm soát biên giới, phát hiện, xử lý các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp.

“Rất nhiều người có trách nhiệm, rất nhiều cơ quan có trách nhiệm nhưng chỉ một cơ quan, một vài người thiếu trách nhiệm thì người ta phê bình cả lực lượng”, Thủ tướng vừa nhắc nhở, vừa chia sẻ với các lực lượng chống dịch và cho biết, sắp tới phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các trường hợp sơ hở, để xảy ra hậu quả.

Với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch, khi dịch xuất hiện thì lại hốt hoảng, mất bình tĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan, thái quá. Nhấn mạnh tinh thần phải phân cấp, Thủ tướng yêu cầu: “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình vì sức khỏe cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát tình hình, cấp trên kiểm tra cấp dưới, mỗi thôn bản, mỗi xã phường, mỗi huyện thị là một pháo đài chống Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương xây dựng các tiêu chí xác định các mức nguy cơ, cảnh báo dịch, đi kèm các giải pháp, yêu cầu về trang thiết bị, vật tư… cho mỗi mức độ. “Đây là điều các địa phương đang rất trông chờ được hướng dẫn để chuẩn bị. Tinh thần là "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm" để các địa phương hoang mang, dao động, mất bản lĩnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải có câu trả lời rõ ràng về số lượng vaccine sẽ có theo ngày tháng cụ thể trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng dịch.

Thủ tướng giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính khẩn trương trao đổi, thống nhất, hướng dẫn, tháo gỡ nhanh các vướng mắc về tài chính cho các hoạt động phòng chống dịch, phù hợp với tình huống khẩn cấp, bảo đảm công khai, minh bạch, Bộ Y thông tin, hướng dẫn về giá cả các loại trang thiết bị, máy móc, vật tư… để các địa phương có cơ sở triển khai; không để ách tắc về thủ tục ảnh hưởng tới tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Thủ tướng đề nghị tăng cường công nghệ thông tin trong mọi biện pháp chống dịch, Bộ Quốc phòng trang bị camera cho những nơi xung  yếu để lấp các lỗ hổng, các sơ hở nếu có trong việc kiểm tra, kiểm soát.

Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát có nơi, có lúc vẫn còn chưa sâu sát, quyết liệt, thậm chí sơ sài, giữa diễn tập và thực hiện trong thực tế còn khác nhau, triển khai các công việc cụ thể còn lúng túng. Trong đó, Thủ tướng lưu ý dứt khoát phải xây dựng, hoàn thiện thêm các bệnh viện dã chiến, huy động thêm các cơ sở y tế, chuẩn bị sẵn sàng cho phương án có thêm nhiều người từ nước ngoài trở về.

Thủ tướng giao Bộ Y tế và các cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin rõ ràng, chính xác tới nhân dân về tình hình dịch bệnh, các giải pháp đã triển khai, dự báo tình hình và các giải pháp, kế hoạch, phương án ứng phó sắp tới. Mục tiêu là để nhân dân hiểu rõ, đồng tình, ủng hộ, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, hoảng hốt. Mỗi người dân phát huy tinh thần tự giác, nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các quy định, giải pháp phòng chống dịch, đồng thời chung sức đồng lòng cùng các cơ quan tham gia giám sát, phát hiện, báo cáo các hành vi vi phạm quy định chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị, toàn quân, toàn dân vào cuộc, chung sức, đồng lòng ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch. “Nguyễn Trãi nói “đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhân dân không vào cuộc thì chúng ta không thể làm được, không thể chiến thắng trong cuộc chiến này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại yêu cầu khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng người, đúng việc, không vì các thủ tục hành chính rườm rà mà chậm trễ khen thưởng, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách vấn đề này và nhấn mạnh, trong bối cảnh “cháy nhà chết người, nước sôi lửa bỏng”, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện rất nghiêm minh nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, nguyên tắc nêu gương, cấp trên nêu gương cho cấp dưới, chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu. 

 

Quốc gia tiêm chủng hàng đầu vẫn lao đao vì Covid-19

Khi bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 miễn phí hồi đầu năm nay, Tổng thống đảo quốc Seychelles tuyên bố sẽ đạt miễn dịch cộng đồng trong hai tuần. Tuyên bố của Tổng thống Wavel Ramkalawan là một mục tiêu đầy tham vọng cho một quốc đảo nhỏ, tách biệt ở Ấn Độ Dương. Nhưng với nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch, nước này đã kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh, gồm Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), để nhanh chóng có nguồn cung vaccine cho người dân. Nỗ lực ban đầu của Seychelles dường như đã thành công, khi trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất thế giới, với 60% dân số được tiêm vaccine đầy đủ. Thành tích này vượt qua các "gã khổng lồ" về tiêm chủng khác như Israel và Anh, cũng như gần gấp đôi tỷ lệ của Mỹ. Nhưng thành công đó đã bị đe dọa trong tuần này, khi quốc đảo Ấn Độ Dương buộc phải tái thiết lập một số hạn chế, do ghi nhận tỷ lệ nhiễm mới bình quân đầu người lớn nhất từ trước tới nay. Số ca nhiểm mới của quốc gia này tương đối thấp, đạt đỉnh trung bình hơn 100 ca mỗi ngày, nhưng đây là vấn đề lớn với một quốc gia có dân số chưa tới 100.000 người. Tính bình quân đầu người, đợt bùng phát ở Seychelles thậm chí tồi tệ hơn đại dịch của Ấn Độ. Ở một quốc gia nhỏ như Seychelles, một số lượng ca nhiễm nhỏ cũng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. "Ca nhiễm tăng vọt có thể đặt gánh nặng rất lớn lên hệ thống y tế công vốn đã căng thẳng", Malshini Senaratne, giám đốc Eco-Sol, công ty tư vấn môi trường ở Seychelles, nói. Với cơ sở điều trị Covid-19 chính hoạt động gần hết công suất và bác sĩ, y tá cũng bị nhiễm bệnh, đảo quốc Seychelles đã thông báo khôi phục các biện pháp hạn chế đại dịch, đóng cửa trường học và hạn chế giờ mở cửa nhiều cửa hàng, nhà hàng. "Dịch đang có xu hướng tăng", Jude Gedeon, Ủy viên Y tế Cộng đồng, nói trong buổi họp báo ngày 4/5. "Chúng tôi không biết nó sẽ kéo dài bao lâu, nhưng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp được thực hiện và cách mọi người tuân thủ các biện pháp mới". Tình hình của Seychelles đang được cả thế giới quan tâm, bởi đây có thể là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của vaccine. "Nó cung cấp một trường hợp quan trọng để xem xét hiệu quả của một số loại vaccine và phạm vi mà chúng ta cần để đạt miễn dịch cộng đồng", Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) tại New York. Ông Huang lưu ý rằng các quốc gia khác đã tiêm chủng phần lớn dân số, như Israel và Anh, đã chứng kiến xu hướng ca nhiễm mới giảm mạnh. Sherin Francis, giám đốc điều hành của hội đồng du lịch Seychelles, nói vẫn có những bộ phận dân số chưa được tiêm chủng. Dữ liệu chính phủ công bố tuần này cho thấy trong số 1.068 ca nhiễm mới đang hoạt động, khoảng 65% liên quan tới những cư dân chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ hai liều vaccine. Francis nhấn mạnh rằng ngay cả những người đã tiêm chủng vẫn có thể bị tái nhiễm. "Vaccine rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng và tử vong, nhưng kém hiệu quả hơn đối với việc ngăn ngừa lây nhiễm", bà nói. Cho đến nay, số người chết vì Covid-19 ở Seychelles tương đối thấp, với 28 ca trong tổng 6.000 ca nhiễm. Nhưng đợt bùng phát mới cũng có thể cho thấy vaccine đang được sử dụng trong nước có hiệu quả tương đối thấp. Khoảng 60% liều vaccine dùng ở Seychelles là sản phẩm của công ty Trung Quốc Sinopharm sản xuất và được UAE tặng cho quốc đảo này. Số còn lại là vaccine do AstraZeneca phát triển và được Viện Serum của Ấn Độ sản xuất. Các cuộc đàm phán vaccine của chính phủ Seychelles diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi, nhưng hai loại vaccine này được cho có hiệu quả chống Covid-19 kém hơn so với các loại khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây ước tính hiệu quả của vaccine Sinopharm chỉ ở mức hơn 78% đối với người trưởng thành dưới 60 tuổi, trong khi bệnh nhân cao tuổi lớn có rất ít dữ liệu chứng minh hiệu quả của chúng. UAE đã yêu cầu một số người tiêm vaccine Sinopharm tiêm nhắc lại mũi thứ ba với lý do phản ứng miễn dịch thấp, dù giới chức cho biết nhóm này chỉ chiếm một lượng nhỏ. Trong khi đó, các cuộc thử nghiệm của Mỹ cho thấy vaccine AstraZeneca có hiểu quả tổng thể 79%. Cả hai vaccine này đều có hiệu quả tương đối thấp so với các loại được Pfizer và Moderna phát triển dựa trên công nghệ mRNA, với tỷ lệ hiệu quả khoảng 95%. Jennifer Huang Bouey, nhà dịch tễ học làm việc ở Rand Corp, ước tính chỉ có 49% dân số Seychelles có khả năng miễn dịch nhờ vaccine. "Chưa tới một nửa dân số được bảo vệ bởi vaccine. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều mức yêu cầu để bảo vệ cho cả cộng đồng", Huang Bouey nói. "Không có gì ngạc nhiên khi họ không thấy ca nhiễm giảm. Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là họ chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnh kể từ cuối tháng 4", Yanzhong Huang cho hay. Đợt bùng phát mới của Seychelles đến sau khi quốc đảo mở cửa du lịch trở lại. Điều này khiến nhiều người lo ngại dù đến nay bằng chứng liên quan giữa hai yếu tố chưa rõ ràng. Sau gần một năm kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, Seychelles hồi đầu năm nay thông báo mở cửa trở lại cho khách du lịch kể từ ngày 25/3. Chính phủ nói rằng sẽ không yêu cầu du khách phải cách ly hoặc trình giấy chứng nhận tiêm chủng, nhưng cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 72 giờ trước khi đi du lịch. Đây là một động thái quan trọng đối với Seychelles, với ngành du lịch chiếm 1/4 nền kinh tế quốc gia. Tốc độ tăng trưởng đã giảm 13,5% vào năm 2020, phần lớn do doanh thu du lịch giảm mạnh vì Covid-19, theo Ngân hàng Thế giới. Trong khi số ca nhiễm mới hàng ngày tăng gấp đôi kể từ khi các biện pháp hạn chế du lịch được dỡ bỏ, chỉ 10% khách du lịch tới đảo quốc này dương tính với Covid-19, theo bà Francis. Dù vậy, làn sóng ca nhiễm mới tăng đe dọa đảo lộn kế hoạch mở cửa du lịch của Seychelles. Trong một cuộc tranh luận gần đây, khách du lịch người Israel đã được tiêm phòng công khai phàn nàn về các xét nghiệm "dương tính giả" khiến kỳ nghỉ của họ bị gián đoạn. "Dù áp các biện pháp hạn chế, việc chăm sóc sức khỏe cho du khách cũng được thực hiện để đảm bảo kỳ nghỉ của họ ở Seychelles không bị gián đoạn", Francis nói, thêm rằng đảo quốc có thể đảm bảo trả kết quả xét nghiệm PCR trong vòng 24 giờ. Huang Bouey nói rằng dù vaccine có thể ngăn nguy cơ tử vong, ngày càng nhiều chuyên gia y tế đồng tình rằng riêng biện pháp này không thể ngăn chặn ca nhiễm mới hoặc các đợt bùng phát dịch. "Cách ly, đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người nên là một phần của chiến lược y tế cộng đồng", bà nói. Senaratne, giám đốc Eco-Sol, cảnh báo rằng đợt bùng phát hiện tại của Seychelles có thể sẽ khiến du khách tránh xa quốc đảo này và buộc chính phủ phải cân nhắc biện pháp cân bằng giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe. "Covid-19 đã cho thấy rõ ràng các điểm yếu của một quốc đảo phụ thuộc chủ yếu vào du lịch", bà nói, thêm rằng quốc gia này nên đa dạng nền kinh tế. "Dù chúng tôi hy vọng đợt bùng phát sẽ được kiểm soát trong thời gian ngắn, chúng tôi không thể không lo lắng khi nhìn về tương lai", Senaratne nói thêm.

WHO chỉ trích ngoại giao vaccine trong chống Covid-19

Tổng giám đốc WHO lên án "ngoại giao vaccine", chỉ trích các nước sử dụng vaccine để đạt lợi thế cạnh tranh thay vì hợp tác chấm dứt đại dịch. "Ngoại giao vaccine không phải là hợp tác", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với phóng viên tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5. Tuyên bố được đưa ra khi ông Tedros trả lời câu hỏi về cáo buộc các quốc gia như Trung Quốc, Nga tài trợ lượng lớn vaccine Covid-19 sản xuất trong nước cho các nước đang cấp thiết tiêm chủng, đổi lấy quyền tiếp cận thị trường và ảnh hưởng. Tedros chỉ trích động thái ông gọi là "thủ đoạn địa chính trị" vào thời điểm chỉ có "hợp tác minh bạch và trong sạch mới có thể giúp ích". "Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này thông qua cạnh tranh. Nếu bạn cạnh tranh về tài nguyên hoặc lợi thế địa chính trị, virus sẽ có lợi thế", ông nói. Đại dịch đã giết chết hơn 3,3 triệu người kể từ khi virus corona mới xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, phá hủy cuộc sống bình thường và tàn phá kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới đang chứng kiến ca nhiễm mới chững lại, nhưng vẫn ở mức cao "không thể chấp nhận được". Ông chỉ ra rằng thế giới ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm mới và gần 90.000 ca tử vong chỉ trong tuần trước, với con số vẫn tăng vọt, đặc biệt ở Ấn Độ. Chương trình tiêm chủng nhanh chóng cho phép một số quốc gia giàu có bắt đầu thực hiện các bước hướng tới bình thường, nhưng virus vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia và mối lo ngại bất bình đẳng vaccine toàn cầu ngày càng tăng. Tedros lưu ý "các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chiếm 47% dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được 17% lượng vaccine trên thế giới". "Giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu là một phần thiết yếu của giải pháp", ông cho hay. Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh rằng ngay cả các quốc gia có khả năng tiếp cận vaccine rộng rãi và dịch bệnh dường như đang giảm cũng cần phải cảnh giác. "Chúng ta từng trải qua điều này. Trong năm qua, nhiều quốc gia trải qua xu hướng giảm ca nhiễm và tử vong nên nới lỏng các biện pháp xã hội và y tế công cộng quá nhanh, người dân đã mất cảnh giác và đánh mất những thắng lợi mà chúng ta khó khăn lắm mới giành được", ông nói.