Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

Cảnh giác với những video độc hại, xuyên tạc hình ảnh Công an, Quân đội trên mạng xã hội

 Thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội, nhất là TikTok, xuất hiện những TikToker

(người dùng TikTok) làm các video clip kiểu như: “Có lẽ tôi sẽ từ bỏ Quân đội để được

làm chính mình”; “Có nên rời khỏi ngành Công an để bắt đầu làm lại?”… Đi liền với đó

là các video và bài viết xuyên tạc về tình hình nội bộ của lực lượng Công an, Quân đội.

Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video có nội dung xấu độc trên các nền

tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… trong phạm

vi nào đó đã tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.

Không phải ngẫu nhiên, các phương tiện truyền thông đại chúng đều có chung nhận định

đây là thời kỳ trỗi dậy của nền tảng nội dung ngắn. Sau thành công của TikTok, các nền

tảng mạng xã hội lớn mà điển hình là YouTube và Facebook đã lao vào phát triển ứng

dụng phát và chia sẻ video ngắn (short video), bất chấp một thực tế là hai mạng xã hội

này vốn chứa hàng tỷ video clip có thời lượng dưới 1 phút. Ðiểm mới của TikTok là nền

tảng này cung cấp cho người dùng hàng loạt các tính năng như ghép nhạc, thêm hiệu ứng

(filter) hình ảnh và âm thanh, cách thức để video hiện lên trên xu hướng (trending).

TikTok cũng ban hành nhiều chính sách để thu hút người dùng mới và tăng thời lượng sử

dụng mạng xã hội này như nhận tiền hoa hồng với lời mời bạn bè đăng ký tài khoản mới,

nhận tiền để truy cập và theo dõi video liên tục 10 phút trong 14 ngày.

Ðáng chú ý, hiện tượng đăng tải và chia sẻ các video ngắn độc hại không chỉ xuất hiện

trên nền tảng TikTok mà lan rộng sang nhiều nền tảng Facebook Reel, YouTube Short,

Instagram Reel… Trong đó, một phần nguyên nhân đến từ việc các ứng dụng video ngắn

này có rất nhiều tính năng, công cụ, thuật toán tương đồng với TikTok, thậm chí cho

phép người dùng đăng tải, chia sẻ đồng thời trên nhiều nền tảng. Hầu hết các ứng dụng

video ngắn đều là các nền tảng xuyên biên giới nên rất khó xác định đối tượng nào trực

tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ. Bởi lẽ công ty chủ quản, pháp

nhân đại diện, đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội của các nền tảng này thường được

đặt tại các quốc gia khác nhau. Ðây chính là lý do khiến việc phát hiện, xử lý sai phạm

đối với các nền tảng video ngắn không hề dễ dàng.

Theo thống kê từ Statista, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng

trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới

gần 7 giờ đồng hồ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet. Nếu các video độc hại

bị lan truyền với thời lượng lớn sẽ gây tình trạng nhiễu loạn thông tin, đúng sai bị đảo

lộn, bởi sẽ có rất nhiều người bị tiếp nhận thông tin thụ động. Thậm chí có thể xem là

một trong những tác nhân gây ra sự vô cảm trong xã hội. Theo thống kê của cơ quan chức

năng, trung bình mỗi tháng có hàng chục nghìn bài viết, video trên internet, mạng xã hội

có nội dung liên quan đến Việt Nam, trong đó tỷ lệ không nhỏ các bài viết, video có nội


dung xuyên tạc, chống phá nước ta (có khoảng 67% bài viết được phát tán trên mạng xã

hội Facebook, số còn lại phát tán trên các kênh mạng xã hội Youtube, Blog cá nhân hoặc

các kênh tin tức phản động).

Nhận diện âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch trong việc sử dụng video ngắn

độc hại trên mạng xã hội

Khi những video ngắn độc hại lan rộng trên mạng xã hội thời gian qua như: “Có lẽ tôi sẽ

từ bỏ Quân đội để được làm chính mình”; “Có nên rời khỏi ngành Công an để bắt đầu

làm lại?”…, đã có những ý kiến, bình luận mang tính a dua, cổ xuý theo nội dung mà

video đề cập. Đi liền với đó là các video và bài viết xuyên tạc về tình hình nội bộ, hoạt

động chiến đấu của lực lượng Công an, Quân đội xuất hiện khá nhiều gây nhiễu loạn

thông tin cho người xem, đặc biệt với những cán bộ, chiến sĩ Công an tuổi đời còn trẻ. Ẩn

sâu đằng sau những video đó còn là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch và các tổ

chức phản động lưu vong ở nước ngoài.

Qua thực tiễn trào lưu video ngắn độc hại trên mạng xã hội thời gian qua, có thể nhận

thấy “bàn tay đen” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên không gian

mạng âm mưu và hoạt động chống phá tập trung vào các nội dung, như: Xuyên tạc phá

hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây

mâu thuẫn nội bộ, công kích, bôi nhọ và hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của

Đảng, Nhà nước, lãnh đạo, chỉ huy trong Công an, Quân đội; thông qua truyền thông

mạng xã hội để kêu gọi, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội; kích

động chống phá của số đối tượng chống đối chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân

quyền, tự do Internet…

Để thực hiện âm mưu thâm độc trên, các đối tượng phản động, thù địch thường dùng các

thủ đoạn: Sử dụng tài khoản mạng xã hội có tương tác lớn hoặc tổ chức các chiến dịch

truyền thông phát tán thông tin. Đăng tải tài liệu, thông tin, bình luận hướng dư luận nhìn

nhận theo quan điểm sai lệch; dẫn nguồn thông tin từ báo chí chính thống, pha trộn thông

tin thật-giả, xuyên tạc tình hình chính trị trong nước. Tiến hành xây dựng nhiều kênh

thông tin trên các nền tảng xuyên biên giới có sự liên kết với nhau. Việc sử dụng các

video ngắn độc hại hướng vào vấn đề phi chính trị hóa Quân đội và Công an, thực chất là

muốn tách Công an và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết

toàn dân tộc. Về mặt hình thức, những video ngắn trên mạng xã hội trước tiên làm tổn hại

đến lực lượng CAND, để người dân hiểu sai, hiểu không tốt về lực lượng Công an. Từ

những vụ việc đơn lẻ, các đối tượng thổi phồng, tiến tới gây phản ứng quy kết cho cả lực

lượng CAND, tạo ác cảm, tiến đến không ủng hộ, chống đối lực lượng Công an, gây ra

những xung đột xã hội.

Những luận điệu xuyên tạc nêu trên nếu không phát hiện, xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều

hệ lụy, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an, giảm sút lòng tin của quần


chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Luận điệu xuyên tạc thông qua

video trên nền tảng mạng xã hội dễ phát tán, lây lan, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu cực trong

một bộ phận nhân dân, dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực, a dua để điều hướng dư luận nhằm

thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của một số đối tượng. Tình hình đó

khiến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, đấu

tranh với các thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc về lực lượng Công an nói riêng và lực

lượng vũ trang nhân dân nói chung trên mạng xã hội là vấn đề thời sự, cấp bách hiện nay.

Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng CAND Việt Nam luôn thể hiện

phẩm chất anh hùng, bản lĩnh kiên cường, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, không

quản ngại gian khổ, hiểm nguy, hy sinh, lập nhiều chiến công, giữ vững vai trò nòng cốt

trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân

dân. Cùng với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm ANTT, lực lượng CAND còn làm

tốt công tác an sinh xã hội với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”; triển khai đồng

bộ, hiệu quả các mặt công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế; gương mẫu, đi đầu trong nhiều

mặt công tác… Những kết quả, thành tích đó đã đóng góp rất quan trọng vào việc xây

dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế của

Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội

luôn coi Công an, Quân đội là một trong những lực lượng cần tập trung chống phá, xuyên

tạc, mục đích nhằm hạ uy tín, vị thế, gây chia rẽ giữa các lực lượng và chia rẽ giữa Công

an, Quân đội với các ngành, với nhân dân, tạo ra những nghi kỵ, ác cảm để lấy cớ kích

động chống đối.

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại, nền công nghiệp 4.0 tập trung

vào công nghệ số với sự trợ giúp mạnh mẽ từ internet thì các thế lực thù địch sẽ gia tăng

lợi dụng mạng xã hội để tung nhiều thông tin xấu độc, vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ lực

lượng CAND, tác động đến cộng đồng. Việc các thế lực xấu tung video ngắn trên

TikTok, Facebook, các nền tảng mạng xã hội là chiêu trò lợi dụng trào lưu người sử dụng

mạng đang có thói quen xem các video ngắn, các thông tin nhanh, nóng, tức thời. Do đó,

dù phương pháp, thủ đoạn có những biến tướng thì bản chất vẫn không thay đổi, cũng chỉ

là “bình mới, rượu cũ”. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất là các

em học sinh, sinh viên cần tỉnh táo, nhận rõ phải – trái, đúng – sai. Hơn ai hết, mỗi cán

bộ, chiến sĩ Công an phải nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, đề cao cảnh giác, tích

cực đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn

chống phá của các thế lực xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét