Phải nói, bất cứ từ nào mà ghép với chữ “thanh” đều đẹp. Trên trời có “thanh thiên”, biển cả có “thanh thủy”, công chức tận tụy của quốc gia có hai chữ “thanh liêm”, những ai không màng đến lợi quyền thì tâm trạng luôn “thanh thản”, một người có lối sống đạm bạc chỉ rau dưa, tương cà thì đó là một bữa ăn “thanh tịnh”, rồi những bậc nho nhã ngày xưa lại có một cuộc sống “thanh tao”, nhưng bậc chí sĩ xưa thì sống “thanh cao”, nghèo nhưng không hèn là một cuộc sống “thanh bạch”, như nhà thơ Tố Hữu nói về Cụ Hồ, “một đời thanh bạch chẳng vàng son”.
Nghĩ
về chữ “Thanh”, tôi lại nghĩ đến ông Bộ trưởng có tên “Lê Thanh Nghị”.
Khi đã là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, mỗi cuối năm ông lại lên đường “thăm thú” bạn bè khắp năm châu bốn
biển. Để làm gì vậy? Rỗi rãi quá chăng? Không đâu, vì việc nước cả đó. Ngày đó,
chiến tranh ác liệt, kéo dài liên miên, lương thực cho dân ăn chưa đủ no, bạn
bè cho gì lấy nấy – nào bột mì, nào bo bo; quần áo dân mặc chưa đủ ấm, mỗi
người chỉ có 5 mét vải thôi thì làm gì có măng-tô, com-plê; mua được đôi “dép
rọ” của Trung Quốc đã khó, ai ai cũng “dép lốp”, được đôi giầy vải “Thượng
Đình” (Hà Nội) là hạnh phúc cho đôi chân trong mùa đông giá rét lắm rồi.
Đó
là ông ấy đi lo cho dân. Rồi lo cho đất cho nước, nào súng, rồi đạn, rồi máy
bay, tên lửa… tất tần tật đều nằm trong những tờ giấy chằng chịt những chữ và
những con số, bìa ngoài ghi “Hiệp định tương trợ”.
Mỗi
lần ông Lê Thanh Nghị đi là một lần dân trong nước mong, dân trong nước đợi,
dân trong nước hy vọng tràn trề. Mỗi lần ông xuất ngoại là dân trong nước lại
nói đùa, “ông Lê Thanh Nghị lại vác rá đi xin”. Ừ, thì đi xin đấy, xin cho dân,
cho đất, cho nước chứ có phải cho ông ấy đâu? Đi xin để cho dân cho nước có đủ
sức mà đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!
Nếu cứ chiếu theo trọng lượng những thứ
mà ông ấy đem về cho dân cho nước thì phải tính bằng tấn. Giá như ngày nay,
nhiều người sẽ không gọi là ông Lê Thanh Nghị, mà phải là ông Lê Tấn Nghị. A
ha! Tấn, phải tấn! Nếu trong lúc ông đi “vác rá ăn xin” mà xà xẻo chút đỉnh thì
đời ông, gia đình ông cũng chẳng phải đem cái bìa mua hàng mà vào cửa hàng
“Tông Đản” (ở phố Tông Đản, Hà Nội) đâu nhỉ? Những thứ mà gia đình ông mua được
qua cái “Sổ mua hàng” chỉ là thứ “muỗi” so với những gì ông “xin” về cho nước,
cho dân.
Giả
thử thời ấy mà ông xà xẻo chút đỉnh thì bây giờ ông cũng xây được mấy trường
đại học hiện đại như trường Fulbright ấy chứ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét