Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

XÂY DỰNG, RÈN LUYỆN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Người chỉ

rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt

hay kém”. Cách đây 62 năm, trong “Thư gửi đồng bào và cán bộ xã Nam Liên” ngày 13-2-1962,

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta,

phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm”. Người đã cổ

vũ tinh thần đổi mới, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm trong phát triển sản xuất và xây dựng hợp

tác xã. Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải nêu gương cho quần chúng trong việc chủ

động, kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, đường mòn lối cũ, chậm đổi mới.

Suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân

tộc và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về công tác cán bộ và khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Do vậy, công tác cán bộ luôn được Đảng xác định là khâu “then chốt của then chốt” trong công

tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn nhất quán xác

định bảo vệ cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp

cách mạng của Đảng và dân tộc.

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương: “Khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám

nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử

thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”. Quán triệt tinh thần đó, Bộ Chính trị đã

ban hành Kết luận số 14-KL/TW ngày 22-9-2021 “Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ

năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”, trong đó yêu cầu “cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương

mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó

khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung”.

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29-9-2023 của Chính phủ

“Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu

trách nhiệm vì lợi ích chung” đã quy định: “Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được khuyến khích, bảo vệ”.

Để việc bảo vệ cán bộ bằng thể chế ngày càng thiết thực và hiệu quả, Đảng ta và Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Thể chế bảo vệ cán bộ không trái với các khuôn khổ, nguyên tắc

vận hành hệ thống chính trị, đặc biệt là Hiến pháp và Điều lệ Đảng; thể chế bảo vệ cán bộ phải

xác định được các chủ thể tham gia với những quy định chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm và

mối quan hệ; thể chế bảo vệ cán bộ cần xác lập được các tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp; thể

chế bảo vệ cán bộ cần xác lập được cơ chế kiểm soát cán bộ và phương pháp thực hiện đúng đắn.

Nhờ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

về xây dựng đội ngũ cán bộ nên công tác cán bộ ở nước ta ngày càng đạt nhiều kết quả quan

trọng. Quy trình thực hiện công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch.

Điều đó minh chứng việc xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ Quân đội “7 dám” của Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư QUTƯ là một chủ trương lớn, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến

lược; tình cảm, niềm tin và yêu cầu cao của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó cũng là kim chỉ nam, phương châm hành động trong xây dựng

đội ngũ cán bộ Quân đội ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội

“tinh, gọn, mạnh” và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét