Ngại giao cây tre” là khái niệm được nhắc nhiều trong những năm gần đây. Đây là trường phái ngoại giao được đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện, trong đó trường phái ngoại giao này được xây dựng trên phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Vậy cụm từ “ngoại
giao cây tre” có từ bao giờ?
Vào tháng
8/2016, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
khẳng định trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam.
Đến tháng 12/2021, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh: “Hơn 90 năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đã kế thừa
và phát huy bản sắc, cội nguồn văn hóa và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn
lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, phát triển trên nền
tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên
trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc cây
tre Việt Nam. Đó là vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược;
mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo
nhưng rất bản lĩnh, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vì độc lập dân
tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên
trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc”.
Qua đó, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích, làm sâu sắc thêm cơ sở hình thành, đặc trưng
về trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ
Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Trên cương vị là
người đứng đầu Đảng, với tư duy đối ngoại sâu sắc mang tầm chiến lược cao và
thực tiễn trải nghiệm hoạt động ngoại giao phong phú, sinh động, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã cho ra đời cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại,
ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam””.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư,
Trưởng ban Tổ chức Trung ương khẳng định, cuốn sách của Tổng Bí thư là kim chỉ
nam cho đường lối, chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại; đóng góp to lớn,
góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng CNXH và con
đường đi lên CNXH của Việt Nam.
Đồng chí Lê Hoài
Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đánh giá, cuốn
sách có giá trị vô cùng to lớn bởi đây là công trình đầu tiên mang tính hệ
thống, tập hợp những phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư về lĩnh vực đối ngoại,
ngoại giao. Các bài viết thể hiện một cách cụ thể, sâu sắc và sinh động sự đóng
góp to lớn, quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư trên nhiều cương vị khác nhau
trước đây và với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng ta hiện nay trong việc
xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại của Việt Nam; đồng thời, khẳng định sự
quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện, xuyên suốt của Đảng, đứng đầu
là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại trên cả ba trụ cột
là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Bàn về những
thành tựu đối ngoại và những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng
chí Thongsavanh Phomvihane, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung
ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định: “Những thành tựu của Việt Nam nói
chung, những thành tựu trong công tác đối ngoại nói riêng cũng chính là những
thành tựu, là bài học kinh nghiệm quý báu cho đất nước Lào… Đặc biệt, Đảng, Nhà
nước Lào đánh giá cao ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
trong việc nhấn mạnh 6 nhóm vấn đề là mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề nhưng
đầy vẻ vang trong việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của Việt Nam”.
Trong bài viết
“Giá trị thời đại của trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam”
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, đồng chí Hàn Phương Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Đối ngoại Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch Học hội ngoại giao và
quan hệ quốc tế CHARHAR đã chia sẻ cảm xúc: “Ngoại giao “cây tre Việt Nam” là
vừa kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa tích cực mở rộng trong
lĩnh vực ngoại giao, bảo vệ và phát triển lợi ích quốc gia của Việt Nam, kết
hợp nhuần nhuyễn tính linh hoạt và tính nguyên tắc, nỗ lực thích ứng với thế
giới không ngừng biến đổi; mặt khác, cùng với việc phát triển các quan hệ ngoại
giao hiện có, thiết lập các quan hệ hợp tác mới. Đây chính là nền tảng ngoại
giao để Việt Nam vẫn phát triển ổn định, lành mạnh dù đứng trước tình hình thế
giới vô cùng phức tạp”.
Còn rất nhiều
chính khách, học giả, nhà nghiên cứu thế giới đánh giá cao đường lối, chính
sách đối ngoại, ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta, ghi nhận những cống hiến to
lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong quá trình phát triển đất nước, đem
lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét