Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giúp những người làm công tác giáo dục ngày càng có
nhiều điều kiện, cơ hội đi nước ngoài giao lưu, học tập, nghiên cứu để tiếp thu tinh hoa tri thức
nhân loại, làm giàu thêm kho tri thức của bản thân, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, do “sức đề kháng” kém nên không ít người đã quay lưng, trở nên tôn sùng, ngợi ca
một cách chủ quan những giá trị bề ngoài, hào nhoáng của xã hội, lối sống của nước sở tại, quay
lại chê bai đất nước, nhất là ở trên bục giảng, với học trò của mình. Tuy chỉ là số ít nhưng sự
nguy hại từ những thầy cô sính ngoại này là rất lớn vì thông qua bài giảng của mình, họ có thể
tiêm nhiễm, "đầu độc" tư tưởng sùng ngoại tới hàng trăm, hàng nghìn học sinh, sinh viên...
Thầy, cô giáo sính ngoại vì nhiều lý do: Có người do nhận thức chính trị, thiếu kiến thức, thiếu
hiểu biết nên bị lợi dụng, kích động; có người chỉ là vô tình; nhưng cũng có người có tư tưởng
phản động, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa... Dù vô tình hay cố ý, những thầy, cô giáo sính
ngoại đều chẳng khác nào là trung gian tiếp sức, “nối giáo cho giặc”, giúp các thế lực thù địch,
phản động thực hiện những chiến dịch tuyên truyền, chống phá, hủy hoại thế hệ tương lai của
nước nhà.
Biểu hiện chung của thầy, cô giáo mắc bệnh sính ngoại là: Muốn khoe khoang, chứng tỏ ta đây
học rộng biết nhiều, được đi đây đi đó... nên quá trình giảng bài, họ thường kể về những điều
được thấy, được trải nghiệm ở nước ngoài như phát hiện mới về một nền văn minh, “đỉnh cao”
của xã hội loài người với giọng điệu đầy tán dương, ca ngợi, thán phục. Nhằm thuyết phục thêm,
họ lại chỉ lấy những ví dụ và đề cập đến một số hạn chế, bất cập về tình hình kinh tế-xã hội đất
nước bằng giọng chê bai, chế giễu hoặc buông một câu lấp lửng “Việt Nam ta thì...” với thái độ
bất mãn, tiêu cực. Nhiều người còn ra sức tuyên truyền, quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo
dục phương Tây, coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có
điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Từ đó từng bước nhồi nhét, cài
đặt tư tưởng sùng ngoại, bài nội, dần tác động thay đổi tận gốc nhân cách, tạo ra một tầng lớp trí
thức mới đề cao chủ nghĩa tư bản, lối sống phương Tây, lệch lạc về giá trị đạo đức và lối sống,
đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét