Trong bài thơ “Là thi sĩ”, tặng các
nhà thơ Việt Nam, ra đời năm 1942, nhà thơ Sóng Hồng (bút danh của đồng chí
Trường Chinh) đã truyền thông điệp rằng: Nếu thi sĩ “Để tâm hồn treo ngược ở
cành cây... Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc...” thì đó là tai ương, chướng
họa của nhân quần.
Tám thập kỷ trôi qua, soi rọi
vào hiện thực cuộc sống và công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay, tư tưởng và thông điệp ấy vẫn vẹn nguyên tính thời sự...
Thời gian gần đây, trên một số
diễn đàn văn học, nhất là tài khoản cá nhân của nhiều nhà văn trên mạng xã hội, đã chia sẻ
thông tin, bình luận về những cuốn sách mới xuất bản của một số tác giả. Phần
lớn những cuốn sách này không có gì nổi trội, nhiều tác giả còn rất xa lạ với
bạn đọc. Điều gây chú ý đối với dư luận là những lời tán dương về sự “nổi loạn”
của tác giả, tác phẩm.
Thực ra, “nổi loạn” không phải
là thuật ngữ xa lạ, mới mẻ. Nó xuất hiện trong đời sống văn học-nghệ thuật lâu
nay như một kiểu hội chứng dị biệt và được không ít người cổ xúy, tung hô như
là một sự đột phá, sáng tạo, phá cách. Nói về sự “nổi loạn” trong tác phẩm văn
học-nghệ thuật, đó có thể là một kiểu nhân vật có tính cách “nổi loạn”, các
kiểu lập ngôn “nổi loạn”, hay một khuynh hướng sáng tác “nổi loạn”... Và tất cả
đều bắt nguồn từ tư duy “nổi loạn” của người sáng tạo. Khách quan mà nói, không
phải tất cả phong cách “nổi loạn” đều mang hàm ý xấu, tiêu cực. Có những sự
“nổi loạn” về nghệ thuật tu từ, về xây dựng tính cách nhân vật được tác giả sử
dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo sự khác biệt, điển hình, làm nổi bật tư
tưởng, nội dung tác phẩm, được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao. Tuy
nhiên, không ít người lại cố tình “nổi loạn” hoặc lấy cớ “nổi loạn” để cho ra
đời những sản phẩm gây hại. Người thì muốn “nổi loạn” để tạo sự khác biệt, gây
chú ý. Người lại thích “nổi loạn” như một kiểu bắt chước, học đòi. Và cái sự
“nổi loạn” được nhắc đến nhiều trong thời gian qua chính là dục tính trong tác
phẩm. Người ta gọi đó là “dâm thư” (sách khiêu dâm). Ở đây, chúng tôi không bàn
sâu về học thuật, bởi đó là phần việc của các nhà phê bình. Xét trên phương
diện “nghệ thuật vị nhân sinh”, soi rọi vào hiện thực đời sống xã hội thì thấy
rõ, sự “nổi loạn”, lệch chuẩn, loạn chuẩn trong sáng tác văn học-nghệ thuật
hiện nay chính là biểu hiện tiêu cực, một dạng của suy thoái tư tưởng chính
trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận văn nghệ sĩ.
Những tác phẩm có tính chất “nổi loạn” kiểu này hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc bồi đắp đời sống văn hóa tinh thần cho công chúng ngoài việc gây tò mò, kích thích lối sống trụy lạc, ru ngủ thanh niên... Từ sự “nổi loạn” trong tác phẩm văn học-nghệ thuật đến hành vi nổi loạn của con người trong đời sống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi văn học-nghệ thuật có chức năng giáo dục thẩm mỹ, định hướng lối sống cho công chúng. Những cuốn “dâm thư” và những sản phẩm nghệ thuật lấy việc mô tả trần trụi cảnh sinh hoạt tình dục của con người trong các mối quan hệ ma mị, ma quái, kinh dị... có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần của công chúng. Nó làm cho lớp trẻ bị ru ngủ, say sưa trong ý tưởng hoan lạc, phó thác cuộc đời cho số mệnh, thủ tiêu ý chí phấn đấu, thui chột động lực phát triển, bàng quan với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh... Đó chính là những biểu hiện của suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống trong văn học-nghệ thuật. Thực trạng này đã được Đảng ta chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đó là: “Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ xúy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc...”. Mặc dù đã được nhắc đến nhiều, nhưng những biểu hiện lệch lạc ấy vẫn chưa được khắc phục. Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ luỵ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta”...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét