Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

LẤY VĂN TRỊ NƯỚC CỦA CÁC BẬC THÁNH NHÂN.


Nếu ai yêu lịch sử của dân tộc, chắc hẳn sẽ cùng đồng ý với tôi một điều: Tất cả các minh quân lỗi lạc qua các triều đại Việt Nam, đã được lưu danh trong lòng dân Việt, đều rất giỏi về văn thơ. Và đều dùng văn để trị nước.
Để minh chứng cho các bạn, tôi xin được bắt đầu từ thời nhà Lý, cái nôi của nền văn học nước nhà.
Chắc chắn các bạn đều nghe đến Lý Công Uẩn, một minh quân đã khai sinh ra triều đại nhà Lý. Sau khi lên ngôi, ông đã làm thay đổi vận mệnh Quốc gia bằng “chiếu dời đô” từ Hoa Lư về thành Đại La, sau đổi thành Thăng Long mà âm vang vẫn còn vang vọng đến bây giờ. Ông cũng chính là người lấy văn trị nước đầu tiên bằng các tổ chức hành chính được sắp xếp từ trên xuống dưới.
Dưới thời của ông, văn hoá Việt Nam phát triển rực rỡ. Ngoài ra, ông cũng là một nhà thơ xuất chúng.
Sử xưa còn chép lại “trong Công Dư Tiệp Ký của Vũ Phương Đề” bài thơ “Tức cảnh” của Ông:
“Trời làm chăn gối đất làm nệm/ Trời, trăng cùng đối diện giấc ngủ của ta/ Đêm tối quá không dám duỗi dài chân / Chỉ sợ núi sông đất nước nổi loạn“.
Tương truyền kể lại, khi Ông còn trẻ, rất nghịch ngợm nên một lần bị Thầy giáo phạt trói nằm dưới đất, vì không ngủ được, Ông đã ngâm nga bài thơ. Tuy tức cảnh, nhưng lời thơ vẫn ẩn chứa đầy hào sảng của một minh quân tương lai.
Vâng! Nếu thời Lý chúng ta chỉ nhắc đến Lý Công Uẩn mà quên đi danh tướng Lý Thường Kiệt thì quả chính chúng ta đã đắc tội với lịch sử, với các bậc Thánh Nhân. Bởi ông là tác giả của bài thơ Thần: “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời / Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Bài thơ như một lời khẳng định bất di, bất dịch về chủ quyền của dân tộc ta và cũng là lời tuyên chiến đanh thép về ý chí quật cường của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có thể nói, đó là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta và cũng là bản tuyên ngôn hay nhất của tất cả các bản tuyên ngôn trên thế giới, bởi nó được viết và tuyên bố trước trận đánh. Đó mới là cái xuất chúng, tài giỏi của người viết, người cầm binh.
- Thời nhà Trần, tôi cho rằng đây mới là thời kỳ hội tụ của nhưng bậc minh quân, tướng sĩ lỗi lạc nhất của các triều đại phong kiến. Các tướng lĩnh, từ Thống soái tối cao như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải... đến các tướng quân như Phạm Ngũ Lão, văn quan như Trương Hán Siêu… đều đồng thời là những bậc trí nhân kỳ tài có các tác phẩm lưu để ngàn năm. Văn như Trần Hưng Đạo, chỉ với bài Hịch tướng sĩ, cũng đã đủ tạo nên một tượng đài kỳ vĩ, khiến hậu thế phải nghiêng mình kính nể. Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, với những bài thơ còn lưu lại, cũng đủ làm nên tên tuổi tác giả vạn tuế tới mai sau. Đặc biệt là vua Trần Nhân Tông, với những câu thơ hào sảng: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Đất nước hai phen chồn ngựa đá / Non sông nghìn thuở vững âu vàng) còn lưu truyền trong lịch sử đến mai sau.
- Thời nhà Lê. Chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Nguyễn Trãi, một quan văn luôn sát cánh cùng Lê Lợi bầy binh bố trận, thao lược quân cơ, vang danh sử Việt. Ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi nhưng lại đậm chất nhân văn, lưu danh cùng tuế nguyệt. Một trong các tác phẩm đó phải nói đến “Bình Ngô đại cáo” đây có thể coi là bản tuyên ngôn thứ hai của đất nước ta.
Thời đại Hồ Chí Minh. Không những nhân dân ta, dân tộc ta mà ngay cả Thế giới đều phải thừa nhận Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không những là một nhà chính trị kiệt xuất, mà còn là một danh nhân văn hoá của Thế giới, một nhà thơ lớn của dân tộc. Những áng văn, lời thơ bất hủ của Ông đã tạo nên tư cách, phẩm giá, con người Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những tác phẩm của Ông, đều ánh lên những tư tưởng sáng chói cho chúng ta học tập. Người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấm dứt thời kỳ phong kiến và đô hộ. Người đã trút lòng viết bản di chúc khi sắp về với Người hiền, mà đến bây giờ chúng ta vẫn đang phải học tập và làm theo. Người đã để lại cho chúng ta biết bao nhiêu di huấn, áng thơ tuyệt tác mang đầy nghị lực, tính triết lý, tư tưởng cách mạng, đúng với tầm nhìn của một nhà thơ mang tầm vóc chính trị lỗi lạc.
Trong các bài thơ của Người, chúng ta đã được học, được nghiên cứu tính triết lý, tư tưởng lý luận của Người. Nhưng chắc ít ai biết đến sự tài hoa, sắc sảo của một bậc Thánh Nhân với cái tầm hơn hẳn người đời.
Chắc ít người biết đến giai thoại Bác Hồ của chúng ta đã từng đối thơ chan chát với Nguyễn Hải Thần để phân cao thấp. Lúc đó Nguyễn Hải Thần đang giữ chức vụ phó chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà “Đây là một trong 70 ghế đại biểu quốc dân Đảng bổ xung vào quốc hội không qua phiếu bầu vào năm 1946”.
Khi Bác Hồ sang Pháp, Người đã trao quyền chủ tịch nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng một sĩ phu yêu nước thay mình nắm triều chính chỉ bằng một câu “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Nguyễn Hải Thần đã lộ nguyên mặt của một kẻ tiểu nhân, hằn học viết bài thơ đường tặng Bác Hồ với hàm ý bỡn cợt, coi thường Người. Nguyên văn lời như sau:
“Gánh vác việc đời ông với tôi
Con đường gai góc xẻ làm đôi
Cùng chung đất nước, chung bờ cõi
Cũng một ông cha, một giống nòi
Ðành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế chế mười voi
Mấy lời nhắn nhủ cùng ông biết
Nước ngược buông câu phải lựa mồi.”
Thật bất ngờ cái hằn học, ngông cuồng của bộ mặt Nguyễn Hải Thần trong từng câu chữ, đã toát lên cái tiểu nhân của một kẻ mắt mù không nhìn thấy núi Thái Sơn. Hắn dám cao ngạo: “...miệng thế chế mười voi” ý của hắn muốn chơi chữ “Trăm voi không được bát nước xáo”. Hắn dám lấy tình thiêng liêng của dân tộc ta, tình đất nước, tình cha ông để khuyên nhủ Hồ Chủ tịch “đành chịu nước cờ thua nửa ngựa” Hắn ngông cuồng đến nỗi hỗn xược khi khuyên Cụ Hồ phải biết nhẹ nhàng, nhũn chịu với Trung Hoa Quốc dân đảng mới có cơ hội tồn tại.
Nhưng hắn đã nhầm, với một đấng minh quân, một Thánh nhân như Cụ Hồ đâu dễ để “chuột vuốt râu hùm”.
Cụ Hồ đã làm bài thơ đối ý chan chát từng câu, từng chữ đè dập bài thơ của Nguyễn Hải Thần. Thế mới biết cái tài cao thấp của người lãnh đạo. Bài thơ như một cái tát dạy dỗ kẻ hỗn xược bằng ý chí của Cụ sẽ giành độc lập tự do cho dân tộc, cho nước nhà. Bài thơ thể hiện được đủ cả cái cái uy, cái dũng, cái tài hoa, học thức của bậc thánh nhân, làm mở mắt kẻ tiểu nhân như ông Nguyễn Hải Thần.
Toàn văn bài thơ đối của Bác như sau:
“Ông biết phần ông, tôi biết tôi,
Quyết giành thắng lợi, chẳng chia đôi.
Ðã sinh đầu óc, sinh tai mắt,
Nỡ bỏ ông cha, bỏ giống nòi.
Họ trót sa chân vào miệng cọp,
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi.
Cờ tàn mới biết tay cao thấp,
Há phải như ai cá đớp mồi.”
Thế mới biết các vị thánh nhân làm lãnh đạo bao giờ tài Đức cũng hơn hẳn một cái đầu và luôn biết dùng văn trị nước và đặc biệt đều ứng thơ rất giỏi.
NTD
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét