Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, hệ trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Để góp phần phản bác, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng là mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên trong
trách nhiệm nêu gương để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Chất lượng, hiệu quả, mức độ chuyển biến trong
việc nêu gương của cán bộ, đảng viên đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phụ thuộc trước
hết vào nhận thức, trách nhiệm chính trị của từng cán bộ, đảng viên. Thực
tiễn cho thấy, nơi nào mà cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn vị trí, tầm quan
trọng của việc nêu gương thì vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên sẽ được
phát huy tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Theo đó, mỗi cán bộ,
đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu trong tuyên truyền, tổ
chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước; chấp hành và thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết,
chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước. Để tạo
chuyển biến về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc nêu gương, cần
quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong toàn hệ
thống chính trị về ý nghĩa, mối quan hệ của việc nêu gương của cán bộ,
đảng viên với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, với nhiệm vụ
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần
những quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng ta về nêu gương để trên cơ sở đó thực hành đạt hiệu quả. Bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng trước hết phải từ nội bộ Đảng, thông qua những tấm
gương sáng, người thật, việc thật trong hàng ngũ của Đảng để tạo sức thuyết
phục và lan tỏa mạnh mẽ đến nhân dân.
Thứ hai, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
uỷ, tổ chức đảng các cấp đối với việc nêu gương của cán bộ, đảng viên để bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở,
phải nắm vững quan điểm, nguyên tắc, nội dung, giải pháp được nêu trong Nghị
quyết số 35-NQ/TW; các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên đã được xác
định trong các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trên cơ sở đó,
mỗi cấp ủy, tổ chức đảng căn cứ vào tình hình, đặc điểm và thực trạng đội ngũ
cán bộ, đảng viên của cơ quan, đơn vị mình để xác định phương hướng, mục tiêu,
nội dung, biện pháp thực hiện cho phù hợp và triển khai thực hiện sâu rộng đến
các tổ chức, các lực lượng. Chủ động, sáng tạo xây dựng chương trình, kế hoạch
và tổ chức thực hiện theo từng nhóm đối tượng cụ thể. Kết hợp chặt chẽ giữa
việc thực hiện các quy định về nêu gương với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW,
ngày 25-10-2021, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa””. Trong quá trình thực hiện, cấp ủy các cấp phải
thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, chủ động nghiên cứu, nắm bắt,
đánh giá đầy đủ thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được, linh hoạt chỉ đạo, đề
xuất những nội dung, biện pháp mới theo sự phát triển của tình hình. Trong từng
giai đoạn, cần lãnh đạo, chỉ đạo sơ, tổng kết rút kinh nghiệm nghiêm túc, kịp
thời nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, biểu dương, khen thưởng
những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu.
Thứ ba, nêu cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của
người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bằng những hành động
thiết thực, việc làm cụ thể.
Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ
quan, đơn vị là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan, đơn vị tổ
chức thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Người đứng đầu phát huy tốt vai trò, trách nhiệm nêu gương
sẽ tạo ra hiệu ứng to lớn trong việc tuyên truyền, động viên cán bộ, đảng viên,
cấp dưới noi theo. Sự nêu gương của người đứng đầu chính là nhân tố bảo đảm cho
“tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông
suốt”. Người đứng đầu phải thực sự là tấm gương về phẩm chất đạo đức, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận tụy trong công việc, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, tư duy sắc bén, có uy tín chuyên môn, luôn thực hành dân chủ,
sâu sát cơ sở, nói đi đôi với làm, quan tâm, chăm lo đến những lợi ích chính
đáng của nhân dân, của cấp dưới,... từ đó truyền cảm hứng và lôi cuốn, thúc đẩy
cán bộ, đảng viên noi theo.
Thứ tư, phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị
- xã hội và nhân dân trong giám sát việc nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Để nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
đạt hiệu quả cao, phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên
trong việc chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng; đồng thời, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức đảng,
đảng viên vi phạm. Trong công tác này, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân có vai trò rất quan trọng, vì “Dân biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo
không biết. Việc gì cũng bàn với dân; dân sẽ có ý kiến hay. Phải làm tốt công
tác báo công, bình công ngoài nhân dân”. Mọi ưu điểm, hạn chế của cán bộ, đảng
viên, nhất là về đạo đức, lối sống, đều được bộc lộ thông qua công tác, sinh hoạt
và giao tiếp với nhân dân. Qua đó, nhân dân sẽ phản ánh trực tiếp hoặc gián
tiếp về những ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, giúp cho tổ chức
đảng, cơ quan chức năng nhận xét, đánh giá và có biện pháp giáo dục, uốn nắn,
rèn luyện cán bộ, đảng viên. Để phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị
- xã hội và nhân dân trong giám sát việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, các
cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, tổ chức
thực hiện tốt những quy định của Trung ương về dân chủ cơ sở; giám sát và phản
biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, với những hình thức và
cách làm cụ thể, sáng tạo, nhằm phát huy đầy đủ vai trò của nhân dân trong giám
sát cán bộ, đảng viên, tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét