Một
số đối tượng như Phạm Minh Vũ, Thái Văn Đường và các trang mạng như Việt Tân
đang ra sức thêu dệt các câu chuyện xung quanh ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giữ.
Các đối tượng này lu loa rằng, “ông Quyết câu kết với nhiều lãnh đạo Nhà nước
để thao túng nền kinh tế và trục lợi phe nhóm”.
Ngày
10/1/2022, thị trường chứng khoán chao đảo trước tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ
tịch HĐQT Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo
cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Đây là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến việc ngày 29/3, ông Quyết đã bị cơ quan điều tra khởi tố bắt
tạm giam vì các hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin
trong hoạt động chứng khoán”. Theo kết quả điều tra thì trước khi “bán chui”, chính
ông Quyết đã dùng thủ đoạn tinh vi để “đẩy giá chứng khoán”. Đáng nói, đây
không phải lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết thực hiện “bán chui” cổ phiếu, ông
từng bị phạt hành chính 65 triệu đồng vào năm 2017 vì hành vi tương tự. Cơ quan
điều tra thực hiện khám xét trụ sở Tập đoàn FLC ngay trong tối 29-3. Trong các
bài viết mới đây của mình, các đối tượng Phạm Minh Vũ, Việt Tân ra sức chia sẻ
lại hình ảnh ông Quyết đi cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đi khảo sát thực địa để
làm khu nghỉ dưỡng của FLC vào năm 2018. Các đối tượng này cho rằng lãnh đạo
tỉnh có vẻ phải “quỵ lụy” trước các yêu cầu của ông Quyết, chứng tỏ ông Quyết
“cơ to” lắm. Không biết lấy nguồn tin từ đâu nhưng Phạm Minh Vũ khẳng định ông
Quyết có quan hệ với lãnh đạo cấp cao, được vay vốn từ Trung Quốc nên mới phất
lên nhanh thế. Một đối tượng khác là Thái Văn Đường còn cho rằng ông Quyết bị
bắt là kết quả của một cuộc đấu đá phe phái giữa các lãnh đạo cấp cao, và “cơ
ngơi” của FLC rồi sẽ bị “phe thắng trận” tiếp quản. Thực tế thì các luận điệu “lãnh
đạo đấu đá” này đã được đồn thổi từ hết sự kiện này qua sự kiện khác và chưa
bao giờ chứng minh được trên thực tế. Được
biết trong quá trình thực hiện các dự án bất động sản, ông Quyết đã nhiều lần
bị các cơ quan chức năng xử phạt tiền, đình chỉ thi công, đình chỉ việc giao
dịch vì các hành vi như thiếu giấy phép xây dựng, thiếu hồ sơ dự án…Trong lần
đầu tiên vi phạm “bán chui” chứng khoán, ông cũng từng bị phạt hành chính để
cảnh cáo. Thế nhưng ở trên “đỉnh cao” của mình, những sai lầm ngày càng lớn hơn
và ông Quyết đã gục ngã vì lòng tham cá nhân. Việc một chủ doanh nghiệp lớn,
giàu có lại đi “thổi giá” rồi “bán chui” cổ phiếu để chiếm đoạt khống 530 tỷ
đồng là một việc không thể chấp nhận. Cũng có thể đây là hiện tượng “suy thoái
đạo đức” sau khi đã có quá nhiều thành công. Như vậy, ông Quyết bị truy tố vì
những yếu kém và lòng tham của bản thân. Việc lấy vụ án này để xuyên tạc về
những mối quan hệ “móc ngoặc” hay “lợi ích” với các cán bộ lãnh đạo là hoàn
toàn suy diễn và không có cơ sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét