Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG ĐÁNH GIÁ SAI LỆCH VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

 Vừa qua, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố bản báo cáo về các hoạt

động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới; trong đó có những

thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch,

không có cơ sở, không phản ánh đúng thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Theo nội dung của bản báo cáo, Nghị viện châu Âu cho rằng, họ đã gặp nhiều giới hạn

trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam; cáo buộc Việt Nam

“vi phạm dân chủ, nhân quyền”, “đàn áp, bỏ tù người vô tội”; thậm chí, cho rằng Việt

Nam là “chế độ đàn áp”. Trong khi đó, danh sách những “nạn nhân của chế độ” được

liệt kê trong báo cáo này lại là những đối tượng chống phá cộm cán như: Nguyễn Văn

Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay gần đây nhất là Phạm Đoan

Trang. Đây không phải là lần đầu Nghị viện châu Âu đưa ra những đánh giá, nhận

định sai lệch, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Có thể khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà

nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình

đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời

sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền và tự

do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và

thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Ở Việt

Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy

định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì,

đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm sự thụ

hưởng đầy đủ các quyền và tự do của mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự

và công bằng. Không ai bị bắt giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách

chính đáng.


Đối với trường hợp như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến

Trung hay Phạm Đoan Trang được nhắc đến trong báo cáo của Nghị viện Châu Âu là

“tù nhân chính trị” thực chất là những đối tượng núp bóng dân chủ, nhân quyền,

thường xuyên có các hoạt động chống phá, kích động bạo lực, lôi kéo, tập trung các

đối tượng xấu để gây rối trật tự công cộng nhằm mục đích phá vỡ sự ổn định chính trị

của đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là những hành vi vi phạm pháp

luật, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc

gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hoàn toàn không phải hành động “đàn áp người đấu

tranh” như một số nhận định chủ quan, phiến diện, một chiều, mang tính bao biện cho

các sai phạm của những phần tử chống đối.

Nhân quyền là một lĩnh vực rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống của con người, là tổng

hợp của các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, những quyền

cơ bản, thiết yếu, thực tế nhất là quyền được sống, quyền được bình đẳng, quyền được

phát triển trong một xã hội an toàn, quyền được học tập, quyền được lao động…

Những năm qua, dù là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế – xã hội còn gặp

nhiều khó khăn nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực

trong bảo vệ quyền con người, điển hình: Theo Báo cáo kinh tế – xã hội tại Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020; đã hoàn

thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt Nam không có

khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an ninh, an toàn,

ổn định… Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, chỉ số

hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với năm 2021).

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các cơ quan, tổ

chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết

lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận định, đánh giá thực tiễn tình

hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan. Mặt khác,

Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu, đánh

giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình

hình thực tế tại Việt Nam./.

Lương Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét