Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

ÁP DỤNG “NGOẠI GIAO CÂY TRE” ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC MỚI

 Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp từ những lĩnh

vực khác nhau, như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… và đặc biệt là

ngoại giao. Với yêu cầu đó, đường lối ngoại giao cây tre; tiếp tục phát huy giá trị, bài học ý

nghĩa của mình trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Một là bài học về sự kiên định, nhất quán. Các vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an

ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh mạng… sẽ dẫn tới vấn đề về thất nghiệp, đói nghèo,

bất bình đẳng, mất trật tự an toàn xã hội. Tiếp đó là những hệ lụy tiêu cực, làm cho xã hội bị

phân hóa và khiến cho các quốc gia ngày càng xa rời mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi đó,

Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để

vươn tới mục tiêu đó, chúng ta phải kiên định với con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, kiên định

với nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bởi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn

về mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức và điều kiện bảo đảm để đấu tranh, xóa bỏ mọi

áp bức, bóc lột, bất công. Điều đó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta từ ngàn đời nay.

Thách thức an ninh phi truyền thống còn tạo ra nhiều vấn nạn tội phạm, như lợi dụng sự phát

triển của công nghệ thông tin và phương tiện đại chúng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu

chống phá Đảng và Nhà nước. Để ứng phó, chúng ta cần phải kiên quyết, kiên trì trong hành

động đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch. Có như vậy, nền tảng tư

tưởng của Đảng được bảo vệ, nền độc lập, tự do của dân tộc không bị xâm phạm.

Hai là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của

mọi quốc gia đều gắn liền với môi trường khu vực và quốc tế. Câu chuyện ứng phó với thách

thức an ninh phi truyền thống không chỉ là vấn đề của một quốc gia. Để giải quyết vấn đề này,

Việt Nam không thể tách rời cộng đồng quốc tế. Để tăng gấp bội “thực lực” ứng phó với các vấn

đề nan giải mà toàn thế giới đang phải đối mặt như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đói

nghèo…, chúng ta luôn phải giương cao ngọn cờ kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại,

sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

Ở đây, sức mạnh dân tộc là tổng hợp những lợi thế, những nguồn lực nội sinh của dân tộc, bao

gồm toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Còn sức mạnh thời đại là yếu tố bên

ngoài, bao gồm các xu thế chính trị, kinh tế - xã hội trên thế giới như: Hòa bình, hợp tác và phát

triển, cách mạng khoa học công nghệ, xu thế phát triển bền vững... Bên cạnh đó, sức mạnh của

thời đại còn là sức mạnh của cộng đồng quốc tế ngày càng đồng thuận trong việc kiến tạo, củng

cố một trật tự thế giới dân chủ, công bằng, bình đẳng. Quan điểm về kết hợp sức mạnh dân tộc

với sức mạnh thời đại của Đảng xuất phát từ quan điểm của Mác về giải quyết mâu thuẫn, về mối

quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Theo đó, sức

mạnh dân tộc đóng vai trò quyết định thì sức mạnh thời đại giữ vai trò tạo điều kiện thuận lợi

trong công cuộc ứng phó với các vấn đề mới của xã hội.

Ba là bài học về tinh thần trách nhiệm, dấn thân. Chính tinh thần chủ động, tích cực trong đường

lối ngoại giao cây tre; đã mang tới bài học trong việc ứng phó với các vấn đề toàn cầu, chúng ta

phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và “cách mạng không ngừng”, “cách mạng triệt để”. Bởi thách

thức an ninh phi truyền thống là những thách thức lớn, mang tính thời đại và dài hạn. Chúng ta

cần phải chủ động, nhanh chóng xây dựng kế hoạch hợp tác với các quốc gia trên toàn thế giới

sẵn sàng ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong

mọi tình huống.

Bốn là lấy văn hóa làm nền tảng cho chiến lược phát triển. Trong cuộc chiến với các mối đe dọa

từ an ninh phi truyền thống, điều quan trọng nhất chúng ta cần phải có là nguồn lực nội sinh

vững chắc. Gốc của sức mạnh nội sinh chính là văn hóa, là bản sắc dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét