Không ngoài mục đích đòi xóa bỏ vai trò độc
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, xỏa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Phạm Trần hồ đồ kết luận:
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 2 lần nhắc tới việc toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân phải “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… Đây
là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng
ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” trước và trong ngày họp chính
thức của Đại hội đảng XIII (28/12/2020 và 26/1/2021) là điều “không bình
thường”, là “tư tưởng của Đảng lâm nguy”, là do “tình trạng suy thoái tư tưởng
trong đàng viên không còn bình thường nữa”…
Đã vốn quen với giọng điệu ủ ê này của Phạm
Trần, song cũng thấy cần phải nhắc lại với Phạm Trần mấy điều cốt lõi sau:
Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng là yêu cầu tất yếu, nhằm bảo
đảm sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng; đồng thời, thể hiện rõ ý chí kiên
quyết đấu tranh đối với những luận điệu sai trái, thù địch giống như Phạm Trần
và nhóm người như Phạm Trần đã đang đi ngược lại tư tưởng cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo là minh chứng cho thấy, trên nền
tảng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã vận dụng sáng tạo, đề
ra chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với điều kiện
cụ thể của Việt Nam để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc năm 1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa; tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu
nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước cùng đi lên chủ
nghĩa xã hội; đồng thời tiếp tục đạt được những thành tựu trong công cuộc đổi
mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Sau đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”. Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”. Gần nhất, nội dung văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng
định “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên
định đường lối đổi mới và những nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Điều này cho thấy, việc Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng hay bất cứ một đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước nào; bất cứ một cán
bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu một cơ quan, địa phương, đơn vị, hay một
cán bộ, đảng viên nào có nhắc đến nội dung này trong các bài viết, bài phát
biểu đăng tải trên các cơ quan truyền thông… thì cũng là bình thường, chứ không
phải là “không bình thường” như Phạm Trần suy diễn.
Hai
là, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam đương nhiên/tất nhiên là không thể phủ nhận, càng không thể
xóa bỏ. Vì thế, điều này chỉ “không bình thường” qua góc nhìn thiển cận, cố
chấp, nhìn hiện tượng mà không thấy bản chất của chính Phạm Trần.
Điều “không bình thường” nữa theo Phạm Trần
là: “Có nhiều lý do chồng chất, nhưng cơ bản là từ bản chất tham ô quyền lực,
bảo thủ, giáo điều và lạc hậu nên tư duy đổi mới của Lãnh đạo đã tàn lụi. Đảng
sợ đổi mới chính trị, không chấp nhận có đảng đối lập, không dám tổ chức tranh
cử và bầu cử tự do, và cấm dân ra báo vì đảng sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo”
lại là nhận định sai, cho thấy sự thiếu hiểu biết của người viết.
Bởi rằng, không phải chỉ cơ quan ngôn luận
của Ban Tuyên giáo Trung ương mà tất cả các cơ quan báo chí truyền thông của
Việt Nam; tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tầng lớp
nhân dân yêu nước chân chính đều cùng chung quan điểm rằng, dựa trên cơ sở khoa
học lý luận và thực tiễn thì Việt Nam không cần và không chấp nhận chế độ đa
đảng.
Vì thế, Phạm Trần không cần và càng không
nên nhắc đi nhắc lại vấn đề đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam; phủ nhận vai
trò/đòi xóa bỏ sự độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng; đồng thời,
cũng không vì thế mà suy diễn chủ quan rằng: “Chình vì sợ mất quyền và mất ăn
nên Tuyên giáo đảng, Hội đồng lý luận Trung ương và hai Tạp chí Cộng sản và
Tuyên giáo đã hợp đồng với báo Quân đội Nhân dân và Nhân dân để ra sức chống
những chỉ trích độc tài và phi dân chủ của các mạng báo xã hội và cá nhân đấu
tranh trong và ngoài: Việt Nam”.
Thực tế, không ít những người giả danh dân
chủ, đòi dân chủ, tự do, và quyền được lên tiếng; mượn tiếng “yêu nước, thương
dân” như Phạm Trần để tung tin xấu độc, bẻ cong sự thật, xuyên tạc và chống
Đảng Cộng sản Việt Nam, chống chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó đích thị là những
phấn tử bất mãn, cơ hội hoặc đã phản bội, phai nhạt lý tưởng cộng sản, hoặc đã
bị các thế lực thù địch mua chuộc.
Chừng nào còn sự khác biệt giữa ý thức hệ
tư tưởng vô sản với tư tưởng tư sản thì chừng đó cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng vẫn tiếp tục, để đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng lý luận,
quan điểm của Đảng – đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; để bảo
vệ những giá trị tư tưởng, lý luận đúng đắn, cũng đồng thời là bảo vệ những
thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đổ bao xương máu, hy sinh mới có được.
Không có chuyện “Báo chí mơ hồ” như Phạm
Trần nhận định, mà chính là yêu cầu để phòng và chống sự “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ; phòng và chống tình trạng “nhạt Đảng, xa chính trị”
đã xuất hiện…, thì các cơ quan báo chí truyền thông cần phải tập trung thực
hiện tốt tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, phải cảnh
giác với những luồng dư luận, thông tin không phù hợp tư tưởng chỉ đạo, định
hướng báo chí, xa rời nhiệm vụ chính trị, hạ thấp chức năng tuyên truyền, giáo
dục của báo chí cách mạng.
Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, các cơ
quan báo chí truyền thông và mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải chú
trọng thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư khóa XII về
“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng
và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”;
phải coi đó “là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng về mặt
tư tưởng, vừa có vai trò nền tảng, vừa có vị trí then chốt trong tình hình hiện
nay” gắn với Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về
công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 để triển khai nghiên cứu
lý luận”.
Đồng thời, đội ngũ những người làm báo cần
phải nâng cao bản lĩnh chính trị, nhận thức đúng và thực hiện đúng nhiệm vụ của
mình, giữ gìn đạo đức người làm báo, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để luôn
“bút sắc, lòng trong”; để có những tác phẩm báo chí hấp dẫn, thuyết phục, phản
ánh sinh động sự đổi thay hàng ngày, hàng giờ cuộc sống của nhân dân Việt Nam,
đất nước Việt Nam…
Thực tế là, không có phút giây nào các thế
lực thù địch định dừng lại sự chống phá, dừng lại sự “chĩa mũi nhọn” bằng các
thủ đoạn tinh vi/ngày càng xảo quyệt vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước để nhằm
phá hoại và làm mọt ruỗng nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội như Phạm Trần
đã/đang làm.
Vì thế, hơn bao giờ hết là phải kiên định
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không được phép sao nhãng, bỏ
trống trận địa thông tin tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
đi liền cùng đó là “chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm
tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét