Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

Một số biện pháp phòng chống tự diễn biến vụ tự chuyển hoá trong đảng viên

Để phòng ngừa, ngăn chặn, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần sâu sắc, kiên định hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Quá trình tuyên truyền, giáo dục, cần tiếp tục khẳng định bản chất cách mạng, khoa học, giá trị của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam; hoàn thiện hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hết sức chú trọng phòng ngừa nguy cơ sa vào giáo điều, xét lại, sai lầm về đường lối. Qua đó, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; kiên định mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

      Hai làđẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Có thể khẳng định rằng, kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí với nhiều vụ án lớn đưa ra xét xử, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã góp phần quan trọng giáo dục, rèn luyện, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên. Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) xác định, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, cần duy trì nghiêm các chế độ, nền nếp, nguyên tắc sinh hoạt Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tự phê bình và phê bình, “tự soi”, “tự sửa”, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và có biện pháp bảo vệ người trung thực, dám đấu tranh với những vấn đề tiêu cực, sai trái. Ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo. Đề cao vai trò nêu gương của bí thư cấp ủy, người chủ trì cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác để cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Cùng với đó, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở tất cả các cấp, các ngành. Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài, song toàn Đảng cần nêu cao quyết tâm chính trị, cũng như tổ chức thực hiện; có như vậy mới củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Bên cạnh việc điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng đã phát hiện, các cơ quan chức năng cần chủ động nghiên cứu, tham mưu ban hành các quy định, cơ chế đủ mạnh để ngăn ngừa hành vi tham nhũng, cũng như quan hệ “lợi ích nhóm”, đặc quyền, đặc lợi, “tư duy nhiệm kỳ”; phát huy tốt vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng,… đối với nhiệm vụ này, cũng như công tác xây dựng Đảng.

      Ba làđẩy mạnh công tác quản lý, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về phẩm chất đạo đức, lối sống. Suy thoái về đạo đức, lối sống là nguồn gốc dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì thế, Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung của công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Theo đó, toàn Đảng cần coi trọng xây dựng cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có sức đề kháng, tự bảo vệ, miễn dịch trước những âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Đồng thời, có lề lối, tác phong công tác khoa học, gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Đối với từng cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư cấp ủy, cần nêu cao trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đăng ký thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Đồng thời, cần chú trọng gắn chặt công tác giáo dục với công tác quản lý và tự quản lý của đảng viên, nhất là các mối quan hệ trong cuộc sống, sinh hoạt ở nơi cư trú, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, cục bộ, “lợi ích nhóm”, cơ hội, “nói không đi đôi với làm”, “nói nhiều làm ít”, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét