Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

Những chiêu trò mới của Việt Tân

 

 Âm mưu "đấu tranh bất bạo động", thực hiện “cách mạng đường phố”

Một trong những phương thức, thủ đoạn hoạt động của Việt Tân là kích động biểu tình phá rối an ninh, tập dượt cho “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam.

Theo đó, Việt Tân triệt để lợi dụng tâm lý bất bình của quần chúng nhân dân về một số vụ việc tiêu cực trong nước, các sự kiện nóng liên quan chủ quyền lãnh thổ…, để kích động thanh niên, sinh viên tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình. Chúng đưa người thâm nhập vào số đi khiếu kiện, thậm chí tài trợ tiền đề kích động họ tham gia các hoạt động do Việt Tân tổ chức, hòng biến những vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai thành các cuộc biểu tình quy mô lớn; xây dựng và tán phát kịch bản “lật đổ chế độ tại Việt Nam”. Đồng thời, chỉ đạo các đối tượng ở trong nước vẽ sơ đồ, quay phim, chụp ảnh các mục tiêu trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội…, phục vụ cho các mưu đồ chống phá.

Gần đây, các vụ biểu tình, tụ tập đông người phá rối an ninh do Việt Tân kích động không chỉ gia tăng về số lượng mà còn phức tạp về tính chất và mức độ nguy hiểm. Số cầm đầu Việt Tân đánh giá “Dân chủ, nhân quyền, đối đầu bất bạo động là mũi tấn công trực diện Cộng sản; nhưng để tạo biến động, lôi kéo quần chúng vào cuộc thì buộc phải dùng vũ lực; các vụ cháy, nổ, sẽ phá vỡ bức tường sợ hãi trong quần chúng, đẩy chính quyền vào thế bị động”.

Một vài vụ điển hình đã được Báo Công an nhân dân đưa tin như: Vụ Nguyễn Hữu Thiên An (Khánh Hòa) âm mưu đặt bom đánh phá tại quận 1, TP Hồ Chí Minh; Trần Thị Nga (Hà Nam) tán phát hàng nghìn bài viết, hàng chục video clip trên internet tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân biểu tình nhưng đã bị cơ quan Công an kịp thời phát hiện, đấu tranh, bắt giữ và xử lý.

Một vụ việc khác đã bị lực lượng an ninh phát hiện và xử lý xảy ra ngày 17-4-2012, Việt Tân chỉ đạo Nguyễn Quốc Quân, “Ủy viên Trung ương Việt Tân” sử dụng tên Nguyen Richard nhập cảnh vào Việt Nam mang theo máy tính xách tay, sử dụng nhiều tài liệu và tiền với ý đồ kích động biểu tình, tổ chức rải truyền đơn phá hoại dịp lễ 30-4, tổ chức thông tin ra bên ngoài để tuyên truyền, xuyên tạc chống Nhà nước Việt Nam như lần nhập cảnh vào Hà Nội tháng 7-2011.

Cũng vào dịp lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước năm 2019, Việt Tân âm mưu cử các thành viên nhập cảnh vào Việt Nam, thực hiện rải truyền đơn phản động tại TP Hồ Chí Minh và khu vực chùa Ba Vàng, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nhưng toàn bộ hoạt động của chúng đều nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan an ninh khiến số đối tượng bên ngoài không thể xâm nhập về nước, số cơ sở trong nước hoang mang không dám thực hiện.

Lập hội, nhóm trá hình, hậu thuẫn các phần tử chống đối trong nước

Không chỉ dừng lại ở đó, tổ chức này còn thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước hoạt động khủng bố, phá hoại.

Hằng năm, Việt Tân đã vận động và gửi về nước hàng triệu USD cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: Máy tính xách tay, máy ảnh kỷ thuật số, điện thoại thông minh, máy ghi âm từ xa… cho các đối tượng trong nước tiến hành hoạt động kích động biểu tình, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Do sự hậu thuẫn, hỗ trợ của Việt Tân nên số chống đối trong nước hoạt động chống phá ngày càng quyết liệt, nguy hiểm, thậm chí một số đối tượng coi hoạt động chống đối theo chỉ đạo của Việt Tân là một “nghề” kiếm sống.

Theo phản ánh của Báo Công an nhân dân, ăn theo Việt Tân, nhiều hội, nhóm trá hình đã được thành lập như: Hội cựu lao động Đài Loan do Trần Thị Nga thành lập theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hùng, thành viên Việt Tân ở Đài Loan; Hội nhóm dân oan Hà Nam do Trần Thị Nga thành lập tháng 12-2013; Công đoàn doanh nhân, trí thức Thái Hà do Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh và Trần Thị Hường và một số đối tượng khác cầm đầu; Văn phòng truyền thông Công giáo và Quỹ Trái tim yêu thương, thành lập năm 2014.

Để dễ bề chỉ đạo số đối tượng trong nước, Việt Tân đưa người tham gia, tài trợ tiền cho các hội, nhóm để chi phối hoạt động. Điển hình như “Hội anh em dân chủ” có Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyển thường xuyên nhận tài trợ của Việt Tân. Đồng thời, là đầu mối tuyển chọn người cho Việt Tân đưa ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện. Trong số các thành viên được Việt Tân huấn luyện có thể kể đến như Lê Thu Hà, Hoàng Chí Hiếu.

Đầu năm 2015, được sự giúp đỡ của Việt Tân, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) cùng một số đối tượng đã khôi phục “Câu lạc bộ nhà báo tự do” thành một tổ chức phi chính chủ để triển khai hoạt động chống phá Việt Nam với cơ cấu gồm Ban giám đốc, ban biên tập, bộ phận xây dựng website, truyền thông (do Phạm Đắc Hồng Thuận phụ trách), giao tiếp cộng đồng, thủ quỹ. Ngoài ra còn có “Phong trào chống tham nhũng” có Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Anh Tuấn (Thái Bình)..., đều là cơ sở của Việt Tân.

Móc nối đưa người ra nước ngoài đào tạo, phát triển lực lượng

Lợi dụng nhu cầu muốn ra nước ngoài học tập của người dân, Việt Tân núp dưới danh nghĩa tài trợ học bổng, từ thiện, mời tham dự hội thảo, du lịch..., để móc nối, lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức, luật sư, phóng viên, người khiếu kiện... ra nước ngoài. Sau đó, dùng thủ đoạn lừa mị, khống chế, bắt điền đơn gia nhập tổ chức, tiến hành huấn luyện kỹ năng hoạt động, bảo mật máy tính, cách chế tạo bom xăng..., rồi tung về nước rải truyền đơn, treo khẩu hiệu, gây cháy nổ tại các địa điểm công cộng, gây hoang mang trong nhân dân.

Năm 2019, dưới danh nghĩa từ thiện, một tổ chức ngoại vi của Việt Tân là VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) - “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại”, thông qua cái gọi là “Học bổng xã hội dân sự VOICE” mời gọi thanh niên tham gia và cam kết “giúp các học viên trở thành những công dân tích cực, giàu tinh thần cộng đồng, và được trang bị các kiến thức nền tảng để có thể tham gia vào các hoạt động xã hội”. Vậy nhưng đằng sau những lời tuyên bố đầy tốt đẹp lại là những hoạt động chống đối nguy hiểm.

Trong khoá đào tạo của mình, trước hết VOICE truyền bá những cách nhìn nhận sai lệch về tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam, hình thành tư tưởng chống đối chính quyền cho học viên. Sau đó, VOICE tiến hành tập huấn, trang bị, huấn luyện cho học viên các nội dung về đấu tranh bất bạo động đối với chính quyền, đặc biệt là việc sử dụng chiêu bài tự do, nhân quyền để tiến hành chống phá. Ngoài ra, VOICE còn tổ chức cho học viên tiếp xúc với các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị để học hỏi phương thức hoạt động, thậm chí là cả cách ứng phó với cơ quan chức năng. Các “sản phẩm” sau đào tạo được tung về nước, trở thành hạt nhân tập trung lực lượng tiến hành chống phá chính quyền.

Và cũng chính VOICE từng thông qua một số tổ chức phi chính phủ lấy danh nghĩa từ thiện để tài trợ 30 ngàn đô la Canada để mua 100 chiếc xe lăn trao tặng cho số thương, phế binh quân đội Việt Nam cộng hòa. Đáng chú ý, tổ chức này và “Hội đồng liên tôn” còn thành lập các “Chi hội thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” nhằm tập hợp số thương, phế binh thuộc chế độ ngụy quyền Sài Gòn vào các “Chi hội Tôn giáo”, chờ “cơ hội” để “xuống đường đấu tranh” chống chính quyền.

Một thủ đoạn nham hiểm khác của Việt Tân là sử dụng các đối tượng chống đối trong nước làm bằng chứng sống, cung cấp những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam cho chính giới một số nước; một số hãng thông tin quốc tế, xuyên tạc, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Qua đó, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đồng thời khuếch trương thanh thế, chứng tỏ thực lực của Việt Tân ở nước ngoài, gây dựng ngọn cờ tập hợp lực lượng chống phá Việt Nam.

Những đối tượng thường được Việt Tân nhắm tới là số thân nhân đặc biệt như luật sư, trí thức, văn nghệ sĩ, giảng viên một số trường đại học trong nước, số cốt cán của các hội, nhóm chống đối trong nước; thân nhân đối tượng đang bị bắt; các blogger thường xuyên viết bài chống Đảng, Nhà nước và số chức sắc, tín đồ chống đối trong tôn giáo. Đồng thời, Việt Tân sử dụng danh nghĩa của một số tổ chức nước ngoài mời các đối tượng trong nước; chỉ đạo số trong nước xuất cảnh sang Campuchia hoặc Thái Lan bằng đường bộ, sau đó mới xin thị thực nhập cảnh vào nước thứ ba.

Phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội

Ông Nguyễn Thanh Tú là con trai của ký giả Ðạm Phong - một trong năm ký giả người Mỹ gốc Việt đã bị giết hại tại Mỹ trong những năm 80 của thế kỷ trước khi chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân đã khẳng định: Hồi nhỏ, tôi theo bố làm báo. Bố tôi bảo làm báo để "làm người", song tôi theo ông để học hỏi, và vì thương bố. Lúc đó tiếng Việt của tôi không tốt, ngồi bên bố và bạn bè, họ nói các vấn đề to tát quá, tôi càng không hiểu. Trước khi bố tôi bị giết hại, tôi đã chứng kiến nhiều việc lắm, có việc đến hôm nay tôi vẫn không đủ can đảm để nói ra. Trước khi chết, bố tôi có hướng dẫn tôi rất kỹ càng. Một trong những việc đó là ông nói về "băng đảng Việt Tân", ông bảo rồi đây họ sẽ "Việt Tân hóa truyền thông hải ngoại", họ sẽ biến truyền thông hải ngoại thành bộ máy tuyên truyền cho họ. Ðiều bố tôi lo nhất là đồng bào trong nước không có điều kiện tìm hiểu nên không biết mặt thật của "Việt Tân".

Việt Tân còn triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet, nhất là mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia các hội, nhóm trá hình trên không gian mạng. Với chiêu bài “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ… nhưng thực chất là để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch của thanh niên, sinh viên với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức.

Theo Báo Công an nhân dân, Việt Tân đã cho lập mới hơn 300 tài khoản và nhiều diễn đàn kín, kết hợp với những diễn đàn trước đó như “Canh Tân”, “Bạn của Việt Tân”, “Bạn của Nguyễn Quốc Quân”... duy trì gần 1.000 tài khoản mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng. Ý đồ của chúng là biến mỗi thành viên, cảm tình viên của tổ chức trở thành một tuyên truyền viên, một kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền, lan tỏa những “thông điệp” của Việt Tân trong cộng đồng người thân và bạn bè của đối tượng. Từ đó, tác động tư tưởng, phát hiện đầu mối giới thiệu cho tổ chức thông qua các trang facebook.

Việt Tân đồng thời duy trì các trang web, đài phát thanh và lập bản tin..., cung cấp tài chính, phương tiện cho số đối tượng trong nội địa của chúng thu thập thông tin, viết bài công kích trực tiếp lãnh đạo Đảng Nhà nước; khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, tập trung khai thác những sự kiện được dư luận quan tâm như vụ cây xanh tại Hà Nội, vấn đề Biển Đông, sự kiện công nhân đình công..., lồng ghép thông tin xuyên tạc tình hình, bôi nhọ, vu cáo các cơ quan chức năng của ta.

Bằng cách liên kết với các đối tượng như Đoàn Viết Hoạt (cầm đầu Họp mặt dân chủ) và Nguyễn Văn Đài (cầm đầu Hội anh em dân chủ), từ tháng 10-2014 đến nay, Việt Tân đã tổ chức các khóa học với trên 55 đối tượng tham dự vào các tối thứ 4 và thứ 7 hằng tuần. Chúng lập ra nhóm học tập dân chủ online; tổ chức huấn luyện 15 nội dung liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền như: Dân chủ là mục tiêu hàng đầu của đấu tranh; từ độc tài đến dân chủ trên thế giới..., điều hành nhóm là số cầm đầu “cốt cán” của Việt Tân như Hoàng Cơ Định, Nguyễn Quốc Quân, Đỗ Đăng Liêu, Nguyễn Đỗ Thanh Phong đều là “ủy viên trung ương”.

Không dừng lại ở đó, chúng liên kết, tài trợ cho Dòng chúa cứu thế mở các văn phòng truyền thông công giáo tại ba miền Bắc, Trung, Nam để tuyên truyền chống chế độ; mở chiến dịch tiếp cận internet tại các vùng ở Tây Nguyên, Tây Bắc nhằm trang bị kiến thức, huấn luyện cách thức sử dụng Internet cho đồng bào dân tộc để dễ dàng tuyên truyền, phát triển lực lượng và kích động họ tham gia các hoạt động tụ tập, gây rối an ninh trật tự tại địa phương, tạo ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ bên ngoài, năm 2015, đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đối tượng đã soạn thảo và tán phát vào trong nước “bản tuyên bố” có tựa đề “40 năm đã qua” và bộ phim tài liệu “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” với nội dung xuyên tạc, phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đồng thời kêu gọi số chống đối tham gia ký tên và tán phát rộng rãi trong cả nước.

Ngang nhiên và liều lĩnh hơn, các đối tượng còn phát động trên mạng Internet phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam”; cuộc thi “Cộng sản và tôi”; tổ chức các buổi “hội luận” trên mạng Internet với sự tham gia của số cầm đầu như Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm và số đối tượng trong nước. Việt Tân còn chỉ đạo các đối tượng trong nước vận động mọi người trong nước tham gia các buổi “tưởng niệm”, xuyên tạc lịch sử năm 1975.

Hiện nay, Việt Tân đang ráo riêng kích động các hoạt động chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, hậu thuẫn các đối tượng phản động, cơ hội chính trị tự ứng cử để phá hoại bầu cử.

Các vị trí chủ chốt của Việt Tân đều có nguồn gốc liên quan đến dòng họ của Hoàng Cơ Minh. Sau khi Hoàng Cơ Minh chết tại Lào, cái gọi là “Mặt trận” giải tán, Hoàng Cơ Định chính là người nắm quỹ tài chính, điều hành hoạt động của Việt Tân từ đó đến nay. Hoàng Tứ Duy – kẻ xưng là người phát ngôn chính thức của Việt Tân lại chính là con trai của Hoàng Cơ Định. Đỗ Hoàng Điềm - kẻ tự xưng là Chủ tịch Việt Tân là cháu vợ của Hoàng Cơ Định...

Anh Nguyễn Thanh Tú cho biết: Nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã phải đóng góp biết bao nhiêu tiền, nhưng băng đảng "Việt Tân" lấy cả chục triệu USD của chung để biến thành của riêng. Tôi muốn tuổi trẻ ở Việt Nam - trong đó có những người rất dễ trở thành “con mồi” của băng đảng Việt Tân, thấy rằng đó là một tổ chức băng đảng chứ không phải đảng phái chính trị gì cả.

Mặc dù Việt Tân và các thế lực thù địch luôn tìm cách chối bỏ bản chất khủng bố, chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhưng theo các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, đủ cơ sở khẳng định Việt Tân chính là tổ chức khủng bố. Bộ Công an khẳng định: Việt Tân là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam./.

X.THUY.T9

 

VỮNG TIN VƯỢT KHÓ VÀ BỨT PHÁ

 

Hội nghị Trung ương lần thứ ba có vị trí hết sức quan trọng, được xem là hội nghị "đặt nền móng" cho các hoạt động toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa XIII. Sở dĩ như vậy là vì Trung ương phát huy trí tuệ, đề cao trách nhiệm tập trung bàn thảo, ban hành thành công Quy chế làm việc của BCHTƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ khóa XIII. Đây là việc làm cần thiết ngay đầu nhiệm kỳ mỗi khóa sau đại hội Đảng, nhằm cụ thể hóa Điều lệ Đảng; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo Đảng; bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Với ý nghĩa đó, HNTƯ đã xác định quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn; bảo đảm phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của BCHTƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;... đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; đổi mới, cải tiến chế độ, lề lối làm việc, phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo của Đảng,... Đây là những cơ sở quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng, tăng cường sức mạnh, kỷ luật, kỷ cương, phát huy dân chủ, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Hội nghị Trung ương lần này cũng dành nhiều thời gian, tâm huyết tập trung thảo luận, quyết nghị các vấn đề liên quan đến yếu tố tạo nên sức mạnh cho Đảng-đó là kỷ luật của Đảng. Trung ương không chỉ quyết định các hình thức kỷ luật xứng đáng, nghiêm khắc đối với những đảng viên cụ thể, mà tập trung góp ý, hoàn thiện Quy định thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhiệm kỳ khóa XIII. Để làm được điều đó, Trung ương đã nghiên cứu kỹ và có ý kiến, góp ý vào dự thảo các quy định về những nội dung mà qua thực tiễn thi hành kỷ luật còn có vướng mắc, bất cập, nhất là các vấn đề cụ thể phát sinh từ thực tiễn. Công việc này được xem như việc lắp đặt những viên gạch móng cho công trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng sắp tới; là căn cứ bất biến giúp thanh lọc, loại bỏ “sâu mọt” trong chính hàng ngũ của Đảng, giúp Đảng ta ngày càng mạnh hơn, trong sáng thêm. Cùng với đó, HNTƯ lần thứ ba cũng đã hoàn thành một phần việc đặc biệt hệ trọng, là tiếp tục kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sắp tới. Phần việc này được Trung ương tiến hành sâu kỹ với thái độ nghiêm túc, đề cao trách nhiệm chính trị của từng đống chí ủy viên Trung ương Đảng, trên cơ sở kế thừa kết quả công tác nhân sự được quyết nghị tại HNTƯ lần thứ hai khóa XIII.

Cần thấy rằng, HNTW lần này diễn ra trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát phức tạp ở nhiều địa phương. Vấn đề được Trung ương đặt ra trước mắt là tập trung lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chung sức đồng lòng, vừa chủ động, tích cực phòng, chống dịch; vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), cán đích các mục tiêu năm 2021, tạo đà cho bước bứt phá đổi mới. Trên tinh thần đó, Trung ương thảo luận sâu sắc, toàn diện các nội dung của Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm (2021-2025) và Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2021-2030). Đây là những kế hoạch hết sức quan trọng, rộng lớn, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH do Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Với tinh thần trách nhiệm cao, thành công của HNTƯ lần thứ ba đã tạo động lực và quyết tâm mới trong điều kiện đất nước đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, dù đã gặt hái được một số thành quả trên nhiều lĩnh vực và Việt Nam được bạn bè quốc tế ca ngợi, đánh giá cao bởi thành công trong phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19... thế nhưng, 6 tháng đầu năm 2021, KT-XH đất nước vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra; dịch bệnh có thể còn tiếp tục kéo dài, thậm chí nguy hiểm, lan rộng nhanh hơn. Bởi thế, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị nhất định không được thỏa mãn dừng lại, mà cấp thiết triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp của Trung ương với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất.

Ngay sau hội nghị này, các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của HNTƯ và các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, Chính phủ; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Trong lĩnh vực kinh tế, các cấp cần tập trung quán triệt, tạo sự thống nhất cao về những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu, một số chỉ tiêu cơ bản; đặc biệt là các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể, sát hợp với thực tế, có tính đột phá, khả thi cao, bảo đảm thực hiện thành công các kế hoạch KT-XH 5 năm, 10 năm.

Với truyền thống vẻ vang, trách nhiệm chính trị cao cả, cán bộ, đảng viên trong toàn đảng nói chung và Đảng bộ Quân đội nguyện mang hết tài năng, trí tuệ, gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết, kết luận của HNTƯ lần thứ ba, khóa XIII; ra sức giữ vững môi trường hòa bình, điều kiện an toàn để đất nước phát triển; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó; góp phần tích cực và quan trọng vào cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19... Đó chính là cách mà Quân đội nhân dân Việt Nam sớm đưa nghị quyết, kết luận của Trung ương vào cuộc sống.

 

X.THUY.T9

 

MỖI GIA ĐÌNH LÀ "PHÁO ĐÀI KIÊN CỐ" PHÒNG DỊCH

Giãn cách xã hội thời gian dài sẽ gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Nhưng, để dịch bệnh được ngăn chặn thì mỗi gia đình phải tự ý thức, xây dựng thành “pháo đài, thành lũy kiên cố” trước dịch bệnh. Chỉ khi mỗi gia đình khỏe mạnh, vững chắc thì tổ dân phố, khu phố mới an toàn, khỏe mạnh và thành phố mới đẩy lùi được dịch bệnh.

Từ ngày 9-7, TPHCM thực hiện giãn cách lần thứ 2 theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19 toàn thành phố. Đây là trận đánh quyết định để ngăn chặn dịch bệnh trước tình trạng số người nhiễm mỗi ngày lên 3 con số, 4 rồi 5 con số...

Chủ trương áp dụng Chỉ thị 16 trên 1 số tỉnh, thành phố lúc này là hết sức cần thiết nhưng thành công và ngăn chặn dịch bệnh đạt kết quả mức độ nào tùy thuộc vào ý thức chấp hành, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trong đó, mỗi gia đình đóng vai trò quyết định.

Để Chỉ thị 16 đạt hiệu quả cao, mỗi thành viên trong gia đình phải tự giác tuân thủ 5K chứ không phải ra khỏi nhà mới áp dụng. Trong điều kiện tự do, khép kín hộ gia đình, việc thực hiện 5K tưởng chừng đơn giản nhưng rất khó thực hiện nếu thiếu ý thức tự giác. Sự cố gắng của mỗi người không chỉ giữ an toàn cho cá nhân mà còn bảo vệ “cộng đồng nhỏ” của mình tránh được nguy cơ lây lan chéo trong gia đình.

Thời gian thực hiện giãn cách kéo dài 15 ngày. Trong thời gian này, những nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt, quan hệ cộng đồng vẫn diễn ra nhưng trong điều kiện tối thiểu. Mặc dù hiện nay các phương tiện thông tin hiện đại đã phổ biến trong mỗi gia đình nhưng nhu cầu ra ngoài để mua sắm vật dụng sinh hoạt, thăm hỏi người thân khi ốm đau, bệnh tật là khó tránh khỏi. Những lúc này, gia đình cần cân nhắc để phân công, bố trí người có ý thức, trách nhiệm cao mới được đi ra ngoài và nghiêm túc chấp hành phòng dịch.

Giãn cách xã hội thời gian dài sẽ gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Nhưng, để dịch bệnh được ngăn chặn thì mỗi gia đình phải tự ý thức, xây dựng thành “pháo đài, thành lũy kiên cố” trước dịch bệnh. Chỉ khi mỗi gia đình khỏe mạnh, vững chắc thì tổ dân phố, khu phố mới an toàn, khỏe mạnh và thành phố mới đẩy lùi được dịch bệnh.

X.THUY.T9

 

 

NHỮNG CHIÊU TRÒ NHÀM CHÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CỰC ĐOAN, THIẾU THIỆN CHÍ XUYÊN TẠC, BÔI NHỌ TRẮNG TRỢN TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

            Xuyên tạc tình hình, bôi nhọ tự do báo chí Việt Nam là một chiêu trò luôn được những tổ chức, cá nhân cực đoan, thiếu thiện chí, nhất là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thường xuyên sử dụng. Gần đây các trang mạng phi pháp hùa vào đăng tải, kèm theo “bình luận” của một số nhân vật “có uy tín” của RSF. Trong Bảng xếp hạng này, RSF đã xuyên tạc, bôi nhọ trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, khi cho rằng Việt Nam là “một nhà tù lớn nhất trên thế giới dành cho các nhà báo và blogger”. Thực tế cho thấy, bất cứ tổ chức, cá nhân nào tôn trọng sự thật khách quan đều thấy rõ, ở Việt Nam tự do ngôn luận, tự do báo chí được Nhà nước bảo đảm ngày càng tốt hơn. Điều đó được thể hiện trên cả hai phương diện.

Về phương diện pháp lý, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng khung pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin của công dân đầy đủ, đồng bộ, hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế về quyền con người. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,…Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Báo chí, Luật An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin và các luật, bộ luật có liên quan, quy định rõ về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.

Trên thực tế, với khung pháp luật khoa học, phù hợp thực tiễn, rõ ràng, được Nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện bảo đảm cho nền báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đến tháng 01/2021, ở Việt Nam có đầy đủ các loại hình báo chí, với 779 cơ quan báo chí và hơn 21.000 người làm báo đã được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan báo chí thực sự là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, diễn đàn của nhân dân. Trong hành nghề, các cơ quan báo chí, nhà báo luôn tuân thủ đúng pháp luật, thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân.

Với tôn chỉ, mục đích của mình, các cơ quan báo chí không chỉ tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu trên mọi lĩnh vực của đất nước và thế giới, mà còn góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin, văn hóa lành mạnh của nhân dân; bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương “người tốt, việc tốt”, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Không những vậy, báo chí còn góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc; tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.

Hiện nay, một số hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử đã được đưa vào vận hành, hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Nhiều đơn vị đã áp dụng chữ ký số cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện tử, như: Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc,... tạo sự thay đổi về lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với việc đảm bảo ngày càng tốt hơn về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà nước Việt Nam cũng kiên quyết trừng trị những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để có những hành vi tung tin xấu độc, xuyên tạc, bôi nhọ, kéo bè, lập phái chống đối nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam đã điều tra, bắt giữ, truy tố một số đối tượng vi phạm pháp luật, tự xưng là “Nhà đấu tranh cho dân chủ”, “nhà báo tự do”,… dưới dạng là bloger chuyên viết bài, làm video clip,… với nội dung xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,… hay là những lời “kêu gọi” lập đảng, lập hội… chống đối chế độ để tung lên mạng xã hội như (Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,…).

Những việc làm đó đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, làm cho người dân vô cùng phẫn nộ. Vì thế, bắt giữ, điều tra, xét xử, truy tố những đối tượng như trên là việc làm cần thiết, vừa đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, vừa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mọi tổ chức và cá nhân. Việc một số tổ chức, cá nhân cố tình xuyên tạc bóp méo sự thật và cho rằng Nhà nước Việt Nam điều tra, bắt giữ, truy tố những kẻ trên là “vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” và trở thành “một nhà tù lớn nhất trên thế giới dành cho các nhà báo và blogger” là hết sức phi lý, xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, chà đạp, bôi nhọ pháp luật Việt Nam, chuyên bảo kê cho tội phạm, không xứng với tôn chỉ mục đích, danh xưng mỹ miều “Phóng viên không biên giới”./.

X.THUY.T9

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét