Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2023

V.I. Lê-nin bàn về vấn đề thanh lọc đảng viên và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng Đảng ta hiện nay

 TCCSĐT - Quan điểm cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo của V.I. Lê-nin về vấn đề thanh lọc đảng viên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền. Điều đó vẫn giữ nguyên giá trị và là bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu đối với việc xây dựng Đảng ta hiện nay.

Quan điểm của V.I. Lênin về vấn đề thanh lọc đảng viên

Ngay từ những ngày đầu làm cách mạng, V.I. Lê-nin đã sớm nhận thấy sức mạnh của tổ chức đảng đối với cách mạng vô sản khi cho rằng: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên”(1). Theo đó, không có tổ chức đảng vững mạnh thì cách mạng vô sản không thể thành công. V.I. Lê-nin cho rằng, một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh của Đảng Cộng sản chính là ở chất lượng của đội ngũ đảng viên. Mọi biểu hiện coi nhẹ, thái độ không nghiêm túc, không khoa học trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên là nguyên nhân làm cho Đảng lỏng lẻo về mặt tổ chức, giảm sút khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu và làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Không có sự đoàn kết cao độ trong hàng ngũ của Đảng, không có kỷ luật sắt của Đảng, không có sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng và tổ chức của Đảng thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nếu Đảng mắc sai lầm nghiêm trọng kéo dài, có thể làm biến chất hoặc tan rã Đảng. Do đó, V.I. Lê-nin khẳng định: Sức mạnh của Đảng không phải ở số lượng đảng viên ít hay nhiều mà ở chất lượng đảng viên. “Những đảng viên hữu danh vô thực thì cho không chúng ta cũng không cần. Đảng độc nhất nắm chính quyền trên thế giới quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đảng viên, đến việc thanh trừ “bọn luồn lọt vào Đảng” ra khỏi hàng ngũ của mình, chứ không phải làm tăng thêm số lượng đảng viên, đó chính là đảng chúng ta, đảng của giai cấp công nhân cách mạng”(2). 

Thực tiễn tan rã của Đảng Cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng minh nhận định trên của V.I. Lê-nin và cũng chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, khi đội ngũ của Đảng có nhiều đảng viên không còn giữ được vai trò tiên phong và có nhiều phần tử cơ hội thì khi gặp những biến cố của lịch sử, đảng đó khó có thể giữ được vai trò lãnh đạo của mình. Vì vậy, trước khi qua đời, V.I. Lê-nin còn nhấn mạnh: “Trong cuộc đấu tranh chống bè phái, mỗi tổ chức của đảng phải hết sức kiên quyết, không dung thứ bất cứ hoạt động bè phái nào”, và nếu “ai không thi hành quyết định ấy của đại hội thì nhất định sẽ bị khai trừ lập tức ra khỏi đảng”(3). 

Như vậy, theo V.I. Lê-nin, để đội ngũ của Đảng luôn luôn trong sạch, chỉ bao gồm những chiến sĩ tiên phong trong phong trào cách mạng cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, được quần chúng tin tưởng, Đảng phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi hàng ngũ của mình. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Mục đích của việc thanh lọc những phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, giúp cho “đảng trở thành một đội tiền phong của giai cấp vô sản vững mạnh hơn trước nhiều; nó sẽ làm cho đảng trở thành một đội ngũ tiền phong có liên hệ vững chắc hơn với giai cấp ấy, có khả năng hơn để đưa giai cấp ấy đi đến thắng lợi, giữa vô vàn khó khăn và nguy hiểm”(4).

Nguyên nhân dẫn đến việc phải thanh lọc đảng viên 

Một là, do thực tiễn lịch sử của nước Nga: Tại Đại hội II của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga (tháng 7-1903), Đảng đã chia thành hai phái là Bôn-sê-vích và Men-sê-vích. Những người Men-sê-vích cấu kết với phái “kinh tế” trong Đảng, trở thành một lực lượng có đường lối riêng, chống lại phái Bôn-sê-vích, đứng đầu là V.I. Lê-nin. Biểu hiện cụ thể là họ chống lại những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917), trong Đảng lại nổ ra nhiều cuộc đấu tranh mới gay gắt hơn, giữa những người Bôn-sê-vích và Men-sê-vích về những vấn đề như: Hòa ước Brét-li-tốt, Chính sách cộng sản thời chiến, quan niệm về công đoàn, nhà nước, chuyên chính vô sản,… Trong khi đó, giai cấp công nhân Nga vừa phải trải qua cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và nội chiến nên có nhiều biến động. Nhiều công nhân ưu tú phải ra mặt trận hoặc kiếm sống tự do. Thêm vào đó, trong các nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp,… có nhiều phần tử xuất thân từ mọi tầng lớp dân cư, kể cả những kẻ chạy trốn nghĩa vụ quân sự và vô sản lưu manh, côn đồ, có lập trường giai cấp không vững vàng, xin vào Đảng với nhiều mục đích khác nhau.

Hai là, do địa vị của Đảng Cộng sản Nga: Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga trở thành đảng cầm quyền. Trong điều kiện mới, Đảng mất đi sự sàng lọc tự nhiên. Mặt khác, do sức hấp dẫn của đảng cầm quyền, những phần tử lưu manh, cơ hội nghĩ rằng, đảng cầm quyền đồng nghĩa với việc có nhiều lợi lộc nên đã tìm mọi cách để gia nhập Đảng. Chúng câu kết với những phần tử cơ hội có sẵn trong Đảng, hoặc mua chuộc những đảng viên cũ, hình thành nên một lực lượng chuyên chống phá khá lớn trong Đảng. Ngoài ra, do Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga lên nắm quyền trong tình hình có rất nhiều thế lực thù địch đang tìm mọi cách phủ định thành quả của cách mạng Nga, nên chúng cũng luôn tìm mọi cách chui vào Đảng để chống phá thành quả của cách mạng. Kinh nghiệm lãnh đạo đất nước của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga chưa có nhiều nên việc kết nạp đảng viên mới có những sai sót về tiêu chuẩn, khiến số lượng đảng viên tăng nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng của Đảng. Đây chính là nguồn gốc của những bè cánh, phe nhóm trong Đảng, dẫn đến việc phải thanh lọc đảng viên.

Đối tượng đảng viên cần phải thanh lọc

Theo V.I. Lê-nin, có nhiều đối tượng đảng viên cần phải xem xét, điều tra, thử thách trong các đợt thanh lọc, nhằm làm trong sạch đội ngũ đảng viên đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trước hết, cần thanh trừ những kẻ bè phái chống Đảng như bọn Men-sê-vích. Trong bài “Vấn đề thanh đảng”, Người chỉ rõ: “Tôi muốn nêu ra một nhiệm vụ đặc biệt, tức là nhiệm vụ thanh trừ những phần tử Men-sê-vích cũ ra khỏi đảng. Theo tôi, trong tất cả những người Men-sê-vích tham gia đảng từ sau thời gian đầu năm 1918, ta có thể lưu lại trong đảng, chẳng hạn, nhiều lắm là một phần trăm; và cũng còn sẽ phải thẩm tra từng người một trong số những người được lưu lại đó, ba hay bốn lần”(5). Phải thanh lọc những phần tử này trong Đảng, vì “trong thời kỳ từ 1918 đến 1921, những người Men-sê-vích đứng về mặt trào lưu chính trị mà nói, thì họ đã biểu lộ rõ hai đặc tính của họ: một là, khôn khéo thích ứng, “chui” vào trào lưu đang thịnh hành trong công nhân; hai là, hết lòng hết dạ phục vụ bọn bạch quân một cách còn khôn khéo hơn nữa, và thực tế phục vụ bọn bạch quân, mà miệng thì cứ tuyên bố là từ bỏ bọn chúng. Hai đặc tính đó đều do từ trong toàn bộ lịch sử của chủ nghĩa Men-sê-vích mà ra”(6). Do đó, “phải thanh trừ ra khỏi đảng độ chừng chín mươi chín phần trăm những người Men-sê-vích đã tham gia Đảng Cộng sản Nga sau năm 1918”(7). 

Những đối tượng tiếp theo cần phải thẩm tra, điều tra, xem xét lại tư cách trước khi thanh lọc ra khỏi Đảng là: “(1) những người thuộc các đảng khác gia nhập đảng sau tháng Mười năm 1917; (2) những người gia nhập đảng xuất thân từ tầng lớp quan lại và viên chức đã làm việc cho các chính phủ cũ; 3, những người đã giữ những chức vụ gắn liền với những đặc quyền đặc lợi nào đó; 4, những người thuộc viên chức Xô-viết - những hạng người trên phải được thẩm tra đặc biệt từng người, nhất thiết có tham khảo ý kiến của quần chúng lao động trong đảng cũng như ngoài đảng đã từng tiếp xúc với đảng viên đó của Đảng Cộng sản Nga trong công tác của anh ta”(8).

Theo V.I. Lê-nin, trong một đảng đang phát triển bao giờ cũng có những phần tử không kiên định, bấp bênh, dao động, nhất là đối với một đảng đang chấp chính, có nhiều đảng viên xuất thân từ nông dân và các tầng lớp khác. Hơn nữa, bản thân giai cấp công nhân cũng không phải là một giai cấp đóng kín mà luôn có những phần tử lưu manh, phi vô sản nhập vào giai cấp đó. Do vậy, “phải khai trừ ra khỏi đảng tất cả những đảng viên Đảng Cộng sản Nga ít nhiều đáng nghi ngờ, không vững vàng, đã không chứng minh được sự kiên định của mình; những người này có quyền được kết nạp lại sau khi thẩm tra và thử thách thêm”(9). 

Để công tác thanh lọc đảng viên được tiến hành tốt, V.I. Lê-nin đã chỉ ra thế nào là những người thoái hóa, biến chất, là bọn cơ hội, phản động để có thái độ xử lý thích hợp. Theo Người, những người thoái hóa, biến chất là những người không chịu phấn đấu vươn lên, lười học tập, nâng cao trình độ học vấn của mình; những người vi phạm các điều khoản trong Điều lệ Đảng, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, lạm dụng chức vụ bôi nhọ danh hiệu đảng viên; những người cố tình không chịu thi hành quyết định của Đảng, hách dịch, cửa quyền với quần chúng,…

Hình thức và biện pháp thanh lọc đảng viên

Để nhiệm vụ thanh lọc đảng viên thực sự mang lại hiệu quả, V.I. Lê-nin cho rằng, Đảng phải biết sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, như:

- Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và thông qua nhiệm vụ chính trị để đánh giá, thanh lọc đảng viên, hay nói cách khác, phải căn cứ vào việc làm chứ không phải chỉ vào lời nói của đảng viên để đánh giá, thanh lọc họ. 

- Dựa vào những kinh nghiệm và ý kiến của quần chúng ngoài Đảng để thanh lọc đảng viên. Đảng là người lãnh đạo quần chúng, quyết định mọi mặt của đời sống quần chúng nên họ có nguyện vọng và có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng. Vì vậy, Đảng cần phải thường xuyên tổ chức cho quần chúng đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, nhận xét, đánh giá đảng viên. V.I. Lê-nin nêu rõ: “Thanh đảng bằng cách chú trọng đến những lời chỉ dẫn của người lao động ngoài đảng là một việc lớn. Công việc đó sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả đáng kể. Nó sẽ làm cho đảng trở thành một đội tiên phong cả giai cấp vô sản”(10). 

Dựa vào quần chúng, lấy ý kiến của quần chúng để xem xét, đánh giá đảng viên là rất cần thiết, nhưng V.I. Lê-nin cũng nhắc nhở, không nên theo đuôi quần chúng mà phải tiếp thu ý kiến của họ một cách có phê phán, sáng suốt, phân biệt rõ đúng, sai. Người viết: “chúng ta sẽ không nghe theo tất cả những ý kiến của quần chúng, vì quần chúng đôi khi… bị lôi kéo bởi những tư tưởng không có chút gì là tiên tiến cả”(11).

- Việc thanh lọc đảng viên cần được thực hiện dưới nhiều hình thức, như: đăng ký lại, động viên ra mặt trận, tham gia lao động cộng sản chủ nghĩa. Ở những nơi mà “bọn đê tiện lẩn lút vào trong Đảng” thì cần có những biện pháp quyết liệt hơn.

- Việc thanh lọc đảng viên cần được tiến hành toàn diện, từ cấp lãnh đạo tối cao đến tận cơ sở. V.I. Lê-nin khẳng định: “Nếu chúng ta có thể thực sự tiến hành thanh đảng như thế, từ cấp lãnh đạo tối cao đến tận cơ sở, mà “không vị nể cá nhân”, thì đó sẽ là một thành quả thật sự to lớn của cách mạng”(12).

V.I. Lê-nin đã lãnh đạo, chỉ đạo Đảng tiến hành nhiều đợt thanh lọc đảng viên. Tiêu biểu là từ tháng 5 đến tháng 9-1919, Đảng đã tiến hành đăng ký, sàng lọc lại đảng viên, đưa những phần tử cơ hội, trục lợi ra khỏi Đảng. Năm 1921, Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga tổ chức Đại hội lần thứ X, quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). Nhận thấy sự tồn tại của nhiều phe phái trong Đảng, có nguy cơ cản trở quá trình thực hiện đường lối kinh tế mới, V.I. Lê-nin chỉ thị cho toàn Đảng tiến hành một cuộc thanh lọc đảng viên triệt để. Trong đợt thanh lọc này, có 170.000 người (chiếm 25%) bị đưa ra khỏi Đảng. Nhờ đó, Đảng mạnh lên rất nhiều, thành phần xã hội của Đảng được cải thiện, quần chúng thêm tín nhiệm Đảng, tình đoàn kết và tinh thần kỷ luật của Đảng được tăng lên. 

Vận dụng quan niệm của V.I. Lê-nin về thanh lọc đảng viên vào xây dựng Đảng ta hiện nay

Đảng ta là đảng cầm quyền. Trước bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế hiện nay, không ít phần tử thù địch, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tìm mọi cách chống phá Đảng từ nhiều phía. Do vậy, Đảng cần phải thường xuyên tự đổi mới, tự thanh lọc, chỉnh đốn đội ngũ đảng viên. Đồng thời, thường xuyên chăm lo công tác chính trị - tư tưởng, bảo đảm sự thống nhất trong Đảng về nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận trong xã hội về đường lối, chủ trương đổi mới và vai trò lãnh đạo của Đảng. 

Công tác xây dựng Đảng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã khẳng định. Để giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, một trong những việc cấp bách cần làm ngay hiện nay là, Đảng phải thanh lọc đội ngũ đảng viên, đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng những người đã thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng, cơ hội, thực dụng, tham nhũng, bè phái, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng. 

Ở mỗi thời kỳ cách mạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đều không tránh khỏi có một số đảng viên không còn giữ được vai trò tiên phong. Có người do trình độ nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn; có người do không kiên định về chính trị, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thoái hóa, biến chất, trở thành những kẻ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, ức hiếp quần chúng, kiêu ngạo cộng sản,... Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, có không ít kẻ lưu manh, cơ hội với mưu đồ đặc quyền, đặc lợi chui vào Đảng, gây mất đoàn kết, phá hoại sự thống nhất trong Đảng, làm mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng, đặt Đảng ta trước nguy cơ tồn vong. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là, phải “Kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách”, như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định, hay như quan điểm nói trên của V.I. Lê-nin, phải kiên quyết thanh lọc đảng viên. Trong hình hình hiện nay, việc thanh lọc đảng viên cần thực hiện một số giải pháp có tính nguyên tắc như sau:

Một là, cương quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách, vi phạm những điều cấm đảng viên không được làm; những đảng viên quan liêu, tham nhũng, thoái hóa, biến chất, cơ hội, bè phái, cục bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa, coi thường pháp luật, coi khinh nhân dân; những đảng viên “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”,… Đối với những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng nhưng chưa đến mức phải đưa ra khỏi Đảng thì miễn nhiệm, cách chức, khiển trách, thử thách thông qua nhiệm vụ chính trị. Những đảng viên có hiện tượng tham nhũng, thoái hóa, biến chất, suy giảm lòng tin, ý chí, lý tưởng, vi phạm điều cấm đối với đảng viên, thiếu trung thực,… nhưng chưa đến mức phải đưa ra khỏi Đảng thì kiên quyết không bổ nhiệm, không cất nhắc vào vị trí lãnh đạo. Đối với những đảng viên giàu lên một cách bất chính, có lối sống xa hoa, buông thả, bài bạc,… thì cần xem xét, điều tra kỹ lưỡng và có quy trình thử thách. Cũng cần thanh lọc đối với những đảng viên hạn chế về năng lực nhận thức, không thể tiên phong, gương mẫu hoặc đã mệt mỏi ý chí phấn đấu.

Hai là, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, bởi họ là người trực tiếp được các đảng viên phục vụ nên họ biết được năng lực, phẩm chất, đạo đức của rất nhiều đảng viên. Trong dân vẫn thường “nhỏ to” về cán bộ này tham nhũng, tiêu cực trong giải quyết công việc về thủ tục hành chính, như làm sổ đỏ, tuyển dụng người, cấp giấy phép xây dựng,…; cán bộ kia có nhiều nhà đất, giàu lên một cách bất chính, mua danh hiệu thi đua, bao che cho họ hàng, cấp dưới làm sai,... Tuy nhiên, nhân dân chưa mạnh dạn phản ánh vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do cơ chế bảo vệ họ chưa đủ mạnh. Do vậy, cần phải xây dựng cơ chế để quần chúng đóng góp, giám sát, phê bình các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Đối với những ý kiến phê bình đúng của quần chúng, cần phải tiếp thu nghiêm túc và có biện pháp sửa chữa. Còn đối với những ý kiến chưa đúng thì phân tích, giải thích đầy đủ với thái độ thực sự “trọng dân”. Đảng ta là đảng của cả dân tộc, có trách nhiệm phục vụ quần chúng nhân dân; ngược lại, quần chúng nhân dân cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Đảng của mình. Thanh lọc đảng viên chính là vì dân, để Đảng phục vụ nhân dân được tốt hơn. Do đó, nhân dân phải có trách nhiệm cùng với Đảng phát hiện chính xác những đảng viên không đủ năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức để đưa họ ra khỏi hàng ngũ của Đảng.

Ba là, trong thời điểm hiện nay, toàn Đảng đang tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và chuẩn bị quy hoạch nhân sự cho Đại hội XII của Đảng, Đảng cần làm tốt công tác tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ. Gắn liền với nội dung này và vận dụng quan điểm của V.I. Lê-nin về thanh lọc đảng viên, chúng ta cần làm tốt từ khâu lựa chọn, bồi dưỡng, thử thách quần chúng để kết nạp vào Đảng. Sàng lọc thật kỹ lưỡng để sao cho những người không có đủ năng lực, phẩm chất không thể có cơ hội vào Đảng. Bên cạnh đó, Đảng cần nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng đảng viên, làm cơ sở để đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi hàng ngũ của mình./.

-----------------------------------------------

 NGUYỄN VĂN LINH - NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG MẪU MỰC, KIÊN TRUNG 

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, còn gọi là Mười Cúc, sinh ngày 01/7/1915 ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, tuổi trẻ được chứng kiến những phong trào đấu tranh sục sôi của những người yêu nước, đồng chí đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1930, đồng chí tham gia rải truyền đơn chống thực dân Pháp, người thiếu niên 15 tuổi bị kết án tù chung thân tại địa ngục trần gian - Nhà tù Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do và tiếp tục xây dựng cá tổ chức cơ sở đảng. Đến năm 1941, đồng chí bị bắt ở Vinh, kẻ thù kết án đồng chí 05 tù khổ sai tại nhà tù Côn Đảo lần thứ 2. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về hoạt động ở miền Tây, từ đó đồng chí giữ nhiều cương vị, trọng trách của Đảng như Bí thứ Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đây là Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

 Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí Nguyễn Văn Linh gắn liền với những chặng đường cam go, gian khổ, hào hùng của dân tộc ta, gần 70 năm hoạt động cách mạng đồng chí hoạt động trải rộng trên cả ba miền đất nước, được Đảng tin cậy giao nhiều trọng trách quan trọng, nhưng dù ở cương vị nào đồng chí cũng đều hoàn thành xuất sắc và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ông đã có lần nói “Đất nước mình dài rộng lắm. Cán bộ phải đi nhiều nơi mới hiểu được dân, như vợ hiểu chồng. Đảng ta lấy dân làm gốc. Nếu cái gốc mình không nắm được thì làm sao dựa được”.

 Bốn tuổi mồ côi cha, bảy tuổi mồ côi mẹ, ngay từ nhỏ đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chịu bao thiệt thòi, thiếu thốn, rồi đến những năm tháng chiến tranh gian khổ, người thanh niên Nguyễn Văn Linh đã phải chịu hơn 10 năm giam cầm tù đày và bị kẻ thù dùng mọi cực hình, đòn roi tra tấn, có lần ông kể lại, thực dân Pháp bắt ông vác bao lúa nặng, do không đủ sức ông khụy xuống và bị chúng dùng roi cá đuối đánh đến sau này vẫn còn những vết bẩm nổi trên lưng. Thế nhưng đòn roi của quân thù cũng không thể không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản. Ngược lại, với lý tưởng và niềm tin son sắt vào cách mạng, đồng chí vẫn nêu cao khí phách anh hùng, kiên cường, bất khuất, cùng các đồng chí trong chi bộ đảng nhà tù biến nhà từ thành trường học cộng sản, tổ chức các lớp học tập chính trị, văn hóa, ngoại ngữ để giác ngộ cán bộ, đảng viên và quần chúng. Ngay sau khi được ra tù, đồng chí lại không sợ hi sinh, gian khổ, lao vào hoạt động cách mạng. Trong thời kỳ gay go nhất và cũng oanh liệt nhất của cách mạng miền Nam, đó là vào năm 1959, kẻ thù dùng đạo Luật chết chóc 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam, dìm cách mạng miền Nam trong biển máu, đồng thời đưa quân càn quét tìm diệt lực lượng của ta, trong tình thế ngặt nghèo đó, đồng chí luôn bám sát Nhân dân, gắn bó với phong trào cách mạng để xây dựng, củng cố các cơ sở đảng và phát triển lực lượng. 

 Trên cương vị lãnh đạo của Đảng, cũng đúng là lúc bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đứng trước nguy cơ sụp đổ, đất nước bị bao vây cấm vận, khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, cuộc đấu tranh trong tư tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên đang hết sức phức tạp, nếu không kiên định, không quyết liệt sẽ dễ dẫn đến chệch hướng phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng Trung ương Đảng vững vàng, chủ động, sáng tạo lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, vượt qua thử thách, kiên trì đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung đổi mới kinh tế, phát huy dân chủ nhưng kiên quyết không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Với tinh thần quyết liệt đó, công cuộc đổi mới của đất nước ta đã đạt được thành tựu quan trọng. Từ một nước thiếu lương thực triền miên, chúng ta đã đảm bảo an ninh về lương thực và có lượng gạo xuất khẩu lớn; từ một nước làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất khẩu không đủ nhập khẩu, chúng ta đã phấn đấu ra khỏi nhóm nước chậm phát triển và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, cải thiện đời sống của Nhân dân, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

 Kỷ niệm 108 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh, ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và công lao của Đồng chí, chúng ta càng trân trọng, tự hào, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đồng chí và nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn, để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.


 THEO THE ECONONOMIST: GIÁO DỤC VIỆT NAM NẰM TRONG NHÓM TỐT NHẤT THẾ GIỚI

Theo The Econonomist, học sinh Việt Nam được học trong một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc đánh giá quốc tế về đọc, toán và khoa học.

Tờ The Economist của Anh vừa có bài viết khen ngợi hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước và năng lực giáo viên tốt.

Theo bài báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam, đã vạch rõ con đường phát triển đất nước, theo đó đề cao lợi ích của giáo dục “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”

Bài báo chỉ ra rằng mặc dù ghi nhận tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm gần đây, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam, ở mức 3.760 USD, vẫn thấp hơn so với các nước cùng khu vực như Malaysia và Thái Lan, nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam có thể có ít điều phải phàn nàn.

Theo bài báo, học sinh Việt Nam được học trong một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc đánh giá quốc tế về đọc, toán và khoa học.

Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tính tổng điểm học tập, học sinh Việt Nam không chỉ vượt trội so với các bạn ở Malaysia và Thái Lan, mà còn ở Anh và Canada, các quốc gia giàu hơn gấp sáu lần.

Ngay cả ở Việt Nam, điểm số của học sinh không thể hiện mức độ bất bình đẳng về giới tính và vùng miền, vốn phổ biến ở các quốc gia khác.

Bài báo cho rằng xu hướng học tập của một đứa trẻ là kết quả của một số yếu tố - nhiều trong số đó bắt đầu từ gia đình với cha mẹ và môi trường mà các em lớn lên.

Tuy nhiên, điều này không đủ để giải thích thành tích xuất sắc của Việt Nam.

Bài báo chỉ ra rằng bí mật khác biệt nằm ở lớp học: trẻ em học nhiều hơn ở trường, đặc biệt là trong những năm đầu đời.

Trong một nghiên cứu năm 2020, ông Abhijeet Singh tại Trường Kinh tế Stockholm phát hiện năng suất cao hơn của các trường học ở Việt Nam bằng cách kiểm tra dữ liệu từ các bài kiểm tra giống hệt nhau do học sinh ở Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam thực hiện.

Ông cho biết trẻ em Việt Nam trong nhóm tuổi từ 5-8 vượt bạn đồng lứa ở các nước khác.

Bài báo nhận định, trường học Việt Nam, không giống như ở các nước đang phát triển khác, cải thiện theo thời gian.

Một nghiên cứu công bố vào năm 2022 bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ), cho thấy 56 trong tổng số 87 quốc gia đang phát triển ghi nhận chất lượng giáo dục xuống cấp kể từ những năm 1960.

Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia nơi các trường học luôn đi ngược lại xu hướng này.

Bài báo cho rằng lý do lớn nhất là năng lực của giáo viên. Không nhất thiết họ có trình độ tốt hơn, mà đơn giản là họ hiệu quả hơn trong giảng dạy.

Một nghiên cứu so sánh học sinh Ấn Độ với học sinh Việt Nam cho rằng phần lớn sự khác biệt về điểm số trong các bài kiểm tra toán là do chất lượng giảng dạy.

Giáo viên Việt Nam làm tốt công việc của mình vì họ được quản lý tốt. Họ được đào tạo thường xuyên và được tự do làm cho các lớp học hấp dẫn hơn.

Để giải quyết sự bất bình đẳng khu vực, những người dạy ở vùng sâu vùng xa được trả lương cao hơn. Quan trọng nhất, đánh giá giáo viên dựa trên kết quả học tập của học sinh. Những giáo viên có học sinh học giỏi được khen thưởng danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi.”

Theo bài báo, Đảng cũng quan tâm sâu sắc tới giáo dục và đảm bảo các chính sách được điều chỉnh để cập nhật chương trình và tiêu chuẩn giảng dạy.

Các tỉnh được yêu cầu dành 20% ngân sách cho giáo dục, giúp đảm bảo công bằng khu vực.

Xã hội nói chung cũng chia sẻ quan điểm đề cao giáo dục do các gia đình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Các gia đình không khá giả cũng sẵn lòng đầu tư về giáo dục cho con em. Tất cả những điều này gặt hái nhiều kết quả. Khi các trường học được cải thiện, nền kinh tế Việt Nam cũng vậy.

Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra những thách thức đối với hệ thống giáo dục Việt Nam. Các công ty ngày càng muốn những lao động có các kỹ năng tinh vi hơn, chẳng hạn như kỹ năng quản lý nhóm, điều mà học sinh Việt Nam không được đào tạo.

Tăng trưởng cũng kéo người di cư đến các thành phố, gây quá tải các trường học ở đô thị. Nhiều giáo viên bỏ nghề để làm những công việc lương cao hơn trong khu vực tư nhân.

Bài báo kết luận, để đảm bảo Việt Nam vẫn là quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất, chính phủ sẽ phải xử lý những vấn đề này, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở, tu dưỡng phải được chú ý thường xuyên./.

Quân khu 5 khai mạc diễn tập chỉ huy - cơ quan 2 bên 1 cấp

     Ngày 2-7, tại tỉnh Quảng Nam, Quân khu 5 tổ chức diễn tập chỉ huy – cơ quan 2 bên 1 cấp trên bản đồ cho Trung đoàn 142; Trung đoàn 733 thuộc Sư đoàn 315.

    Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5 tham dự và chỉ đạo diễn tập.

    Với đề mục “Diễn tập đối kháng cấp trung đoàn bộ binh” được chia làm 3 giai đoạn gồm: Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu; tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến, đợt diễn tập lần này nhằm nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ, khả năng vận dụng nghệ thuật, cách đánh của Quân đội ta trong diễn tập 2 bên 1 cấp trên bản đồ.

Toàn cảnh buổi khai mạc diễn tập.
Toàn cảnh buổi khai mạc diễn tập.

    Cùng với đó, thông qua diễn tập giúp cho quân khu và sư đoàn đánh giá khả năng tham mưu của cơ quan cấp trung đoàn trong tổ chức chuẩn bị và thực hành chiến đấu, kịp thời rút kinh nghiệm và chỉ đạo tổ chức diễn tập hai bên cho những năm tiếp theo đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5 kiểm tra các đơn vị tham gia diễn tập.
Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5 kiểm tra các đơn vị tham gia diễn tập.

    Phát biểu khai mạc, Thiếu tướng Lê Ngọc Hải yêu cầu Ban chỉ đạo diễn tập và các cơ quan chức năng phải nghiên cứu, nắm chắc kế hoạch điều hành diễn tập, các văn bản quy định trong chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chức trách, nhiệm vụ để theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ đơn vị diễn tập đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

    Yêu cầu đặt ra đối với Trung đoàn 142 và Trung đoàn 733 thuộc Sư đoàn 315 phải xây dựng đầy đủ hệ thống văn kiện trong diễn tập, thực hành diễn tập sát thực tế; chỉ huy và cơ quan trung đoàn phải nắm chắc nguyên tắc, lý luận; đánh giá sát đúng đối tượng chiến đấu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự, cách đánh của Quân đội ta trong diễn tập hai bên một cấp.

Mức lương cụ thể của sĩ quan quân đội từ hôm nay (1-7) như thế nào?

     Từ hôm nay, ngày 1-7-2023, bắt đầu thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ mức 1.490.000 đồng/tháng lên mức 1.800.000 đồng/tháng. Do đó, mức lương của sĩ quan quân đội từ hôm nay cũng tăng so với quy định cũ.

    Mức lương của sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm từ hôm nay, ngày 1-7-2023 cụ thể như sau:

 

Không thể phủ nhận, xuyên tạc công lao và sự hy sinh của các Anh hùng liệt sĩ

 Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa quan trọng với người dân Việt Nam – thể hiện truyền thống hiếu nghĩa, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự tri ân, trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc, lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, cán bộ đối với thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng. Bên cạnh những hoạt động tri ân diễn ra trên khắp mọi nơi thì đâu đó, bất chấp đạo lý, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, phản động luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để hạ thấp giá trị sự hi sinh của các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng nhằm kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet, mạng xã hội đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền kích động, chống phá. Chúng xuyên tạc, đưa ra các bài viết, video clip với luận điệu lập lờ, đánh tráo giá trị, đổi trắng thay đen, xuyên tạc rằng: “Sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ là không cần thiết, vô nghĩa để hình thành chế độ cộng sản”. Hay chúng lợi dụng một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công để xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước đã “lãng quên, không quan tâm đến thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng”. Chúng lôi kéo, kêu gọi, tập hợp những người bất mãn để lập ra các câu lạc bộ, hội, nhóm cựu chiến binh, từ đó kích động biểu tình, viết thư ngỏ đòi yêu sách, gây rối an ninh trật tự.

Những phương thức, thủ đoạn chống phá trên tuy không mới trong âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; tuy nhiên, xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp sự hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, người có công là thủ đoạn thể hiện sự tột cùng của bản chất bất nhân, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục tiêu chống phá, tạo ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến tranh, tổn thương thân nhân gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng.

Trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự hy sinh của các Anh hùng liệt sĩ đã thấm vào mảnh đất quê hương, hồn cốt dân tộc, để đất nước độc lập, tự do, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ mãi mãi không bao giờ được gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Các Anh hùng liệt sĩ, thương binh "đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi". Khúc tráng ca vang vọng ấy sẽ mãi muôn đời lưu truyền với sử xanh, đúng như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: Họ chiến đấu, hy sinh để Tổ quốc ta độc lập, tự do, thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường tồn. Tinh thần bất diệt, tấm gương sáng ngời của họ sẽ sống mãi với non sông Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời vinh danh, ghi nhớ công ơn, luôn tự hào, nguyện kế tục và thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, xứng đáng với những hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Ngày 27/7 hằng năm đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn nhắc nhở mọi người về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, ghi công các Anh hùng liệt sĩ, quan tâm và dành những tình cảm đặc biệt, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc người có công đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng sự hi sinh quên mình vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân của các Anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, người có công với cách mạng sẽ mãi lã những tượng đài lịch sử bất tử sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước chỉ càng bộc lộ rõ bản chất vô ơn, bạc nghĩa, mưu đồ xấu xa, đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc của các thế lực thù địch, phản động; mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn./

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Bế Văn Đàn (1931 - 1953)

 Đồng chí Bế Văn Đàn (1931-1953), người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ấu), huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng 01/1949, anh vào bộ đội, công tác tích cực, bền bỉ, chiến đấu dũng cảm. Đồng chí tham gia hầu hết các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp. Khi hy sinh, đồng chí biên chế thuộc đại đội 674, tiểu đoàn 251, Đại đoàn 316. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đầu tháng 11/1953, một bộ phận của Đại đoàn 316, Quân đội Nhân dân Việt Nam hành quân lên Tây Bắc giải phóng Lai Châu. Nhận được tin này Navare đã quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ để ngăn chặn bộ đội Việt Nam đánh Lai Châu, từ đó có thể bảo vệ Thượng Lào và Luông Pha Băng.

Ngày 20/11/1953, Thực dân Pháp cho quân nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Lúc này Navare vẫn chỉ coi đây là “cuộc hành binh thứ yếu có tính chất phòng vệ chiến lược và mang tính chất chính trị địa phương”. Ngày 06/12/1953, Cogny (chỉ huy lực lượng Pháp tại miền Bắc Việt Nam) ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi Lai Châu. Một bộ phận quân Pháp rút bằng đường hàng không về Hà Nội, còn một số rút theo đường bộ về Điện Biên Phủ.

Về phía ta, được tin quân Pháp rút từ Lai Châu và co cụm về Điện Biên Phủ. Ngày 07/12/1953 tại Sở chỉ huy tiền phương (lúc bấy giờ đặt ở hang Thẩm Púa, km15 đường Tuần Giáo - Điện Biên) đã ra lệnh cho Đại đoàn 316 nhanh chóng cho một đơn vị theo đường 41 đánh vào thị trấn Lai Châu, còn đại bộ phận đến Tuần Giáo theo đường tắt qua đèo Pa Phông cắt ngang đường Lai Châu- Điện Biên để tiêu diệt quân Pháp rút lui.

Vào ngày 12/12/1953, bộ đội ta được lệnh tiến đánh và giải phóng thị xã Lai Châu. Sáng ngày 12/12/1953, Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 tiến xuống Mường Pồn thì phát hiện trong bản có nhiều quân Pháp từ Lai Châu rút về đang tập trung tại đây. Đại đội lập tức tiến hành bao vây và chặn đánh quân Pháp. Lúc đó, khi thấy lực lượng quân ta ít, quân Pháp tập trung lực lượng có máy bay yểm trợ liên tiếp phản kích, đánh bật quân ta để mở đường lui. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, các chiến sĩ của ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Trước tình hình đó ta cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng. Mặc dù đồng chí Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng sẵn sàng nhận nhiệm vụ xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đơn vị. Anh đã dũng cảm vượt qua làn mưa bom, bão đạn của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.

Quân Pháp phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của đồng chí  Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt chân súng, trước tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại nhấc hai chân súng đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi, trả thù cho đồng đội”. Pù nghiến răng nhả đạn vào đội hình quân Pháp quật ngã hàng chục tên. Quân Pháp hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích của quân Pháp bị bẻ gãy. Nhưng trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh. Anh đã hy sinh trong tư thế khi hai tay vẫn còn ghì chặt hai chân súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí Bế Văn Đàn đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

... “Ngã xuống ở Mường Pồn anh đâu biết có mùa cam,

Anh chỉ biết có dây thép gai đồn giặc

Tôi yêu những con người chưa hình dung ra hạnh phúc,

Lúc đồng đội cần dẫu chết không từ nan”…

                                                          (Tác giả: Chế Lan Viên)

Trong Đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là Chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì. Tháng 5/1959, Đảng, Nhà nước và nhân dân địa phương tiến hành di chuyển hài cốt của đồng chí Bế Văn Đàn tại Mường Pồn, nơi anh hy sinh quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ A1 - nghĩa trang Liệt sĩ cấp Quốc gia tại thành phố Điện Biên Phủ.

Năm 2006, Di tích Mường Pồn nơi anh hùng Bế Văn Đàn hy sinh đã được trùng tu tôn tạo một số hạng mục như: Biển chỉ dẫn, đường bê tông đi vào di tích, bia, tường bao, đặt bia tưởng niệm nơi anh hùng Bế Văn Đàn hy sinh. Việc trùng tu tôn tạo di tích đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về tinh thần chiến đấu quả cảm của quân dân Việt Nam nói chung và người anh hùng trẻ tuổi Bế Văn Đàn nói riêng.

Anh hùng Bế Văn Đàn, người con ưu tú của tỉnh Cao Bằng đã anh dũng, chiến đấu hy sinh góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Để tưởng nhớ và tri ân công lao của Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn, tên anh được đặt tên cho nhiều con phố và ngôi trường ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Di tích Mường Pồn nơi anh hùng Bế Văn Đàn hy sinh luôn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm của thế hệ cha ông ta trong công cuộc đấu tranh, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước./.

Lịch sử, ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

Lịch sử, ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7
Đối với người Việt, ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 đóng một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Hàng năm cứ đến ngày 27/7, cả nước lại hướng về các nghĩa trang liệt sỹ để thành kính dâng hương, tri ân công lao to lớn của những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập nước nhà. Đây cũng là dịp quan trọng để chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân đến thăm hỏi các gia đình liệt sỹ, những mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày mang ý nghĩa thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt.
Lịch sử, nguồn gốc ngày 27/7
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sĩ đồng bào ta đã bị thương, có người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nhiều gia đình cùng một lúc phải mất đi cả chồng và các con ngoài mặt trận. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngày, rồi góa bụa cả đời. Khỏi phải nói những thiệt thòi mất mát, nỗi buồn tủi của những người còn sống khi người thân mất đi. Nhưng cũng chính bằng lòng tiếc thương vô hạn ấy, người sống tự nói với lòng mình rằng: “ Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”. Và rồi đã như thành truyền thống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình chăm sóc các gia đình liệt sỹ, anh chị em thương binh - bệnh binh một cách tận tình chu đáo.
Trong những tháng năm đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường.
Nỗi đau chiến tranh bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều người vợ trẻ mất chồng, nhiều đứa con mất bố, nhiều gia đình tan vỡ. Để phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đó đổi tên Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác.
Ngày 19/12/1946, Hà Nội chính thức phát động chiến tranh với Pháp, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương và chết tăng lên nhanh chóng do sự chênh lệch về trang bị vũ khí cũng như những chiến thuật chiến đấu. Đời sống của binh lính lúc đó, nhất là những binh sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn do tình cảnh khó khắn của Chính phủ Việt Nam bấy giờ. Trước yêu cầu đó, cùng với việc kêu gọi giúp đỡ thương binh gia đình tử sĩ, vào năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/8/1947 Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam.
Để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước, ngày 26/2/1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7/1947 Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp do cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức.
Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục quân đội Quốc gia Việt Nam, sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ.
Từ tháng 7/1955, Ngày thương binh được đổi thành Ngày thương binh liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thẳng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng từ năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành "Ngày thương binh liệt sĩ" của cả nước.
Đây là ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để người dân tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh.
Ý nghĩa ngày 27/7
Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 có ý nghĩa quan trọng với toàn dân Việt Nam. Ngày 27/7 là ngày thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày 27/7 là ngày phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Vào ngày 27/7, nhiều hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sỹ diễn ra trên khắp cả nước. Những hành động mang ý nghĩa tôn vinh người có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các chiến sỹ là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Đảng, Nhà nước cùng nhân dân ta trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của những thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống. Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa./.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

VIỆT NAM VỚI NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CHO TOÀN DÂN



Vào ngày 4/4 vừa qua, người dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn tại Bình Thuận đã vui mừng kỷ niệm một năm ngày Lễ hội Katê được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, theo Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL, ngày 4/4/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tại An Giang, Tháng ăn chay Ramadan 2022 Dương lịch - 1443 Hồi lịch của người Chăm theo đạo Hồi- bắt đầu từ thượng tuần tháng 4 đến tháng 5 (nhằm ngày 2/4 đến ngày 2/5) đã diễn ra với đầy đủ các nghi thức như: Lễ nguyện I’Sha, đọc kinh Qur’an, cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện, thể thao, văn nghệ giao lưu truyền thống... trong sự tôn trọng của cộng đồng và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền.

Trong dịp lễ, Trưởng ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh đã kêu gọi các tín hữu Islam tiếp tục phát huy tình đoàn kết, luôn đồng hành, gắn bó với các tôn giáo khác và cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tích thực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện đúng giáo lý tôn giáo Islam gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cũng trong tháng 4, tại chùa Ratana Paphia Vararam (chùa Chín Ngàn), xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, Hậu Giang, bà con đồng bào Khmer ở xã Vị Bình và xã Vĩnh Trung chuẩn bị thực hiện các nghi thức truyền thống rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây với không khí nhộn nhịp, vui tươi.

Nét mặt phấn khởi, ông Thạch Bích ( ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy) chia sẻ: “Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay, đồng bào Khmer tại địa phương có vụ mùa bội thu, vừa trúng mùa, vừa được giá, chuẩn bị cái Tết tươm tất hơn. Niềm vui càng nhân lên khi chùa Chín Ngàn vừa khánh thành chánh điện mới, bà con có nơi để tập trung sinh hoạt văn hóa nên rất vui."

Vào những ngày lễ, Tết, bà con tập trung về các chùa theo nghi thức cổ truyền của dân tộc Khmer, đảm bảo tổ chức trang nghiêm, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tâm linh, một số chùa trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác giáo dục, chăm lo cho các vị sư sãi bồi dưỡng tiếng Khmer; hỗ trợ các vị sư sãi học bổ túc văn hóa, trung cấp, đại học tại trường trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao kiến thức.

Vào đầu tháng 6, dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567-Dương lịch 2023, các cơ sở Phật giáo trên các tỉnh thành toàn Việt Nam được trang trí hết sức trang trọng, sẵn sàng cho việc đón tiếp đông đảo tăng ni, Phật tử, cũng như người dân tham gia Đại lễ.

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, kêu gọi: Tất cả tăng ni, phật tử cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ tát hạnh như lời Đức Phật đã dạy; nguyện cầu chiến tranh, xung đột chấm dứt, dịch bệnh tiêu trừ, khắp chốn an vui, mưa thuận gió hòa, muôn dân an lạc, đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Không khí nhộn nhịp náo nức hoan hỷ không chỉ ở mùa Phật đản, dịp lễ Giáng sinh hằng năm tại Việt Nam từ lâu đã trở thành lễ hội của rất nhiều người chung vui, với đồng bào Công giáo ngay từ khi bắt đầu mùa Vọng…

Có thể kể ra rất nhiều các hoạt động tôn giáo đa dạng, phong phú đã và đang diễn ra thường nhật trên lãnh thổ Việt Nam. Những điểm chung của các hoạt động tôn giáo đó là phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, đáp ứng được nhu cầu đời sống tín ngưỡng tinh thần cộng đồng và được pháp luật bảo hộ.

Các tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc

Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật. Chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi lãnh đạo cách mạng đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, Đảng đã ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo để xây dựng và phát triển đất nước.

Ngay sau khi nước nhà độc lập, ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng, tự do và lương - giáo đoàn kết.” Quan điểm tư tưởng đó được Đảng, Nhà nước ta thể chế bằng các văn bản pháp luật, để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ và bảo đảm ngay trên thực tế.

Sắc lệnh số 234/SL, ngày 14/6/1955 gồm 5 chương, 16 điều, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo và tín đồ về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ, “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý... Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa…”.

Trong tiến trình cách mạng của đất nước, chính sách nhất quán, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được khẳng định trên nguyên tắc Hiến định tại các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.

Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được hoàn thiện theo hướng tiệm cận luật pháp quốc tế và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 (ICCPR) mà Việt Nam đã tham gia thành viên, nhằm đảm bảo cho mọi người được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng tốt hơn trên thực tế và được bảo đảm bằng các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh 21/2004/PL-UBTVQH11 quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo; Chỉ thị 1940/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.”

Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đã thực sự tác động tích cực đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng nhân dân; thúc đẩy sự phát triển ngày càng phong phú, đa dạng, số lượng chức sắc, người theo đạo, cơ sở thờ tự ngày càng tăng.

Qua con số thống kê được Thạc sỹ Nguyễn Văn Long, Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ cung cấp, vào năm 2003, cả nước có 6 tôn giáo 15 tổ chức, với 17 triệu người có đạo, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc.

Đến năm 2022, chính quyền đã công nhận 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với trên 27,2 triệu người có đạo, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc, 29.718 cơ sở thờ tự.

Số lượng chức sắc, chức việc trong tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong tổ chức Giáo hội, là người thụ hưởng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, hằng năm có trên 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo, với hàng vạn người theo đạo tham gia. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Các tổ chức tôn giáo có trên 500 cơ sở khám chữa bệnh, trên 800 cơ sở bảo trợ xã hội, với 300 trường mầm non...

Từ năm 2018-2021, đã cấp phép xuất bản 2.027 ấn phẩm với trên 7 triệu bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động…

Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo là động lực phát triển

Có thể nói, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Chức sắc, chức việc, tín đồ ngày càng đông. Cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi các đoàn với các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

Từ năm 2011 đến nay, khoảng 2.000 lượt cá nhân tôn giáo đã xuất cảnh tham gia khóa đào tạo ở nước ngoài, tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến tôn giáo. Đồng thời, gần 500 đoàn nước ngoài, với hơn 3.000 lượt người vào Việt Nam để trao đổi, giao lưu, hướng dẫn tại cơ sở thờ tự, tham dự các sự kiện tôn giáo do các tổ chức tôn giáo Việt Nam tổ chức như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, với trên 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, cùng hàng vạn quần chúng nhân dân tham dự; Lễ hội của Công giáo, Tin Lành như: Đại hội đồng Giám mục Á châu; Lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Điều này đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng, trong đó có một bộ phận là tín đồ tôn giáo.

Hiện cả nước có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại địa bàn các tỉnh, thành phố, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh (41 điểm nhóm), thành phố Hà Nội (13 điểm nhóm) với sự tham gia của hàng trăm người có quốc tịch từ nhiều nước (Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Malaysia, Nga, Mỹ, Pháp,...).

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đảng, Nhà nước chủ trương xóa bỏ mặc cảm, định kiến, không phân biệt đối xử về thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tôn trọng ý kiến khác nhau, không trái với lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, vì sự ổn định, phát triển của đất nước.

Mỗi khi Đảng có chủ trương, quan điểm mới về tôn giáo, Nhà nước kịp thời thể chế bằng những văn bản pháp luật để đưa vào thực tiễn. Đảng, Nhà nước ta cũng kịp thời chấn chỉnh để công tác tôn giáo đi vào nền nếp, đúng hướng, tạo sự tin tưởng của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo.

Để xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần đã khẳng định “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước như ngày nay,” là do sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trong đó có sự đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quốc hội khóa XV, có 5 vị chức sắc trúng cử đại biểu (trong đó có 4 chức sắc tôn giáo là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử; 1 chức sắc ứng cử lần đầu); 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026, là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tích cực tham gia các hội, đoàn thể khác như Hội Người cao tuổi Việt Nam; Hội Bảo trợ người Khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam...

Trong 10 năm thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm hécta đất để xây dựng cơ sở thờ tự như: Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 đất cho Tổng Liên hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học. Tỉnh Đắk Lắk giao hơn 11.000m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột. Thành phố Đà Nẵng giao hơn 9.000m2 đất cho Tòa Giám mục Đà Nẵng. Tỉnh Quảng Trị giao thêm 15ha cho Giáo xứ La Vang. Năm 2022, chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 486 cơ sở thờ tự tôn giáo, tăng 60 cơ sở so với năm 2021; cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho 183 điểm nhóm; cấp quyết định xuất bản cho 140 xuất bản phẩm, với trên 684,2 nghìn bản in.

Các hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc; các hoạt động thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; sửa đổi hiến chương, điều lệ; đăng ký chương trình hoạt động hàng năm... theo đúng quy định của pháp luật; chấp thuận cho 646 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 3.238 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc; 424 chức việc các tôn giáo được thuyên chuyển theo đúng Hiến chương, điều lệ…

Phản bác các luận điệu xuyên tạc về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Thế nhưng, thế lực xấu chưa bao giờ từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình,” lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, móc nối với số bất mãn chế độ, có tư tưởng định kiến với Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, quy chụp những điều không có thật, yêu cầu thả người “đấu tranh cho tự do tôn giáo”...

Chúng xuyên tạc quy định “việc đăng ký điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung” trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là nhằm “kìm kẹp hoạt động tôn giáo.” Chúng lợi dụng những vấn đề xã hội về ô nhiễm môi trường, về công tác cán bộ, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam để xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam, với mục tiêu gây rối loạn lòng dân, gieo rắc thị phi trong chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, gây sự hoài nghi, giảm sút niềm tin của chức sắc tôn giáo và tín đồ quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Từ một số vụ việc nổi cộm của đời sống có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, các thế lực thù địch, phản động đã lồng ghép yếu tố chính trị, kích động người dân bất hợp tác với chính quyền, tham gia biểu tình, gây ra điểm nóng tôn giáo, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, ngăn cấm xây sửa cơ sở thờ tự, cản trở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

Ở nước ngoài, một số hội nhóm, cá nhân người Việt lưu vong thông qua các trang mạng thường xuyên đăng tin, bài vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo; kích động nhân dân mà trước hết là tín đồ tôn giáo đấu tranh “đòi tự do tôn giáo,” “tự do nhân quyền;” viết thư ngỏ kêu gọi các tổ chức chính trị, cá nhân trong và ngoài nước lên tiếng can thiệp...

Những luận điệu nói trên là đi ngược lại thực tế đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Trong những năm qua, với sự khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội của Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tôn giáo đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho hoạt động của các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội và các hoạt động từ thiện nhân đạo, đồng thời tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

Trong những năm dịch COVID-19 hoành hành, các tổ chức tôn giáo đã chung tay cùng với chính quyền, với nhân dân không phân biệt tôn giáo nào trong công cuộc chống bệnh dịch cũng như trong công cuộc xây dựng phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch.

Sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương đã đem lại những thành quả tích cực trong phát triển và phục hồi kinh tế của Việt Nam-được quốc tế đánh giá cao và nhận định Việt Nam là “một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế của khu vực, là hình mẫu thành công trong phòng chống dịch bệnh, đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cam kết chuyển đổi năng lượng.”

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa diễn ra tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã được mời phát biểu tại Đối thoại Chiến lược Quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) với chủ đề: "Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước" với sự tham gia của Giáo sư Klaus Schwab-Chủ tịch WEF, ông Borge Brende-Giám đốc Điều hành WEF cùng khoảng 50 lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu là thành viên WEF.

Đây là hoạt động đối thoại quốc gia duy nhất được WEF tổ chức trong khuôn khổ hội nghị, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam như một hình mẫu về phục hồi kinh tế và đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo cơ hội để trao đổi về những định hướng, chính sách và môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.

Vào ngày 9/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông và 4 Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã ra mắt Sách Trắng: “Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam.” Cùng với thực tiễn sinh động đang diễn ra, Sách Trắng “Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam” cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo, thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Sách Trắng: “Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam” cũng nêu những thách thức cần vượt qua và những hướng ưu tiên nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, tiếp tục góp phần giúp thế giới và người dân hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam.

Đồng thời, Sách Trắng: “Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam” chính là căn cứ xác thực giúp bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; cung cấp thông tin để người dân tỉnh táo nhận diện, kiên quyết đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, vu khống với ý đồ xấu, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu gây bất ổn xã hội, chống phá chế độ… của các thế lực thù địch.

Tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 29/4 vừa qua, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ năm 2021 lên án Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do, tôn giáo, tín ngưỡng, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nêu rõ: "Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo Tình hình Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã đề cập đến những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số nội dung đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tôn giáo tại Việt Nam."

“Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước,” Phó Phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt bày tỏ.

Phó Phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt khẳng định: Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế. Thực tiễn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hết sức phong phú và sinh động. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân, được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Những điều này đều được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và được đảm bảo tôn trọng trên thực tế: hiện nay, ước tính 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó trên 25 triệu người theo các tôn giáo khác nhau, chiếm khoảng 27% dân số; riêng công giáo có trên 7 triệu người, tin lành có trên 1 triệu tín hữu.

Đồng thời, Phó Phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt cũng nhấn mạnh: "Tại Việt Nam, các hành vi lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật!"./.

VTN-ST/TTXVN

NÂNG NIU TẤT CẢ CHỈ QUÊN MÌNH!

         Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác được cô đọng bằng những dòng Di Chúc sâu nặng, thiết tha, bao la chan chứa tình yêu thương con người: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.
Còn nhớ, trong ngày Lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi những người dự mít tinh, bằng một câu trìu mến:“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” Sâu xa trong câu hỏi của Bác là tình yêu nước, nghĩa đồng bào.

Sinh thời Bác nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ham muốn đó là tình cảm rộng lớn, dành cho Tổ quốc, nhân dân, ai cũng như ai, có cuộc sống no ấm. Từ lòng yêu nước, thương dân, đến sự phân biệt xã hội có người bóc lột và người bị bóc lột nên Người đã đến một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử với chủ nghĩa Mác -Lênin, khẳng định con đường cứu nước cứu dân:“ Muốn cứu nước, và giải phóng dân tộc, không con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Tình thương yêu con người của Bác dành cho nhân dân trên tất cả vùng, miền, đặc biệt là những nơi gian khổ khó khăn. Bác dành trọn tình yêu cho tất cả các tầng lớp nhân dân, các giới, các lứa tuổi, trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người dân bình thường, trong quan hệ hàng ngày. Với Đảng, Bác yêu cầu mỗi đảng viên “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Với thanh niên, Bác căn dăn:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Với nhân dân lao động:“Phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Với đồng bào miền Nam “đi trước về sau”, tấm lòng của Bác thật mênh mông, sâu sắc. Tình thương yêu ấy luôn biểu hiện qua từng lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể hàng ngày của Người luôn hướng về Nam “Đồng bào miền Nam luôn trong trái tim tôi”. Khi Người đón những đại biểu ưu tú từ miền Nam ra thăm miền Bắc là đón những đứa con đi xa trở lại nhà. Nụ cười đôn hậu, tiếng nói ấm áp, sự ân cần chu đáo của Bác với từng người từ bát cơm, ngọn rau non, chiếc áo khoác, chút dầu gió, bông hoa vườn, cây bút viết, viên thuốc cảm…là nguồn động viên thiêng liêng, nhân hậu.

Tình thương yêu của Bác trước hết dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Trong thư gửi các cháu nhi đồng cả nước nhân dịp trung thu (27-9-1947) Bác viết : “Tết trung thu là của các cháu… Thấy các cháu không được ăn tết Bác rất áy náy… ” . Trong thư gửi nam nữ thanh niên và nhi đồng Nam bộ (15-9-1948), Bác viết : “Vì giao thông khó khăn, Bác cháu ta ít có thư từ đi lại. Tuy vậy Bác luôn luôn nghĩ đến các cháu. Bác muốn biết các cháu học hành thế nào, sinh hoạt thế nào, đấu tranh thế nào…”. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi (tháng 11-1949), Bác ân cần:“Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những người “già sớm” . Với phụ nữ, Bác đánh giá cao vai trò “ khi giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” đã lập nhiều chiến công xuất sắc, đồng thời Bác khẳng định: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”. Đối với thương binh, liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ, Bác chỉ rõ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ ”. Ngày 27-7 hàng năm là dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, và tỏ lòng yêu mến thương binh. Với Người bằng hành động:“Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch. Cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng ” (1) để giúp đỡ thương binh

Tình thương yêu con người của Bác còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa, kể cả những người đã lầm đường lạc lối, đã hối cải, kể cả với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng. Chính tình thương yêu đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Bác tin rằng trong mỗi người đều có, tuy ít hay nhiều có khác nhau. Quên mình vì tất cả

Sinh thời, Bác Hồ đa bao lần tặng lụa cho các cụ phụ lão, chăn áo cho chiến sỹ, đường sữa cho em thơ, quà cho thương binh ... chắc chắn không ai có thể thống kê hết. Đến lúc trên giường bệnh, tuy bệnh nặng, Người vẫn nhắc:“Nhân dịp Quốc khánh nhớ tặng lụa cho các cụ phụ lão, tặng đường sữa cho những bà mẹ sinh hai, sinh ba ...” Người thương yêu, lo lắng, gần gũi với nhân dân với tấm lòng ôm cả non sông mọi kiếp người. Cho dù bận trăm công nghìn việc, Bác vẫn dành tình thương yêu và tấm lòng nhân hậu cho những người đang làm việc vất vả, năng nhọc, nguy hiểm

Năm 1967, Không quân của Mỹ đánh phá Hà Nội rất ác liệt. Lúc này Bác vẫn làm việc tại Thủ đô. Mùa hè trời nắng như đổ lửa. Bác thường hỏi bộ đội Phòng không đêm có được ngủ không? Bộ đội có được tắm không? Có đủ nước uống không?. Thương bộ đội phải chịu cái nắng chói chang, Bác đã rút toàn bộ tiền tiết kiệm từ lương và nhuận bút được 25 nghìn đồng tặng bộ đội phòng không để mua nước uống giải khát. Là một chiến sỹ pháo cao xạ, sư đoàn Phòng không Hà Nội, tôi được tận hưởng những giọt nước giải khát mát lành từ đồng tiền tiết kiệm của Bác, lòng trào dâng niềm kính yêu Bác, càng thêm quyết tâm chiến đấu, bảo vệ vững chắc bầu trời Hà Nội, nơi Bác đang làm việc. Lòng nhân ái bao la, quan tâm tận tình sâu sắc đến từng con người, Bác nâng niu hết thảy chỉ quên mình được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể, mang lợi ích thiết thực cho người dân như ăn, ở, mặc, học hành, đi lại, kế sinh nhai. Người chăm lo vun vén tiết kiệm từng hạt cơm, miếng vải vá áo, miếng xà phòng nhỏ cũng là vì lo nghĩ đến đồng bào, đồng chí.
Khi tiếp khách bạn Lào, thấy gió mùa đông bắc tràn về. Người lấy khăn tặng hai đồng chí quàng khỏi lạnh. Mùa xuân năm 1969, Hội hữu nghị Việt - Đức vào thăm, ngồi quây quần bên Bác, Bác thăm hỏi từng người một. Thấy đồng chí Chủ tịch hội, húng hắng ho, Bác cởi chiếc khăn quàng của mình và quàng cho đồng chí.
Trong suốt cả chặng đường kháng chiến gian khổ, sống kham khổ thiếu thốn, nhưng ngay cả khi về Thủ đô, Bác vẫn sống đơn giản, tiết kiệm. Quần áo của Bác chỉ có vài bộ, may cùng kiểu, sau khi may xong đều nhuộm cùng màu gụ. Khi cổ áo bị sờn, anh em đề nghị thay, Bác bảo:“Cả cái áo chỉ sờn chỗ cổ mà vứt đi thì không được, các chú chịu khó tháo cổ rồi lộn phía trong ra ngoài, may lại vẫn lành như mới ”. Bác dùng dép cao su từ trên chiến khu, Bác gọi vui là “đôi hài cao su vạn dặm”. Khi về Hà Nội Bác vẫn dùng dép cao su, nhưng đôi dép của Bác dùng đã lâu, sửa lại nhiều lần phải đóng đinh giữ cho khỏi tuột. Các đồng chí phục vụ mua cho Bác đôi dép lốp mới nhưng Bác nói:“ Khi nào không sửa được hẵng hay, giờ mua đôi khác không cần thiết vì vẫn dùng được. Dân ta còn nghèo, mỗi người kể cả Chủ tịch nước cũng phải tiết kiệm”. Tính tiết kiệm của Bác đã được nhà thơ Cuba khắc hoạ:“Người chỉ sử dụng cho mình những gì tối cần thiết, chứ không phải là bất cứ cái gì cần thiết. Chiếc giường, tủ, chiếc bàn, chiếc ghế, cái giá sách. Những thứ cần cho công việc và nghỉ ngơi để lấy lại sức làm việc, chỉ có thế thôi , không có gì hơn nữa”.

Năm tháng qua đi, nhân loại đã bước sang thế kỷ mới hơn chục năm nay, hàng triệu lượt người từ các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục hành trình thăm viếng, chiêm ngưỡng, tìm hiểu ngôi nhà lộng gió bốn phương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ai cũng cảm thấy bóng dáng quen thuộc ung dung, thư thái, chòm râu bạc, đôi mắt sáng hiền từ của Bác. Không một ai đến thăm nơi ở khiêm nhường này mà không trào dâng niềm cảm xúc trước sự vĩ đại của một con người đã trở thành huyền thoại ngay trong cuộc sống đời thường của mình.

Tự hào là công dân thế hệ Hồ Chí Minh, được chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước trong công cuộc đổi mới với niềm tin của Bác: Xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, tôi càng nặng lòng về những biểu hiện rất xa lạ với đạo đức Hồ Chí Minh: lãng phí tiền của, sức lực, thời gian và tệ nạn tham nhũng, lộng quyền của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Tệ hơn, nhiều kẻ tham ô tham nhũng, tha hóa biến chất, lũng đoạn Đảng Nhà nước lại là những cán bộ cao cấp của Đảng. Số tài sản, tiền bạc của nhân dân mà họ chiếm dụng phung phí để làm giàu, sống xa hoa không hề nhỏ.

Đạo đức Hồ Chí Minh là văn hoá, mà cốt lõi là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, và niềm tin đối với con người bao la, sâu sắc, tất cả vì con người, cho con người. Suốt đời Người đã hy sinh chiến đấu chống áp bức bất công, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, cuộc sống hạnh phúc cho dân tộc, nhân loại.
Lúc này học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh thật có ý nghĩa, nhằm trả lại phẩm hạnh của con người với tứ đức mà Hồ Chí Minh đã khái quát: cần, kiệm, liêm, chính, thiếu một đức không thành người. Nhà sử học Mỹ J.Stenson khẳng định rằng Hồ Chí Minh tiêu biểu cho nền đạo đức khi:“Một số đông người đã tha hoá chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống thì nhân loại lại tìm về đạo đức nhân cách của Hồ Chí Minh, một tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ tiếp sau”. Và đó chính là sức mạnh trường tồn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh./.
Môi trường ST.

TRƯỜNG PHÁI 'NGOẠI GIAO CÂY TRE' VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI MỌI THỜI ĐẠI!

         Trường phái "ngoại giao cây tre" Việt Nam phù hợp với mọi thời đại - đó là nhận định của phóng viên cao cấp Khamvisan Keosouphan - nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Vientiane về chủ trương xây dựng trường phái "ngoại giao cây tre" Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra cuối năm 2021.

Là một người làm báo lâu năm và thường xuyên theo dõi về Việt Nam, ông Khamvisan đã rất ấn tượng khi đọc được bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Theo ông, trong bài phát biểu này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ bản chất và đường lối của ngoại giao Việt Nam, đó là một nền ngoại giao được đúc kết trong suốt quá trình hàng nghìn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam, dựa trên nguyên tắc bất biến và tư tưởng xuyên suốt là “độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia.”

Một nền ngoại giao luôn luôn trọng lẽ phải công lý và chính nghĩa, luôn “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo!"; dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào đặc biệt ấn tượng với những nhận định và phân tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sự kế thừa từ triết lý và truyền thống ngoại giao của các thế hệ đi trước, được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - tiếp thu, đúc kết và phát triển lên tầm cao mới.

Dẫn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Khamvisan cho biết đó là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước, văn hóa dân tộc, truyền thống ngoại giao Việt Nam với tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm ngoại giao thế giới. Trong đó, luôn luôn đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị, dùng ngoại giao để đẩy lùi xung đột; gắn với thực tiễn của thế giới, để đưa Việt Nam hòa nhập dòng chảy của thời đại... 

Theo ông Khamvisan, từ tư tưởng trên, một trường phái ngoại giao đặc sắc và độc đáo đã ra đời trong thời đại Hồ Chí Minh - trường phái "ngoại giao cây tre" mang đậm bản sắc Việt Nam, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển,” mà theo ông đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích rất rõ.

Đó là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; Linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến,” “lạt mềm buộc chặt.”

Ông Khamvisan nhận định dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kết hợp với truyền thống văn hóa đặc sắc và chính sách ngoại giao hòa bình của dân tộc, trường phái "ngoại giao cây tre" Việt Nam sẽ không chỉ phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, mà còn phù hợp với mọi thời đại./.
Yêu nước ST.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1942!

“Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người!”
     Khổ thơ trên của Hồ Chí Minh được trích trong bài thơ: “Con cáo và tổ ong”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 130, ngày 01 tháng 7 năm 1942. Đây là thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật, cơ hội giải phóng dân tộc đã xuất hiện, cần phải nhanh chóng tổ chức đoàn kết tập hợp toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
     Thông qua những câu thơ trên, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi người về tình yêu thương giống nòi và sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống "lấy nhỏ chống mạnh", nhưng được nâng lên thành phương pháp hành động và tư tưởng chỉ đạo cách mạng. Thực hiện lời dạy của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh tiến hành cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân. Tư tưởng của Người được Đảng ta vận dụng thành công trong suốt hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc để giành được những thắng lợi vẻ vang.
     80 năm trôi qua, lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, kêu gọi mọi người dân hợp sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự cạnh tranh lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gay gắt đang đặt ra cho dân tộc ta cả thời cơ và thách thức to lớn. Thực tế đó đòi hỏi hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để có thể phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.
     Thấu triệt lời Bác dạy, hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế để tạo nên sức mạnh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của quân đội đã trở thành lời thề danh dự của mỗi cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết quý trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó./.
Môi trường ST.