* Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab đã trao đổi về những chủ đề lớn của Hội nghị WEF Davos năm nay, những thách thức hiện nay, các xu thế phát triển mới và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF. 

Đánh giá cao chủ đề “Tái thiết lòng tin”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đây là chủ đề thiết thực, phù hợp, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đóng góp vào quá trình củng cố niềm tin, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, truyền cảm hứng cho mọi quốc gia, chung tay vì sự phát triển của nhân loại.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab.  

Thủ tướng đánh giá cao sự giúp đỡ của WEF trong trao đổi, tư vấn, xây dựng chính sách, kết nối với các doanh nghiệp thành viên WEF, thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam. 

Vui mừng lần đầu tiên chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos, Giáo sư Klaus Schwab cho rằng sự tham dự và những chia sẻ sâu sắc, tầm nhìn định hướng chiến lược của Thủ tướng mang đến những thông điệp, giải pháp quan trọng để ứng phó với các thách thức, khôi phục niềm tin toàn cầu. Chủ tịch WEF đánh giá cao Việt Nam có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, là một nền kinh tế đang cải cách mạnh mẽ, tập trung vào các ngành công nghệ cao, chế tạo, thúc đẩy phát triển xanh,... sẽ sớm trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác.

* Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo, hai bên đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ hai nước trong việc triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc và các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian qua.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả và toàn diện quan hệ hai nước trên cơ sở lòng tin chính trị giữa lãnh đạo cấp cao, quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp, địa phương và nhân dân hai nước; đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi, trong đó trọng tâm là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế. Trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân là nền tảng vững chắc để làm quan hệ hai nước mạnh mẽ hơn, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam; tích cực xây dựng các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp giải trí, văn hóa và thời trang.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Trước những diễn biến leo thang căng thẳng ở nhiều khu vực hiện nay, hai bên cũng nhất trí tiếp tục ủng hộ việc tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có việc không đe dọa hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tất cả tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải ở các vùng biển, trong đó có Biển Đông.

* Tại cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Oleksandrovych Zelensky, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ukraine. Trước tình hình hiện nay, để duy trì đà quan hệ, hai bên nhất trí phối hợp tháo gỡ vướng mắc, tìm kiếm các biện pháp để khôi phục trao đổi thương mại về những mặt hàng hai bên có thế mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam ủng hộ nỗ lực của cộng đồng quốc tế tạo điều kiện để các bên liên quan đàm phán, thúc đẩy viện trợ, cứu trợ nhân đạo cho người dân.

* Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Bỉ Alexander De Croo, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp, đặc biệt là cấp cao; đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương sẵn có.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.

Về hợp tác kinh tế-thương mại, hai Thủ tướng khuyến khích các cơ quan và doanh nghiệp hai nước tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA); tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, gắn văn hóa với du lịch. Về Đối tác chiến lược về nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh.

Thủ tướng Alexander De Croo khẳng định, EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai bên; chia sẻ sự quan tâm và sẽ thúc đẩy sớm thông qua EVIPA.

Hai Thủ tướng khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trao đổi về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ ủng hộ lập trường của ASEAN, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

nguồn TTXVN