Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 Thời gian gần đây, nhiều cá nhân lợi dụng mạng xã hội có phát ngôn dưới nhiều dạng

như bài viết, bài nói hoặc livestream để thể hiện những ý kiến, quan điểm trái chiều

nhưng đã đi quá giới hạn cho phép, xâm phạm đến lợi của cá nhân, tập thể.


Ở tỉnh Ninh Bình, lực lượng chức năng cũng đã điều tra, xác định trong thời gian từ

19/9/2019 đến 04/01/2021, Trần Quốc Khánh sinh năm 1960, quê quán ở xã Lưu

Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã sử dụng tài khoản Facebook "Trần Quốc

Khánh" và trang Fanpage "Tiếng Nói Công Dân" của mình, để phát trực tiếp 22 video

có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc, bịa đặt, quy chụp

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, nói xấu,

bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu

cách mạng; kêu gọi đa nguyên, đa đảng.

Hành vi của Trần Quốc Khánh đã bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố về tội "Tuyên

truyền thông tin nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Căn cứ vào các quy

định của Bộ luật Hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt bị cáo Trần Quốc Khánh 6

năm 6 tháng tù; ngoài ra, bị cáo phải chịu quản chế 2 năm tại nơi đăng ký hộ khẩu

thường trú, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

co-quan-cong-an-lam-viec-voi-tran-quoc-khanhCơ quan Công an làm việc với Trần

Quốc Khánh

Qua 1 số vụ việc cho thấy, do không nhận thức rõ hoặc lợi dụng quyền tự do ngôn luận,

các thế lực thù địch phản động đã và đang lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc,

chống phá Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ, nói xấu chính quyền, gây kích động, hoang

mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Tất cả mọi hành vi vi

phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tự do ngôn luận là quyền con người cơ bản, nhưng luôn phải có giới hạn trong khuôn

khổ của pháp luật. Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có

thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi

pháp luật”.

Khung pháp lý của nước ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tương

thích với luật pháp quốc tế về quyền con người. Cũng giống như các quốc gia khác

trên thế giới, Việt Nam có những quy định để hạn chế và ngăn chặn những hành vi lợi

dụng tự do ngôn luận, xâm hại tới lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, công dân.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội đã trở thành công cụ

thể hiện quyền tự do ngôn luận của đông đảo người dân, điều này đặt ra nhiều vấn đề

về xã hội và pháp lý, trong đó có việc quản lý thông tin trên không gian mạng hiện

nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét