Tại một phiên họp của Bộ Chính trị vào đầu năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra đề nghị Đảng phải có nghị quyết về chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Ý tưởng này của Người là cơ sở của Nghị quyết Bộ Chính trị Khóa III, số 51 – NQ/TW, ngày 26-4-1962, “Về cuộc vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, chống tham ô, lãng phí quan liêu”.
Tiếp đó là Nghị quyết
của Bộ Chính trị Khóa III, số 85 - NQ''TW, ngày 24-7-1963: “Về cuộc vận động
nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ
thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”. Trong vòng hơn một năm, Bộ Chính trị
Khoá III đã ban hành hai Nghị quyết về chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Có
thể nói, cả hai Nghị quyết quan trọng này đều xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Vấn đề này, Người đã
chỉ ra từ khi nhân dân ta mới giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945. Đấu tranh để giành được chính quyền về tay nhân dân là rất khó, nhưng
đấu tranh để củng cố được chính quyền của nhân dân cho thật trong sạch, vững
mạnh càng khó hơn. Một đảng lãnh đạo chính quyền, sao cho không xảy ra tham ô,
lãng phí, quan liêu là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi phải có một đội ngũ
những người lãnh đạo có tâm, có tầm, có tài. Nhìn lại đội ngũ của chúng ta được
đề bạt, cất nhắc thì nhiều, nhưng việc giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cho tương
xứng lại chưa đúng mức. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định rằng, sự nghiệp của
chúng ta ngày càng lớn, công tác của chúng ta ngày càng nhiều và càng phức tạp,
trong khi đó, chúng ta lại thiếu kinh nghiệm, ít chịu rèn luận, học tập, nghiên
cứu, nên việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quân lý tài chính của chúng ta
còn quá nhiều khuyết điểm, đã để xảy ra nhiều vụ tham ô, lãng phí, do quan
liêu, làm thiệt hại lớn đến sức của, sức người của nhân dân, có tội lớn với
nhân dân. Vì vậy, Người đã đặt ra yêu cầu về xây dựng Đảng và chính Người cũng
đã kiên quyết chỉ đạo xử lý những căn bô, đảng viên phạm sai lầm, khuyết điểm.
Theo chúng tôi, thuật ngữ “tham ô”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng lần đầu vào năm
1952, trong bài: Thực hành tiết kiệm,, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan
liêu (Văn kiện Đại hội V của Đảng (năm 1982), vẫn còn dùng thuật ngữ “tham ô”.
Từ Văn kiện Đại hội VI (năm 1986), bắt đầu chuyển sang dùng thuật ngữ “tham
nhũng” để thay cho thuật ngữ “tham ô”). Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích:
“Tham ô là gì?- Đứng về phía cán
bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư Đục khoét của nhân
dân Ăn bớt của bộ đội.
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của
Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham
ô.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô
là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế».
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán rất nhiều dạng
lãng phí: lãng phí sức lao động do không khéo sắp xếp, tổ chức; lãng phí thì
giờ do họp hành kéo dài liên miên nói rất nhiều, thông tin ít, kết qủa ít,
“thùng rỗng kêu to”; lãng phí tiền của do cơ quan dùng vật liệu một cách phí
phạm, các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý, không tiết kiệm
xăng dầu, người giữ kho, giữ tiền để thất thoát, để hàng hóa hao hụt, lỗ vốn,
ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để cho tiền bạc ứ đọng lại, không lưu
thông được, cơ quan kinh tế lập kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn
cảnh, gây lỗ vốn, bộ đội không biết giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến lợi
phẩm, nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm đám
cưới, đám ma,... Người rút ra kết luận:
«Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả
cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham
ô».
Chủ tịch Hồ Chí Minh cắt nghĩa: Xét cho cùng, sở dĩ có nạn tham ô, lãng phí là
vì có bệnh quan liêu. Đây là căn bệnh trong gan, trong tim ở nơi bàn giấy, nơi
sự vụ. Nó rất khó nhận diện, nên rất khó chữa. Đối với công việc, những người
quan liêu hay trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn
đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra
đến nơi đến chốn”. Những người mắc bệnh quan liêu “có mắt mà không thấy suốt,
có tai mà không thấy thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm
vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”.
Người nhận định: “Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn
tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt
phải tẩy sạch bệnh quan liêu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ba căn bệnh
tham ô, lãng phí, quan liêu “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính
phủ”. Loại kẻ thù này “khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó
nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”. Dù có cố ý hay
không, tham ô, lãng phí, quan liêu “cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong
kiến”. “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó
phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Nó “phá hoại tinh
thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi
ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch
ra nguyên nhân của tham ô, lãng phí, quan liêu là do những tàn dư xấu xa của xã
hội cũ; nó do lòng tự tư, tự lợi, ích kỷ, hại nhân mà ra. Nó do chế độ “người
bóc lột người” mà ra. Vì những lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như đánh giặc ngoài mặt trận.
Người khẳng định: “Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị” rất quan trọng. Thực
chất nó là thứ “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét