Trong những năm gần đây, các thế lực
thù địch và các phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng triệt để vấn đề đảng chính
trị và dân chủ để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Một trong những luận điệu đó
là: Chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ. Vậy,
sự thực có đúng như vậy không?
Vấn đề đảng chính trị và dân chủ
được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng với nghĩa chung và
phổ biến nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân; còn đảng là tổ chức
chính trị mang bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thậm chí nhiều giai
cấp, sự xuất hiện của một đảng hay nhiều đảng chính trị cũng là lẽ bình thường.
Dù dưới màu sắc chính trị hay xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo, tên gọi có khác
nhau, nhưng đảng thực chất là đảng chính trị, đảng nào cũng đều hướng tới việc
cầm quyền, trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước. Trong thực tiễn
cho thấy tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tương quan lực lượng giữa các
giai cấp, mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng tranh giành quyền lãnh
đạo xã hội theo chế độ nghị trường. Không có một đảng lãnh đạo hoặc không lập
được liên minh lãnh đạo giữa các đảng thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào tình
trạng vô chính phủ và hỗn loạn.
Dưới chủ nghĩa tư bản, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư
sản, được tổ chức thành nhà nước tư sản và nhà nước đó bảo đảm quyền dân chủ
cho một số ít người là giai cấp tư sản nhằm chống lại đông đảo những người lao
động. Ở đó, dân chủ chân chính đã bị giai cấp tư sản lợi dụng và biến thành thứ
dân chủ nửa vời, không triệt để. Dân chủ chỉ nằm trong tay bộ phận thiểu số là
giai cấp tư sản chứ không phải quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Họ cổ
súy cho rằng: dân chủ là phải đa đảng, nhưng thực tế không phải là như vậy.
Những minh chứng hết sức rõ ràng mà ai cũng thấy đó là ở một số nước tư bản mà
điển hình là Hoa Kỳ được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm
năm qua kể từ khi ra đời tồn tại nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng
lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Nhưng khó ai có thể tìm thấy
sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng;
sự khác nhau đó chỉ là ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ là quyền làm chủ đất
nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc
về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của
nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định
bởi chính nhân dân. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là công
cụ trong tay nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách toàn diện
và tự do, nhằm bảo vệ quyền làm chủ của chính mình và độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền của dân tộc
khác. Thể chế chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chống lại tất cả
những gì xâm phạm và làm tổn hại tới quyền dân chủ của nhân dân lao động. Do
đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực của sự
phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước. Phẩm
giá của con người được thừa nhận một cách đầy đủ, được tôn trọng và bảo vệ. Vậy
mà, một số phần tử cơ hội chống đối cố tình xuyên tạc, bôi nhọ tình hình dân
chủ của chúng ta trong thời gian qua. Họ đã lượm lặt một số hiện tượng còn tồn
tại, những hạn chế, một số vụ việc mất dân chủ, điển hình là những vụ án mà cá
nhân lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để quy chụp cho
đó là lỗi cơ chế, là lỗi hệ thống. Đây là sự quy kết hoàn toàn sai lệch, không
vì một vài hiện tượng sai lệch mà kết luận đó là lỗi hệ thống được. Với Việt
Nam, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa tất yếu còn
nhiều tàn dư của xã hội cũ để lại chưa dễ gì xóa bỏ ngay được. Việc xảy ra những
vấn đề mất dân chủ ở nơi này, nơi kia là biểu hiện của tồn tại xã hội mà chúng
ta đang đấu tranh, ngăn ngừa, cải tạo, xây dựng giữa cái cũ và cái mới, đó
không phải là bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, luận điệu cho rằng, chế độ xã hội do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, thực chất là cổ súy tư tưởng bài xích
Đảng, thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước
“tam quyền phân lập” là âm mưu, thủ đoạn hết sức xảo quyệt nhằm phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với cách mạng nước ta. Vì vậy,
chúng ta cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, tránh bị lôi
cuốn vào những thông tin sai lệch của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang
mang, dao động, suy giảm niềm tin đối với Đảng và Nhà nước ta./.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa