Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 


Để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, cần quan tâm đến 3 yếu tố cốt lõi là: con người, tổ chức và cơ chế hoạt động.

Về con người:

Lực lượng nòng cốt làm công tác này bên cạnh bản lĩnh chính trị, tư duy lý luận, am hiểu về công nghệ và kỹ năng truyền thông, cần phải rèn luyện “tinh thần thép” và có những nỗ lực vượt bậc. 

“Tinh thần thép” được hình thành dựa trên niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng của Đảng và nhân dân ta; vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng; có niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thấy được những khó khăn trước mắt chỉ là tạm thời, những tiêu cực chỉ là hiện tượng xã hội; nêu cao lòng yêu nước, tính tiên phong, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ mới, khó, lấy đó làm cơ hội để thử thách và trưởng thành, từ đó không chùn bước trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải, cho chính nghĩa để bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ.

Các thế lực thù địch trên không gian mạng luôn ẩn danh, cuộc đấu tranh trên không gian mạng rất khó khăn, cam go, lâu dài, nên mỗi cán bộ, đảng viên cần giữ vững bản lĩnh chính trị, say mê lao động, không ngừng nghiên cứu, học tập, cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn để có nền tảng lý luận vững vàng, không bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm tốt vai trò sứ giả truyền cảm hứng cho chính đội ngũ của mình và lan tỏa đến người đọc trong công tác thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội.

Về tổ chức:

Tích cực xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, phát triển lực lượng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng do ban chỉ đạo các cấp, các ngành về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (Ban Chỉ đạo 35) chỉ đạo, quản lý. Trong đó, tại cơ quan thường trực ban chỉ đạo 35 các cấp, các ngành cần bố trí cán bộ chuyên trách, đáp ứng tính chất của công việc để bảo đảm vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, vừa điều hành, tác chiến thường xuyên, liên tục.

Làm tốt công tác định hướng, bồi dưỡng, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng nòng cốt trong việc nắm tình hình, thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội và tác chiến bí mật.

Phát triển mạng lưới cộng tác viên trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chú ý tập hợp cộng tác viên từ các địa bàn, cơ sở; từ đoàn viên, sinh viên, học sinh, cán bộ hưu trí... để tạo ra một kênh nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những vụ việc nóng về cơ quan thường trực ban chỉ đạo 35 các cấp, các ngành.

Về cơ chế hoạt động: 

Cần sớm thiết lập, ràng buộc trách nhiệm pháp lý, thống nhất và triển khai nghiêm cơ chế phối hợp giữa Chính phủ với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nước ngoài, như: Google, Youtube, Facebook... trong việc quản lý, ngăn chặn, xử lý các thông tin xấu, độc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng, nắm tình hình tư tưởng, dư luận qua các trang fanpage, group, trang Facebook, kênh Youtube, blog,... Phát triển các trang fanpage, group, Facebook, kênh Youtube, blog... tuyên truyền bảo đảm bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động; xây dựng các chuyên mục thông tin chống lại các luận điệu xuyên tạc, phản động nhằm tạo sự đồng thuận xã hội; từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sức đề kháng, khả năng phát hiện thông tin xấu, độc, hình thành “thế trận toàn dân” trên không gian mạng, góp phần làm trong sạch môi trường mạng, giữ vững an toàn thông tin.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp, phát huy sức mạnh tổng lực của lực lượng ban chỉ đạo 35 trong cả nước. Thống nhất trung tâm điều hành hoạt động đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả từ Ban Chỉ đạo 35 Trung ương đến các ban, bộ, ngành và địa phương trong định hướng thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ (quản trị các nhóm, trang; điều hành, kỹ thuật tác chiến; phương pháp phản biện, đấu tranh ẩn danh;...).

Triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với các tổ chức, cá nhân có nhận thức khác hoặc chưa đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước - nhất là đối với các cá nhân có uy tín, có trình độ, thái độ tích cực, có tầm ảnh hưởng đến cán bộ, đảng viên, nhân dân tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xây dựng phương án phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ trong xử lý tình hình nóng, phức tạp nổi lên tại các địa bàn, lĩnh vực giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương. Kịp thời phát hiện, phối hợp giáo dục, xử lý nghiêm, đủ sức răn đe đối với các đối tượng sử dụng internet, mạng xã hội đưa, chia sẻ thông tin vi phạm pháp luật.

Nghiên cứu, sớm ban hành quy chế bảo vệ người tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng để kịp thời xử lý những “sự cố” trong quá trình thực thi nhiệm vụ, khi người tham gia đấu tranh bị đe dọa, bị xâm hại thân thể, uy tín, nhân phẩm, công việc, gia đình, ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi họ đang công tác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét