Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

Chống "bệnh hình thức" trong học tập và làm theo Bác

"Bệnh hình thức" được xác định là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, làm qua loa đại khái trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều đảng viên, cán bộ hưu trí đề xuất các giải pháp nhằm chống "bệnh hình thức", đưa phần việc quan trọng này đi vào thực chất. khoán sản phẩm mỗi ngày học một điều về Bác Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn đội ngũ cán bộ: “Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to”. Chúng ta vẫn thường nói rằng, “học tập và làm theo Bác là việc làm thường xuyên”. Vậy thiết nghĩ cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần vận dụng lời dạy này của Người vào phần việc “thường xuyên” ấy theo phương châm “khoán sản phẩm”. Có nghĩa rằng, hằng năm khi cán bộ, đảng viên, quần chúng viết đăng ký kế hoạch thực hiện việc học và làm theo Bác, việc cam kết thực hiện phải được định lượng bằng sản phẩm cụ thể. Theo đó, từng người phải cam kết thực hiện mỗi ngày đọc một mẩu chuyện về Bác, mỗi ngày thực hành một phong cách làm việc theo gương Bác Hồ. Với cách làm này, nếu được duy trì liên tục thì chắc chắn việc học tập và làm theo Bác sẽ thực sự trở thành việc làm thường xuyên và khi đó, những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ thực sự thấm sâu vào nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Tất nhiên, việc khoán sản phẩm như vậy cần phải được gắn chặt với kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng bằng sự chuyển biến trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn và lề lối, tác phong công tác, sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, đảng viên.Tăng cường kiểm tra đột xuất và mở rộng kênh giám sát Bên cạnh những mặt tích cực đã được các cấp, các ngành chỉ rõ thì vẫn còn nhiều nơi, việc học tập và làm theo Bác còn nặng về hình thức, thậm chí có nơi chỉ “phát mà không động”, “đánh trống bỏ dùi”... Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân khiến "bệnh hình thức" vẫn có “đất diễn” đó là công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử phạt chưa thật sự được chú trọng và quan tâm đúng mức. Tôi cho rằng, để việc học và làm theo Bác đi vào thực chất, trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên thì công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, nhất là phải tăng cường kiểm tra đột xuất. Kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm; giám sát rộng rãi và thường xuyên, trong đó mở rộng kênh giám sát và chú trọng kênh giám sát từ quần chúng. Khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cần đến tận nơi, kiểm tra một cách thiết thực chứ không chỉ nghe báo cáo và những con số trên mặt giấy. Kiểm tra phải chỉ rõ khuyết điểm, tồn tại và chú trọng đến kiểm tra lại để đánh giá thực chất việc khắc phục những tồn tại, hạn chế. Bên cạnh đó, kiểm tra phải đi liền với kỷ luật nghiêm minh những trường hợp sai phạm, đồng thời, khen thưởng, động viên những việc làm tốt, những cách làm hay nhằm lan tỏa giá trị tốt đẹp trong cộng đồng... Người đứng đầu không chỉ nêu gương là xong Trong quá trình triển khai thực hiện việc học tập và làm theo Bác, vai trò nêu gương và làm gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu hết sức quan trọng. Sinh thời, trong công việc cũng như trong sinh hoạt, Bác Hồ chính là người nêu gương rất mẫu mực. Chúng ta học tập và làm theo Bác chính là học tư tưởng, phong cách, đạo đức của Người và thực hành chính những điều ấy trong công tác và sinh hoạt hằng ngày. Chính vì lẽ đó, để việc học tập và làm theo Bác được thực chất thì người đứng đầu trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải nêu gương và làm gương học trước, làm theo trước, từ đó dẫn dắt, truyền cảm hứng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, mẫu mực cho người khác học tập và làm theo. Đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, người đứng đầu phải trở thành những tấm gương sáng mẫu mực về phẩm chất và năng lực để cấp dưới và nhân dân noi theo trong những công việc cụ thể, trong mọi việc làm, hành động, ứng xử, sinh hoạt hằng ngày Người đứng đầu nêu gương chưa hẳn đã xong mà phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả triển khai thực hiện việc học tập và làm theo Bác ở cơ quan, đơn vị mình. Cán bộ, đảng viên, nhân viên cấp dưới để xảy ra sai phạm mà có liên quan đến những vấn đề về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... thì có nghĩa người đó đã không thường xuyên thực hành việc học tập và làm theo Bác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, người đứng đầu không nêu gương, hoặc buông lỏng khâu quản lý, kiểm tra, giám sát nên phải quy kết cả trách nhiệm của người đứng đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét