Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

DỰA VÀO NHAU MÀ SỐNG

 

Như các nhà chính trị hay nói, thời đại bây giờ là “thời đại toàn cầu hóa”, là đề cao “quan hệ đa phương”, tôi thì nói, thời đại ngày nay cứ phải dựa vào nhau mà sống, chẳng ai có thể tồn tại nếu sống theo cách “một mình một chợ”.

          Ấy thế mà, vào năm 2016 khi cái ông Tổng thống Mỹ Donald Trump định quay lại cái thời “một mình một chợ”, thế là ông rút nước Mỹ ra khỏi mấy cái tổ chức quốc tế mà Mỹ vừa cam kết, vừa có trách nhiệm thực hiện, để quay về với khẩu hiệu , “nước Mỹ trên hết” (American First). Thế là ông thất cử ở nhiệm kỳ sau!

          Nước Việt Nam ta cũng thế, tuy là chúng ta có “rừng vàng biển bạc” đó, nhưng nếu chỉ có thế, chúng ta cũng không phát triển được, đơn giản là muốn phát triển thì cần phải có công nghệ, hết thời 3.0 đến thời 4.0, sắp đến là 5.0. Ngay cái “a lô" của mỗi chúng ta, bây giờ mấy ai còn dùng 3G, đang phổ biến là 4G, sắp tới là 5G và cũng đang nghiên cứu phát triển 6G. Nói nôm na vậy, có nghĩa là dù giàu có đến đâu, sức mạnh to lớn đến đâu cũng không tránh khỏi “hợp tác quốc tế”.

          Chuyển sang câu chuyện thời sự quốc tế một chút. Việc Nga công nhận hai nước Cộng hòa tự xưng được tách ra từ Ukraina là mới nhất, dù vậy thì mối quan hệ giữa phương tây và Nga xưa nay vẫn thế. Mỗi bước đi của Nga, Mỹ đều ngăn cản, chẳng phải vì Nga lấy mất miếng cơm của Mỹ mà Mỹ sợ Nga mạnh lên cũng như Mỹ sợ Trung quốc mạnh lên vậy.

          Để ngăn cản sự trỗi dậy của hai quốc gia này thì chỉ có mỗi cách là tẩy chay, là cấm vận, là trừng phạt. Chiêu trò này quá quen, đến nỗi Tổng thống Nga Putin cũng phải cho rằng đó là chuyện bình thường của phương tây đối với nước Nga. Riêng ông đại sứ Nga tại một nước phương tây nọ đã thốt lên, “chúng tôi ỉa vào các lệnh trừng phạt ấy!”, có nghĩa là nó quá đỗi bình thường và người bị trừng phạt đã quá quen và có đủ biện pháp để hóa giải nó.

          Nhưng, thời đại ngày nay khác xa rồi, phải dựa vào nhau mà sống, không thể sống theo cách một mình một chợ được. Nước Đức không thể không về hùa với Mỹ để trừng phạt Nga, khi dừng việc cấp phép cho Nord Stream II. Tưởng chuyện đó là ghê gớm đối với Nga, nhưng ông Thủ tướng Đức tưởng mượn “tay người đấm phản không đau”, chứ thực ra là đau đó.

Một là giá dầu thế giới lên cao nhất trong mưới bốn năm qua. Hai là, việc Thủ tướng Đức ngừng việc cấp phép cho Nord Stream II vào vận hành thì cũng chẳng thay đổi gì nhu cầu về lượng khí đốt ở châu Âu vì đường ống đã vận hành đâu? Hiện tại (20/2/2022) lượng khí đốt dự trữ ở châu Âu chỉ còn 4,7%, và vẫn phải nhận gần 40% khí đốt tự nhiên và 25% dầu mỏ từ Nga, vậy nếu buộc Nga ngưng cung cấp khí đốt và dầu cho châu Âu, chuyện gì sẽ xảy ra?

          Vừa qua, ông già Biden gặp người đứng đầu Arab Saudi, yêu cầu thay Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu, song câu trả lời của Arab Saudi là không thể, vì nước này đã có những hợp đồng dài hạn với châu Á, cố lắm thì cũng chỉ đảm đương được 15% thôi!

          Hiện thời ông già Biden không nói đến dầu và khí nữa. Ông chuyển sang trừng phạt về tài chính. Lệnh trừng này nếu được thực hiện thì gây khó chẳng riêng gì cho Nga mà cho các công ty của Mỹ, của Anh và mấy nước phương tây nữa như các công ty dầu mỏ BP của Anh, Shell và Exxon Mobil của Mỹ. Các tập đoàn dầu mỏ lớn, hấu hết có quyền lợi trong tập đoàn quốc doanh Rosneft của Nga.

          Đây nè, những ai sở hữu cổ phần của Rosneft? Thưa rằng, BP sở hữu gần 1/5 cổ phần; Exxon Mobil cũng đã làm ăn với Rosneft trong suốt 25 năm qua; Trafigura và Vitol của Mexico đều có cổ phần trong Rosneft trong một dự án khai thác dầu ở Bắc cực. Hãy nhìn vào Bản đồ trữ lượng dầu hỏa thế giới (ở dưới) để hiểu tại sao các nước lớn cứ muốn làm cha thiên hạ.

          Nêu mấy ví dụ như vậy để nói rằng, quan hệ giữa các nước với nhau chằng chịt như mạng nhện, chứ chẳng như cái thời “làm ăn riêng lẻ”, mạnh ai nấy sống nữa. Mày trừng phạt tao, tao thiệt mười thì mày cũng thiệt năm, đấy là nói giả dụ như vậy, chứ không có chuyện chỉ ăn người mà người không dám ăn lại! Mấy người lãnh đạo nước Mỹ tưởng rằng dùng bàn tay của châu Âu và Ukraine để đấm Nga thì mình chỉ được lợi.

          Không phải thế đâu. Sự chia rẽ trong khối NATO mới là cái tổn thất lớn lao đó, chẳng ai sẵn sàng đưa tay cho ông đấm mà không nhận lại được gì đâu ông ạ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét