Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

SỰ NGUY HIỂM CỦA TÂM LÝ “SÍNH NGOẠI, BÀI NỘI” TRONG GIÁO VIÊN

 Hiện tượng giáo viên “ sính ngoại, bài nội”, tôn sùng, ngợi ca một cách chủ quan những giá trị bề

ngoài, hào nhoáng của xã hội, lối sống của nước ngoài, quay lại chê bai đất nước vẫn đang âm ỉ.

Đây là “căn bệnh” không chỉ của riêng một số ít thầy, cô giáo khi được ra nước ngoài học tập,

công tác. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan cử đi học tập, công tác nước ngoài

cũng dễ “nhiễm bệnh” sính ngoại. Họ dễ bị choáng ngợp với những giá trị công cộng mà nước

họ đến đạt được, rồi đem so sánh với đất nước mình và chê bai đường lối lãnh đạo của Đảng, sự

quản lý của Nhà nước và những thành tựu từ mồ hôi, xương máu của nhân dân. Nguyên nhân lớn

nhất để nảy sinh căn bệnh sính ngoại lại bắt đầu từ khâu tổ chức các đoàn cán bộ đi công tác.

Thường thì có những đoàn cán bộ khi đi nước ngoài chỉ họp đoàn bàn về nội dung chương trình,, đi lại chứ ít quan tâm quán triệt những vấn đề liên quan đến tư tưởng chính trị, văn

hóa... cho các thành viên khi đi ra nước ngoài, nên chuyện phát ngôn chưa chuẩn mực hoặc bị

nhiễm “bệnh” sùng ngoại xảy ra là điều dễ hiểu...”.

Chính vì sùng bái, mải mê ca ngợi một chiều các giá trị bề nổi, hào nhoáng của xã hội tư bản nên

những thầy cô này chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”; họ không giúp học sinh, sinh viên thấy rõ

những điều còn hạn chế của nước ngoài, nhất là ở các nước tư bản như sự bất công trong xã hội,

khoảng cách giàu-nghèo...; họ cũng chưa thấy hết những thành quả, thành tựu đổi mới, xây dựng

và phát triển của đất nước; vai trò, sự lãnh đạo của Đảng; chưa phân tích rõ những mặt tích cực,

tiêu cực và nguyên nhân của nó; chưa nghiên cứu kỹ các chủ trương, giải pháp của Đảng trong

khắc phục, giải quyết những vấn đề còn hạn chế, yếu kém... để từ đó giúp học sinh, sinh viên

nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm trước những vấn đề thời cuộc và với sự nghiệp cách mạng

của Đảng ta. Rơi vào tay những người thầy này thì ít hay nhiều, sớm hay muộn học sinh, sinh

viên cũng dễ bị gieo rắc, "đầu độc" và có thể hình thành tư tưởng thực dụng, quay lưng với lịch sử, truyền thống dân tộc, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường. Nguy hiểm hơn nữa là

những học sinh, sinh viên bị tiêm nhiễm tư tưởng xấu sẽ lây nhiễm suy nghĩ, cái nhìn lệch lạc tới

bạn bè, người thân như vết dầu loang rất khó phòng ngừa. Xin dẫn chứng một vài trường hợp:

Đó là một giáo sư, tiến sĩ từng giảng dạy trong lĩnh vực xây dựng, nhưng khi về hưu, ông này đã

viết, tán phát nhiều bài viết trên các trang mạng hải ngoại, cá nhân, núp bóng chiêu bài “phản

biện” các chính sách để chống Đảng, phủ nhận những thành quả từ sự lãnh đạo của Đảng, phê

phán Chủ nghĩa Mác-Lênin, kêu gọi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập... Song, đó

chỉ là bề nổi, điều mà nhiều người quan tâm, lo ngại qua trường hợp này là liệu có phải chỉ sau

khi nghỉ hưu ông này mới có những tư tưởng, quan điểm lệch lạc này hay nó đã nảy sinh, tích tụ

từ bao giờ? Và suốt thời gian đứng trên bục giảng, ông này có “lồng ghép”, truyền bá những suy

nghĩ lệch lạch của mình vào các bài giảng hay không? 

Một trường hợp nữa là giáo viên âm nhạc ở tỉnh Đắk Lắk vừa bị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà

Nẵng tuyên y án 8 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc

tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Được biết

đến là thầy giáo dạy nhạc hát hay và có kiến thức tốt về âm nhạc, thế nhưng thay vì vận dụng

kiến thức, hiểu biết đã học được để truyền tải những lời hay ý đẹp, kiến thức âm nhạc cho các thế

hệ học trò thì ông này lại lợi dụng ngay cả diễn đàn dạy học để xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà

nước, đả kích chế độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét