Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

NGA VÀ LÁ PHIẾU CỦA VIỆT NAM Ở LIÊN HỢP QUỐC

 

Điểm đặc trưng của các anh chị đang phản đối Nga tấn công Ukraine đều ra rả về việc Nga vi phạm các luật quốc tế nhưng buồn cười ở chỗ nếu hỏi tiếp vi phạm cụ thể là luật nào thì tôi dám chắc đa phần sẽ không trả lời được. Như đã nói nhiều lần, các anh chị team dân chủ nhân quyền mở mồm ủng hộ chiều nào thì chân lý ắt hẳn nằm ở chiều ngược lại.

Các anh chị xin lưu ý cho, trong một cuộc chiến, thứ các bên tranh giành thực sự đôi khi không nằm ở đất đai hay tài nguyên trên đất mà chính là tính chính nghĩa của cuộc chiến. Lịch sử loài người đã từng trải qua rất nhiều cuộc Xuân-Thu-Vô-Nghĩa-Chiến, tuy nhiên ngay cả khi một cuộc chiến xuất phát từ những động cơ đớn hèn thì nó trước hết phải khoác lên mình một chiếc áo nhân nghĩa.

Bảo Nga ngang nhiên vô-cớ đem quân úp sọt Ukraine thì chỉ những não trạng tuoitre lý luận thanhnien và tư duy phapluat mới tin vào điều đó. Nga có quyền và năng lực bảo đảm lợi ích địa chính trị của mình và điều đó luôn được đảm bảo bởi tính hợp pháp với pháp luật quốc tế được xây dựng trên một cơ số các thỏa thuận song phương lẫn đa phương khá chồng chéo.

Nếu phản đối việc Nga tiến hành cuộc chiến trên lãnh thổ của quốc gia hàng xóm chung biên giới để bảo vệ lợi ích của chính họ thì thật nực cười khi có một thằng luôn đi bốc phét về những giá trị cao đẹp nhưng không ngần ngại ship đều tay dân-chủ nhân-quyền dưới dạng các tên lửa không đối đất vào bất cứ nơi nào có dầu dẫu cách xa cả nửa vòng trái đất.

Quay lại việc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Nga ngừng chiến dịch quân sự, rút quân khỏi Ukraine. Tôi thấy khá hài hước khi nhiều anh chị đang lên đồng với nghị quyết này mà không biết rằng về bản chất pháp lý, nghị quyết này của Liên Hiệp Quốc không có tính chất ràng buộc chỉ nêu lên quan điểm của cộng đồng quốc tế về những vấn đề chính trị nóng toàn cầu.

Nói trắng phớ ra, Nga ngoài việc tập trung điều thêm quân bao vây Kiev thì chẳng cần thiết quan tâm đến nghị quyết của một cái tổ chức được thành lập ra chủ yếu để phục vụ cho một số thằng và đồng minh của nó. Muốn biết nghị quyết của Liên Hợp quốc có giá trị thế nào, phải hỏi những người dân ở Syria, Lybia, Iraq – những quốc gia đã từng nhận được không ít nghị quyết ủng hộ.

Thậm chí, ngay cả trong trường hợp Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc lấy ý kiến về việc úp sọt Nga thì Nga bằng lá phiếu của mình là một thành viên Hội đồng bảo an có quyền phủ quyết và Hội đồng bảo an sẽ không thể ra quyết định. Chính Mỹ cũng đã sử dụng quyền phủ quyết này rất nhiều lần mỗi khi có quốc gia nào muốn áp đặt lệnh trừng phạt lên Mỹ.

Lá phiếu của Việt Nam đối với nghị quyết nêu trên, cùng với 1/3 đại diện dân số thế giới, là phiếu trắng nghĩa là không ủng hộ cũng không phản đối cuộc chiến ở Ukraine. Đây chính là một động thái ngoại giao rất khôn khéo của Việt Nam, và là sự nhất quán với những đường hướng trước đây như việc chúng ta không gia nhập bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác hay nêu rõ quan điểm không-chọn-phe trong thương chiến Mỹ-Trung.

Về mặt kinh tế, Việt Nam là một thị trường mới nổi và trong chính trị quốc tế đã và đang tham gia rất sâu và rộng trong nhiều vấn đề quốc tế khác nhau. Chó phải đi theo đàn nhưng cáo thì luôn độc lập trên con đường, để tồn tại được lâu không cần là kẻ mạnh nhất mà phải là người khôn ngoan đủ để đứng ngoài mọi cuộc xung đột. Về mặt ngoại giao, Việt Nam không việc gì phải chọn phe trong một cuộc chiến không liên quan đến mình.

Nếu so sánh, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ukraine năm 2021 là 720,5 triệu USD, trong khi đó kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga hơn gần 10 lần đạt 7,14 tỷ USD. Ukriane có thể có những hợp tác kỹ thuật quân sự nhất định với Việt Nam nhưng Nga mới chính là đối tác quân sự quan trọng với Việt Nam khi là nhà cung cấp hàng loạt khí tài chiến lược hiện nay.

Nhìn cán cân lợi ích giữa hai bên, nói thật, chưa bỏ phiếu chống là đã là lịch sự tình cảm lắm rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét