Chiều 20/9, cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các quy định trong luật càng cụ thể càng tốt.
Nhắc lại mục tiêu sửa luật là khắc phục, xử lý tồn tại tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông thầu, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu thầu, song ông Huệ nói dự luật sửa đổi "chưa mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề".
Ta nói bịt lỗ hổng thì lỗ hổng là cái gì, có lỗ hổng không, hổng ở đâu, vá thế nào, sửa thế nào. Tôi thấy phải đi thẳng vào, chứ nói chung quá, ông Huệ nhấn mạnh.
Sau hàng loạt phân tích, Chủ tịch Quốc hội cho rằng luật đang được sửa theo hướng “kém minh bạch hơn”.
Chúng ta muốn luật hóa để minh bạch, công khai, nhưng đọc các điều khoản sửa tôi lại thấy có thể phát sinh tình trạng làm chậm trễ hơn trong thi hành luật, rồi lại tạo ra sơ sở, thêm thủ tục hướng dẫn... 30% điều khoản là giao Chính phủ quy định chi tiết, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Nhiều ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó cũng cho rằng, dự thảo luật đang sửa đổi theo hướng mở rộng các trường hợp chỉ định thầu trong khi đây là nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực.
Đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ những vướng mắc, tiêu cực vừa qua là do quy định ở luật hay do tổ chức thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói và cho rằng, cần phải làm rõ lý do mở rộng các trường hợp chỉ định thầu.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói đây là dự án luật rất nhạy cảm, rất khó.
Ông Dũng cho rằng, vướng mắc hiện nay muôn hình vạn trạng, nằm ở cả quy định pháp luật và cả khâu thực hiện, ở cả ý chí chủ quan và khách quan.
Quy định pháp luật đôi khi chặt quá, đôi khi lỏng quá nên dễ bị lợi dụng, còn tình trạng cài cắm điều kiện tiêu chí dẫn đến không minh bạch trong đấu thầu, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Tiếp thu các ý kiến tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định lần sửa đổi này sẽ bịt các lỗ hổng, sẽ đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và không phát sinh vấn đề mới.
Trước đây, thông tin trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả thực hiện hợp đồng không được công khai, dự thảo sửa đổi quy định phải được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Lần sửa đổi này, sẽ khắc phục tình trạng chỉ quan tâm trúng thầu giá rẻ, nên không chọn được nhà thầu tốt, ông Dũng nói.
Liên quan đến vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm là đấu thầu tập trung thuốc, trang thiết bị y tế, Bộ trưởng Dũng khẳng định việc này không vướng gì Luật Đấu thầu, mà chủ yếu vướng ở nghị định, thông tư.
Điều đó dẫn đến việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xác nhận từng gói thầu, tham mưu có nghị quyết riêng cho Chính phủ mới có thể mua sắm vaccine, trang thiết bị y tế đợt dịch vừa qua.
Ông Dũng rất đồng tình với ý kiến Chủ tịch Quốc hội là những gì cụ thể hóa được thì nên cụ thể hóa luôn trong luật để giảm công việc của chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như của các cơ quan liên quan khác./.
vubao30-st
88
Thích
Bình luận
Chia sẻ
0 bình luận
Đang hoạt động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét