Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

Làm thất bại mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực phản động

 Một trong những trọng tâm của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch đối với Nước ta hiện nay là thúc đẩy thực hiện mưu đồ “phi chính trị

hóa” quân đội. Thực chất của mưu đồ này là nhằm lôi kéo quân đội ta xa rời hệ tư

tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội; tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân

đội bị tha hóa, biến chất về chính trị, phai nhạt về lý tưởng chiến đấu, mục ruỗng

về mặt tổ chức và bị vô hiệu hóa, không còn sức mạnh, công cụ bạo lực trung

thành để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sự chống phá nền

tảng tư tưởng của Đảng, thúc đẩy “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù

địch, cơ hội chính trị diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, với mưu đồ ngày

càng tinh vi, xảo quyệt, khó đoán định cho đến khi họ đạt được mục tiêu làm mất

vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Mỗi khi Việt

Nam diễn ra những sự kiện chính trị trọng đại, như: Đại hội Đảng, chuẩn bị bầu cử

đại biểu Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp, ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm

pháp luật, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và quân đội …, bằng nhiều hình

thức, phương tiện khác nhau, không ít cá nhân, tổ chức thù địch lại đồng loạt tung

ra những luận điệu cũ rích đòi Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ

Điều 4 Hiến pháp năm 2013, đòi “phi chính trị hóa” quân đội .... Các thế lực thù

địch xảo biện và xuyên tạc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và tổ chức, lãnh

đạo quân đội là do nhu cầu lịch sử của công cuộc giải phóng dân tộc, nhưng hiện

nay Việt Nam đã hoàn toàn được giải phóng và thống nhất đất nước gần nửa thế

kỷ, Đảng đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình” và không cần sự lãnh đạo của

Đảng đối với quân đội (?!). Họ cho rằng, hiện nay, quyền lãnh đạo đất nước cần

phải chia sẻ cho các lực lượng khác bằng cách thực hiện đa đảng hoặc trao cho cái

gọi là “lực lượng dân chủ cấp tiến”; rằng, quân đội phải “trung lập”, quân đội phải

“đứng ngoài chính trị”(?!). Bản chất của luận điệu này là muốn tách quân đội khỏi

sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội,

làm cho quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý

tưởng chiến đấu, suy yếu về chính trị, tiến tới bị vô hiệu hóa. Chúng muốn làm

biến chất một đội quân vốn từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu dưới sự

lãnh đạo của Đảng, trở thành một đội quân đi ngược lại lợi ích của Đảng, của nhân

dân, từ đó dễ bề làm chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Không chỉ

những phần tử chống đối lưu vong, mà hiện nay, một số phần tử cơ hội, bất mãn ở

trong nước cũng ráo riết chống phá. Trên các trang mạng xã hội, chúng thường


xuyên vu khống, xuyên tạc bản chất, vai trò, chức năng của quân đội, nhằm phủ

nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối

với quân đội.

Thực tiễn cách mạng thế giới đã để lại nhiều bài học đắt giá, nếu đảng cộng

sản buông lỏng lãnh đạo đối với quân đội, thì cách mạng đứng trước nguy cơ thất

bại. Thực tiễn “phi chính trị hóa” quân đội diễn ra ở Liên Xô cho thấy, nếu xa rời

những vấn đề nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội cách

mạng thì sự rệu rã của quân đội, dẫn đến sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa hết sức

nhanh chóng. Năm 1987, Đảng Cộng sản Liên Xô tự xóa bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo

quân đội thì chỉ 4 năm sau Liên Xô tan rã. Chỉ trong khoảng 2 năm đầu thực hiện

“phi chính trị hóa” quân đội (1987-1989), gần 30% tướng lĩnh, 50% cán bộ chiến

lược của quân đội Liên Xô bị cho “về vườn”, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến

dịch - chiến lược bị cách chức với lý do “không ủng hộ cải tổ” (trước đó, trong một

thời gian dài, quân đội Liên Xô bỏ hệ thống tổ chức đảng từ toàn quân đến cơ sở).

Năm 1990, Đảng Cộng sản Liên Xô từ bỏ vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã

hội đã ghi trong Hiến pháp, chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì sau đó, Tổng thống

Liên bang Nga ra sắc lệnh “phi đảng hóa” và cấm các đảng chính trị hoạt động

trong các cơ quan nhà nước và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô ra lệnh buộc

mọi quân nhân là đảng viên cộng sản phải trả thẻ đảng .... Bi kịch “phi chính trị

hóa” xảy ra đã khiến quân đội Liên Xô, một quân đội hùng mạnh từng đánh bại

chủ nghĩa phát xít, với gần 4 triệu quân thường trực, vũ khí trang bị rất hiện đại

bỗng chốc mất phương hướng chiến đấu, không biết phải bảo vệ mục tiêu nào

trong “thảm họa chính trị” tháng 8/1991 dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Bài học

rút ra từ quá trình “phi chính trị hóa” quân đội Liên Xô càng giúp chúng ta hiểu

hơn lời dạy của V.I.Lênin: Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, “quân đội

không thể và không nên trung lập”. Sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và các

nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, sự tan rã, mất phương hướng của quân đội các

nước này ở cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX do nhiều nguyên

nhân, trong đó có nguyên nhân từ việc buông lỏng và tiến tới thủ tiêu nguyên tắc

lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội. Đó chính là sai lầm trầm trọng mà

Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc phải trong lãnh đạo quân đội. Điều đó càng đặt ra

yêu cầu trong việc quán triệt, thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải

giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội.

Trung thành với học thuyết Mác - Lênin về tổ chức lãnh đạo, xây dựng quân

đội kiểu mới của giai cấp vô sản, vận dụng vào điều kiện cụ thể của cách mạng

nước ta, từ rất sớm trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của

Đảng” (tháng 02/1930) do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trực tiếp khởi thảo đã

khẳng định quan điểm bạo lực cách mạng, Đảng tổ chức và lãnh đạo quân đội công


nông để giành và giữ chính quyền. Từ rất sớm, Người đã nêu lên và từng bước hiện

thực hóa chủ trương Đảng lãnh đạo quân đội. Là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo,

giáo dục và rèn luyện Quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: Giữ

vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng về mọi mặt đối Quân

đội nhân dân Việt Nam là một trong những nguyên tắc chủ yếu để xây dựng quân

đội có sức mạnh vô địch. Trong tác phẩm Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh

vực” và cho rằng: Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo đó cho đảng phái chính trị,

lực lượng nào khác mà độc tôn lãnh đạo quân đội ta; Đảng lãnh đạo không thông

qua khâu trung gian, tổ chức trung gian nào mà trực tiếp lãnh đạo Quân đội bằng

hệ thống cơ chế, tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong quân

đội đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; Đảng lãnh đạo quân đội toàn

diện về mọi mặt, mọi nhiệm vụ, mọi lĩnh vực hoạt động, mọi mặt công tác, mọi tổ

chức, mọi đơn vị quân đội, ở đâu có tổ chức và hoạt động của quân đội thì ở đó có

sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, Đảng ta luôn coi trọng và khẳng định dứt khoát

quyền lãnh đạo quân đội công nông, không phân quyền lãnh đạo đó cho một giai

cấp, một tổ chức, một đảng phái nào khác, bởi vì: “Quân đội ta có sức mạnh vô

địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và

giáo dục”. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực

lượng vũ trang đã được thể hiện đậm nét trong các văn kiện Đại hội, các chỉ thị,

nghị quyết có liên quan của Đảng và đã được luật hóa, thể chế hóa trong hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ ban hành.

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh

đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, đồng

thời có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu

trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Lý tưởng chiến đấu của quân

đội ta là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là

lý tưởng chính trị - đạo đức không chỉ mang tính cách mạng và khoa học, mà còn

thấm đượm tính nhân văn sâu sắc; không chỉ phản ánh sự vận động, phát triển

đúng quy luật của xã hội Việt Nam đương đại, mà còn phản ánh khát vọng thiêng

liêng tự giải phóng, giành quyền Độc lập - Tự do - Hạnh phúc và vươn lên làm chủ

của các thế hệ người Việt Nam xuyên suốt hành trình lịch sử dân tộc. Lý tưởng

chiến đấu đó, thể hiện tình cảm sâu nặng và trách nhiệm chính trị - đạo đức cao cả

của quân đội ta đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối,

trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành,

thể hiện rõ bản lĩnh chính trị của quân đội cách mạng, gắn bó máu thịt với nhân

dân, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Trong chiến đấu, quân đội ta thực hiện xuất sắc vai trò nòng cốt cùng toàn dân

đánh giặc, hỗ trợ tích cực cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần


chúng, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì

hạnh phúc của nhân dân. Trong lao động sản xuất, quân đội ta tích cực tham gia

phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh, xung kích đến

những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, gian khổ để xây dựng khu kinh tế -

quốc phòng, công trình có ý nghĩa chiến lược của đất nước. Thực hiện chức năng

là đội quân công tác, cán bộ, chiến sĩ quân đội ta luôn đồng cam, cộng khổ cùng

nhân dân, tích cực vận động và giúp dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng

cuộc sống, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, đời sống văn hóa ở cơ sở, giữ

vững ổn định chính trị - xã hội; luôn xung kích, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ

“chiến đấu trong thời bình”, giúp nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên

tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của

nhân dân, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Đồng thời, quân đội ta cũng là

lực lượng tiên phong đấu tranh với chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực

thù địch, ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an

toàn xã hội và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Càng trong

những khó khăn, thử thách, bước ngoặt của cách mạng, bản chất của quân đội ta

càng thể hiện rõ nét; bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân là mệnh lệnh

từ trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Mỗi khi Tổ quốc bị lâm nguy, trước sự chống

phá điên cuồng của các thế lực thù địch đối với Đảng, chế độ thì bản lĩnh, lòng

trung thành, ý chí, quyết tâm chiến đấu của quân đội ta lại trỗi dậy, với tinh thần

còn Đảng là còn mình, bảo vệ Đảng là bảo vệ một lý tưởng cao đẹp của thời đại -

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, đồng thời

cũng là nền tảng tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động trong quân đội, đảm bảo cho công

tác quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc luôn đi đúng hướng,

sát yêu cầu nhiệm vụ, thực sự trở thành công cụ bạo lực sắc bén để bảo vệ Tổ

quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó

khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Do đó, đấu tranh bảo vệ nền

tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng

yếu hiện nay, nhằm phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, “phi chính trị hóa”

Quân đội, làm cho nền tảng tư tưởng của Đảng luôn hiện hữu trong môi trường

quân đội; cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ

nghĩa, xác định tốt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, không bị tác động bởi sự chống

phá của các thế lực thù địch, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội. Đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch

hòng “phi chính trị hóa” quân đội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân;

trong đó, cần chú trọng một số giải pháp sau đây:


Trước hết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, đảm bảo cho việc đấu

tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội đạt mục đích, yêu cầu đề

ra theo Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 Bộ Chính trị (khóa XII) “Về

tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm

sai trái, thù địch trong tình hình mới”; tuyệt đối trung thành, kiên định và giữ vững

nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt

đối, trực tiếp về mọi mặt. Tuân thủ những chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội cách mạng; tích cực đẩy mạnh công tác

giáo dục lý luận chính trị nhằm tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong quân

đội, tăng “sức đề kháng” của quân đội trước các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trên

mặt trận chính trị tư tưởng.

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội cho phù

hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, kiện toàn hệ thống và nâng cao chất lượng tổ

chức đảng trong quân đội; xây dựng quân đội ta thực sự trung thành, tin cậy về

chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong

nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, vạch trần các âm mưu, thủ

đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm vào Việt Nam, phản bác sự phi lý

của luận điểm “phi chính trị hóa” quân đội bằng các luận cứ, luận chứng, luận

điểm khoa học và thuyết phục.

Thứ tư, chủ động đấu tranh với các đối tượng tàn dư của chế độ cũ, những

đối tượng suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở trong nước; ngăn

chặn, bóc gỡ các đường dây liên kết của các đối tượng phản động trong nước với

thế lực thù địch bên ngoài; sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn những

luồng thông tin xấu độc lan truyền trong đời sống xã hội.

Thứ năm, cần có chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm thu nhập xứng đáng với loại hình lao động đặc biệt để cán bộ, chiến sĩ trong quân đội yên tâm công tác và chiến đấu.

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là nguyên tắc cơ bản, là vấn đề có tính quy luật, là nhân tố quyết định sự ra đời, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta. Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng âm mưu tách sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Thực tiễn đó đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Nghị quyết Đại hội XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình mới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét