Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

CÙNG BÀN LUẬN: ĐI ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC, TẠI SAO LẠI THỜ Ơ VÀ TRỐN TRÁNH

 Câu chuyện của ít ngày qua, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tân, năm nay đã 110 tuổi, đón nhận hài cốt của người con trai đầu, anh đã hi sinh trong chiến tranh tại miền Nam Việt Nam. Mẹ Tân đã chờ 51 năm để được gặp lại người con đầu của mình, và mẹ phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa để chờ mong tái hợp cùng người con thứ ba - cũng hi sinh trong chiến trận. Và ở độ tuổi của mẹ, không dám chắc là có còn đón được người con thứ ba về nhà hay không.

Tại Hàn Quốc, một quốc gia vẫn còn trong thời chiến, nghĩa vụ quân sự là một điều bắt buộc với mọi nam giới trừ các trường hợp đặc biệt. Trong một cuộc khảo sát trên mạng xã hội, người Hàn Quốc tự hào về điều gì? Ba điều dẫn đầu bao gồm: một là từ một quốc gia có nền kinh tế yếu ớt trở thành một cường quốc kinh tế, hai là làn sóng văn hóa K-pop, ba là nghĩa vụ quân sự. Hai điều đầu tiên thì tương đối dễ hiểu, vậy còn yếu tố thứ ba thì sao? Với nam giới Hàn Quốc, nhập ngũ vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là cột mốc đánh đấu “sự trưởng thành” thực sự, vừa là niềm tự hào, bất cứ một nam giới Hàn Quốc nào - từ ngôi sao điện ảnh, đến vận động nổi tiếng, đều phải trải qua thời gian huấn luyện quân sự, nếu không sẽ phải chịu định kiến xã hội, bị tước quốc tịch, từ chối tư cách công dân.
Có một thực tế đáng buồn, có một bộ phận lớn người dân, coi nghĩa vụ quân sự là một cái gì đó phiền toái, vớ vẩn, hoặc như là như là thứ gì đó không may mắn, không ít thanh niên ở trong độ tuổi từ 18 đến 27 luôn muốn tránh né và làm mọi cách để trì hoãn việc gọi đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự... Đi nghĩa vụ quân sự trong thời bình, mục đích là bảo vệ Tổ Quốc, rèn luyên bản thân, tu dưỡng đạo đức, một việc làm vừa thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân lại được “hô biến” như là việc nguy hiểm, đen đủi...
Trên mạng xã hội, những clip hướng dẫn cách lách luật khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhận được hàng trăm ngàn lượt view, trong đó, có những cách làm giả giấy tờ khám sức khỏe, làm giả giấy báo học tập tại các trường học… để ở nhà cho bằng được?
Nhiều người cho rằng việc sống trong đời quân ngũ hai năm mà chỉ nhận được khoảng gần hai mươi triệu thì “rẻ” quá. Đầu tiên, doanh trại quân đội không phải là công ty, nghĩa vụ quân sự không phải là một “nghề”, nên việc đem tiền hỗ trợ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự với tiền lương là một điều vô lý. Ngoài ra, cần nhớ rằng, các chiến sĩ sau khi ra quân còn được hỗ trợ miễn phí học nghề, nếu các chiến sĩ xin bảo lưu để nhập ngũ sẽ được tạo điều kiện tiếp tục theo học. Bên cạnh đó, hàng tháng, các chiến sĩ vẫn sẽ được trợ cấp nữa cơ mà? Ngoài ra, khi tại ngũ, bố mẹ của các chiến sĩ cũng được hưởng bảo hiểm y tế.
Đã có không ít các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ dẫn tới các hình phạt từ hành chính đến tù giam, nghĩa vụ quân sự là một việc làm trách nhiệm và tốt đẹp, làm sao mà lại phải trốn tránh như vậy? Đi nghĩa vụ để bảo vệ Tổ Quốc, có gì mà phải tự ti?
Không đi nghĩa vụ không có nghĩa là không đóng góp được gì cho Tổ Quốc, ngược lại, chăm chỉ làm việc, đóng thuế, đóng tiền cũng là đóng góp rồi? Tại sao không dùng tiền đóng góp thay cho việc đi nghĩa vụ? Dĩ nhiên, không thể thể so sánh việc đi nghĩa vụ mới là đóng góp còn không đi nghĩa vụ thì không có đóng góp gì, mỗi cá nhân đang làm việc cũng là đóng góp cho Tổ Quốc. Nhưng đặt giả sử, phần lớn chúng ta cũng nghĩ như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra?...quân đội sẽ có bao nhiêu người lính? Ai cứu nguy bão lũ? Ai ra Trường Sa? Ai ở trên nhà giàn? Ai ở trên biên giới?.
Nghĩa vụ quân sự, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ, máu và mồ hôi, không thể mua được bằng tiền. Thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của thanh niên đối với Tổ quốc, với nhân dân./.
St

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét