Tên tuổi Việt Tân được nhiều người biết đến với các thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ miêu tả về họ như: Nhai đi nhai lại, nói quàng nói xiên, đâm bị thóc chọc bị gạo, xuyên tạc, vu khống… Nhưng, động từ đã khắc họa rõ nét nhất bản chất của Việt Tân chính là “đu càng”. Việt Tân trong quá khứ đã “đu càng” theo đúng nghĩa đen để trốn chạy khỏi mảnh đất cha sinh mẹ đẻ thì nay, cứ mỗi dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước lại “đu càng” theo nghĩa bóng để chống phá cách mạng Việt Nam. Và sự kiện ngày 30-4 hằng năm là một cái càng để chúng bấu víu.
Trên trang
facebook Việt Tân thời điểm cuối tháng 4 này, ngoài những bài viết xuyên tạc về
tình hình xung đột vũ trang Nga - Ukraine với những bài viết sặc mùi ca ngợi Mỹ
và phương Tây thì còn lác đác đâu đó một số bài “đu càng” quá khứ 30-4-1975.
Chúng cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam là cuộc
chiến ủy nhiệm một phía. Tức chính quyền Sài Gòn là sự ủy nhiệm của thế giới tự
do do Mỹ đứng đầu. Chính quyền miền Bắc Việt Nam là sự ủy nhiệm của phe xã hội
chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Từ đó chúng rêu rao kết luận đó là cuộc nội chiến.
Thậm chí chúng đã lấy bài thơ “Hận” của tên tù Trần Đức Thạch để minh chứng cho
điều đó với một quan điểm không thể nào bỉ ổi hơn: quân ta đánh dân mình. Một số
kẻ “độc miệng” còn cho rằng miền Nam ấm no không cần giải phóng, chỉ có những kẻ
nghèo đói mượn 2 chữ giải phóng để cướp cạn miền Nam.
Trước tiên
nói về Trần Đức Thạch, hắn từng phục vụ trong quân đội, sau đó xuất ngũ. Do động
cơ chính trị thấp hèn không đạt được đã quay ra chống phá chính quyền. Năm
1988, hắn thành lập nhóm lưu manh, tập hợp những kẻ trộm cướp chuyên chống phá
chính quyền. Nhóm này sau đó bị công an bắt, quản chế tại địa phương. Năm 2000,
Thạch tiếp tục thành lập “Đạo chân đất” chống phá chính quyền. Sau đó, Thạch bị
bắt, bị xử 15 năm tù và giảm còn 8 năm tù. Sau khi ra tù 1 năm, năm 2009 Thạch
tiếp tục bị kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế tại địa phương với tội danh:
tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chưa dừng lại ở
đó, năm 2020 Thạch tiếp tục bị bắt và thụ án 12 năm tù, 3 năm quản chế về tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Cả cuộc đời Trần Đức Thạch chỉ biết
vào tù, ra tội. Ấy vậy mà thơ con cóc của hắn vẫn được Việt Tân tôn vinh, đem
ra làm chân lý. Đây là điều không lấy gì làm lạ bởi Việt Tân lâu nay vẫn thế. Vẫn
tập hợp những thành phần bất hảo, vào tù ra tội để tôn vinh nhau, tự sướng cho
quá khứ nhục nhã và nhơ nhớp.
Cách đây 47
năm về trước, đúng 11 giờ 30 phút ngày
30-4-1975, cánh cổng sắt lớn của Dinh Độc lập đã bị húc đổ. Toàn bộ nội các ngụy
quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Lá cờ giải phóng quân phấp phới tung
bay trên nóc Dinh Độc lập, đánh dấu lịch sử nước nhà mở sang trang mới, miền
Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối. Người ta không thể hiểu
được tại sao một cường quốc về kinh tế, quân sự như Mỹ lại thất bại trước một đối
thủ thua kém về nhiều mặt như Việt Nam. Bởi thế, trong ký ức mỗi người dân Việt
Nam sẽ không bao giờ quên những hình ảnh đầy tự hào đó. Ở chiều ngược lại, đối
với không ít người Mỹ có tham gia chiến tranh Việt Nam, từ cựu binh đến các
chính khách đều mắc một căn bệnh giống nhau mà bác sĩ tâm lý thường kết luận đó
là “Hội chứng Việt Nam”. Căn bệnh này rất khó chữa, lúc nào cũng âm ỉ, nhức nhối
trong tâm trí họ câu hỏi: Tại sao nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới lại có thể
thua đau tại Việt Nam với một nước thua kém về nhiều mặt. Tuy họ có những quan
điểm và cách tiếp cận khác nhau nhưng cũng có không ít người Mỹ quyết lần tìm sự
thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Điển hình là cựu Bộ trưởng Quốc phòng
McNamara. Ông đã công khai thừa nhận trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ tấm thảm
kịch và bài học về Việt Nam”: Chúng tôi, tức Chính phủ Mỹ đã sai lầm, sai lầm
khủng khiếp. Lời thú nhận đó đã khẳng định trước thế giới việc làm sai trái của
Mỹ tại Việt Nam, trực tiếp tát vào mặt những kẻ cố tình xuyên tạc cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Sự thực là
chiến thắng 30-4 đã phản ánh đúng quy luật của chiến tranh mạnh được, yếu thua.
Mạnh và yếu ở đây không phải so sánh về giá trị vật chất mà nó dựa trên sức mạnh
tổng hợp phần lớn được tạo bởi yếu tố con người. Nghệ thuật tài tình và trí tuệ
Việt Nam trong cuộc đối đầu lịch sử này thể hiện ở 3 phương diện chủ yếu, đó
là: có đường lối cách mạng đúng đắn, biết mình biết ta; có phương pháp cách mạng
phù hợp; có phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo. Một yếu tố quan trọng
không thể thiếu đó là vai trò của đoàn kết quốc tế. Đảng ta đã tranh thủ sự ủng
hộ của bạn bè quốc tế đứng về phía chính nghĩa trong cuộc chiến tranh. Đó là sự
ủng hộ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của Liên Xô, Trung Quốc và sức mạnh
đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đó cũng là thế
trận lòng dân và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc để chống kẻ thù xâm lược.
Dải đất hình
chữ S trên bản đồ thế giới duy chỉ có một. Người dân Việt Nam thà hy sinh tất cả
chứ không thể chịu cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân dân không thể có cuộc sống
hòa bình, hạnh phúc khi Bắc - Nam chưa chung một nhà. Và sự kiện 30-4-1975 là một
phần tất yếu của lịch sử. Khác với những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận của các
thế lực thù địch, Việt Nam đang ngày càng phát triển hòa bình cùng với sự tiến
bộ chung của thế giới. Hành động “đu càng” của Việt Tân lặp đi lặp lại, năm này
qua năm khác không thể thay đổi sự thật và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng
30-4. Hành động đó chỉ khiến người dân Việt Nam nhớ đến Việt Tân như loài vật
leo cây mà thôi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét