Thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, khó lường, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại ráo riết tuyên truyền luận điệu cho rằng Việt Nam cần dựa vào nước này, nước khác để phát triển. Đằng sau những “kiến nghị”, “đề xuất” của các nhóm tự cho là “nhà hoạt động dân chủ”, “các tổ chức xã hội dân sự” dưới danh nghĩa cái gọi là “người yêu nước”, có “tâm huyết”, có “trách nhiệm” với vận mệnh quốc gia - dân tộc, là những âm mưu, hành động nhằm chống phá đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trước tình hình trên, chúng ta cần khẳng định,
đường lối đối ngoại
xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao
nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
và rộng mở đó luôn kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến
ứng vạn biến”, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ được kết
tinh từ trong lịch sử, thể hiện ý chí tự cường của một dân tộc nhỏ trước các
thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Tinh thần độc lập, tự chủ thể hiện trong những văn
kiện đầu tiên của Đảng giai đoạn tổng khởi nghĩa giành chính quyền với tinh
thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Độc lập
nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can
thiệp từ ngoài vào”. Tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên
suốt và định hình các hoạt động đối ngoại của Việt Nam, được phát huy cao độ
trong quá trình đấu tranh cách mạng, góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân
ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, đường lối ngoại
giao độc lập, tự chủ của Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao, mở ra một thời kỳ mới
trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời kỳ Đổi mới, vận dụng sáng tạo quan
điểm độc lập, tự chủ, Việt Nam đã thực hiện chính sách đa phương hóa và đa dạng
hóa các quan hệ đối ngoại, tránh phụ thuộc vào bất cứ nước lớn hay nhóm nước
nào. Qua các kỳ Đại hội, đường lối đối ngoại đã được bổ sung và hoàn chỉnh. Từ
chỗ “Việt Nam muốn là bạn”, đến “Việt Nam sẵn sàng làm bạn”, và hiện nay “Việt
Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế”. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, nhất quán, có tầm quan
trọng xuyên suốt, mang ý nghĩa sống của Việt Nam trên con đường đổi mới.
Như vậy, quan điểm cho rằng Việt Nam cần dựa vào
nước ngoài để gia tăng sức mạnh bảo vệ, phát triển đất nước là không có cơ sở,
ảo tưởng, phi thực tế.
Thứ hai, Việt Nam chọn chính nghĩa, lẽ phải, hòa
bình và phát triển
Thời gian qua, bối cảnh quốc tế và khu vực có
nhiều biến động phức tạp; cuộc cạnh tranh, thậm chí có lúc lên tới mức đối đầu
giữa các nước lớn hiện nay đang đặt nhân loại trước những hiểm họa khôn lường,
khó dự đoán. “Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm, cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn sẽ ngày càng quyết liệt, thậm chí có nguy cơ xung đột, đối
đầu, tạo thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước
có độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế
như nước ta”.Trong điều kiện tình hình thế giới vô cùng nhạy cảm, phức tạp hiện
nay, Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách “bốn không”: không tham gia liên
minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước
ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, để bảo vệ Tổ quốc
từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy và đây là chủ trương hoàn toàn
đúng đắn, là thượng sách để giữ vững hòa bình đất nước, giữ vững chế độ xã hội
chủ nghĩa. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã phát huy sức mạnh “Ngoại giao
cây tre”: mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng
tạo, nhưng rất bản lĩnh, kiên định, như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (năm 2016) và tại Hội nghị Đối ngoại
toàn quốc năm 2921, góp phần giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, bảo
đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm. Cứng mà
không gãy, đa phương mà không phụ thuộc, “Ngoại giao cây tre Việt Nam” thời
gian qua bằng sự uyển chuyển, khéo léo và mềm dẻo trong quan hệ với từng nước,
song cũng kiên trì, kiên quyết trong ứng xử những vấn đề thuộc về nguyên tắc
“bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, quyền và lợi ích chính đáng, giải quyết bất
đồng trên tinh thần hữu nghị, tuân thủ triệt để Hiến chương Liên hợp quốc và
phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế”, không chỉ khai thông “thế khó” của
Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn, mà còn tạo ra được mạng lưới lợi
ích đan xen, lồng ghép giữa lợi ích quốc gia với lợi ích tổ chức khu vực và
quốc tế, nâng cao vị thế đất nước, góp phần bảo vệ và bảo đảm lợi ích quốc gia
- dân tộc.
Với truyền thống văn hóa giữ nước hòa hiếu, yêu
chuộng hòa bình, hữu nghị, trọng lẽ phải, chính nghĩa, là một thành viên tích
cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các
nghĩa vụ, gánh vác nhiều trọng trách quốc tế quan trọng, tích cực hợp tác cùng
các quốc gia khác trong giải quyết những vấn đề an ninh đang nổi lên, đóng góp
vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì nền hòa bình bền vững của nhân
loại.
Sự lựa chọn đó của Việt Nam phù hợp với lợi ích
quốc gia - dân tộc. Và chỉ có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại mới có thể bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, đưa đất
nước phát triển hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét