Tại cuộc họp Bộ Chính
trị vào ngày 11-3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác đấu tranh
phòng chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề phức tạp, gần đây đã được đẩy mạnh
với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn; không chỉ đấu tranh phòng chống tham nhũng
mà coi trọng cả phòng chống tiêu cực với trọng tâm là sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Trong đấu tranh phòng chống tiêu cực bao gồm cả
đấu tranh phòng chống lãng phí...
Theo quan điểm chỉ đạo
của Đảng, chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - một nhà nước
thực sự kiến tạo khung khổ thể chế, pháp luật cho sự phát triển của đất nước,
của dân tộc. Do đó, hệ thống pháp luật phải đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống
nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định; bảo đảm cho bộ máy nhà nước vận
hành trôi chảy và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
đất nước nhanh và bền vững.
Những xử lý nghiêm
minh vừa qua cho thấy Nhà nước pháp quyền ngày càng thể hiện rõ sức mạnh và
phát huy hiệu quả, tạo động lực tích cực. Trong phòng chống tham nhũng, tiêu
cực, các quan điểm "phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý
là quan trọng cấp bách"; "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh
vực"; "xử lý nghiêm đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng; khoan hồng đối với người thành
khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại gây ra"… đã
thể hiện sự đúng đắn, phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều cam go, bởi biểu hiện tham nhũng, tiêu cực ngày càng tinh vi, phức tạp, có mặt còn diễn biến nghiêm trọng hơn. Do đó, các cơ quan chức năng phải quyết liệt và mạnh tay hơn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền, bộ máy trong sạch, vững mạnh; không bao giờ khoan nhượng trước các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét