Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC SỰ PHỦ NHẬN TƯ TƯỞNG GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

 

Trải qua hơn 175 năm, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản phải chịu sự chống phá, xuyên tạc của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, các thế lực thù địch, phản động bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn cả gián tiếp và trực diện. Tuy nhiên, các thế lực thù địch càng ra sức chống phá thì giá trị, ý nghĩa của Tuyên ngôn càng tỏa sáng, càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt của một công trình khoa học, cách mạng. Mặt khác, sự ra sức chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Tuyên ngôn lại càng cho chúng ta thấy rõ hơn về sự bất lực ngày càng thảm hại của chúng.

Từ khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đến nay, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, bọn cơ hội xét lại và các thế lực thù địch, phản động đã không ngừng tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá “Tuyên ngôn” nói riêng và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.

Chúng cho rằng: Thời đại ngày nay không còn đối kháng giai cấp vì giai cấp tư sản đã biến tầng lớp công nhân lao động trở thành những người lao động có trí thức, được trả lương hậu hĩnh, thậm chí nhiều người lao động trước đây từ thân phận làm thuê, nay đã có cổ phần ở công ty và đã chính thức được làm chủ của sản xuất, trực tiếp tham gia vào quản trị, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; cuộc sống của người lao động đã sung túc, giàu sang,…Từ những luận điệu xảo trá trên, chúng cho rằng ngày nay không cần phải đấu tranh giai cấp vì những mâu thuẫn giai cấp trước kia không còn tồn tại nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc “thời đại ngày nay không cần đến Tuyên ngôn và chủ nghĩa Mác - Lênin không còn phù hợp”.

Các phần tử cơ hội, xét lại, thù địch, phản động luôn tìm mọi cách để phủ nhận tư tưởng giai cấp và đấu tranh giai cấp, kích động tư tưởng “hiếu chiến”, cổ xúy các hành vi bạo lực trong quần chúng. Đặc biệt, chúng cho rằng: C.Mác- Ph.Ăngghen “đã tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp” vì muốn mau chóng giành thắng lợi trước giai cấp tư sản. Đồng thời, coi nó là tư tưởng chủ đạo của Tuyên ngôn nên coi thường vấn đề dân tộc và đấu tranh dân tộc. Từ đó, chúng vin cớ vô căn cứ cho rằng, hầu hết các Đảng Cộng sản không quan tâm đến vấn đề dân tộc, phát triển sản xuất, văn hóa, xã hội.

Với những luận điệu xảo trá, vô căn cứ, phiến diện, một chiều, cảm tính, các phần tử cơ hội, xét lại, thù địch, phản động đã xem nhẹ và tầm thường hóa vai trò, ý nghĩa của Tuyên ngôn, chúng cố tình tìm mọi cách để che giấu và lâu dần là phủ nhận giá trị cách mạng khoa học của Tuyên ngôn.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc…”, quan điểm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cộng sản, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng cho việc thành lập hàng loạt đảng chân chính của giai cấp vô sản các nước. Chính vì vậy, giai cấp vô sản cần nhận thức đúng mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, giữa trách nhiệm dân tộc và nghĩa vụ quốc tế của giai cấp công nhân.

C.Mác - Ph.Ăngghen khẳng định: “cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản không phải là cuộc đấu tranh dân tộc nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc…”. Như vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen đã thấy được và chỉ ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, C.Mác - Ph.Ăngghen viết: “hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ”, điều đó cho thấy hai ông không hề xem nhẹ vấn đề dân tộc. Như vậy theo C.Mác - Ph.Ăngghen, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen kết luận rằng: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét