Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Hiện nay, bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tình hình chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta, do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới có vai trò đặc biệt quan trọng và cấp thiết.
Nền
tảng tư tưởng của Đảng được khẳng định trong Đại hội lần thứ VII của Đảng
(tháng 6/1991) là: “Đảng lấy Chủ nghĩa Marx-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” . Điều này lại tiếp tục được
khẳng địnhtại Đại hội lần thứ XIII (năm 2021): “Kiên định và không ngừng vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp
với thực tiễn Việt Nam”.
Trên
cơ sở nền tảng tư tưởng, các bộ phận khác của Đảng được hình thành và phát
triển như: cương lĩnh, chủ trương, đường lối, chính sách, các quan điểm chỉ đạo
của Đảng ta về các vấn đề chiến lược của đất nước. Việc bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, cần thực hiện theo quan điểm tích cực, chủ động, sáng tạo, có
kế hoạch của các cấp ủy Đảng cùng các tổ chức, các lực lượng và toàn xã hội
tham gia đấu tranh chống lại mọi sự phủ nhận, xuyên tạc, bảo vệ sự đúng đắn,
tầm vóc, bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng thấm sâu vào đời sống chính
trị, tinh thần của xã hội.
Trong
tình hình mới hiện nay, trước các thủ đoạn chống phá của các thế lực thủ địch,
bảo vệ nền tảng tư tưởng còn cần được hiểu rộng gắn theo tình hình mới như được
xác định trong Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (10/2018). Nội dung của
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được xác định: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng không chỉ là bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn là
bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân;
bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi
ích quốc gia-dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”. Cũng
trong Nghị quyết số 35, nội dung của bảo vệ còn được chỉ ra là sự gắn liền với
đấu tranh: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường
xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị;
đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Từ quan
điểm của Nghị quyết cho thấy đối tượng đấu tranh chính là lực lượng phản động,
thù địch từ bên ngoài nước và cả bộ phận cán bộ, đảng viên bất mãn, cơ hội, suy
thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Trọng
tâm của các phương thức, thủ đoạn chống phá là: phủ nhận, xuyên tạc vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các giá trị của chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chống phá, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt
xoáy vào những vấn đề nhạy cảm, như dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biển, đảo;
lợi dụng hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót trong quản lý,
điều hành đất nước hoặc những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài chưa được giải
quyết để lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động biểu tình, gây mất
an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Các thủ đoạn chống phá này được thực hiện
chủ yếu thông qua việc tận dụng công cụ truyền thông, báo chí, không gian mạng
để đẩy mạnh hoạt động chống phá về tư tưởng. Các chiêu thức chống phá cũng vô
cùng phong phú như lập các trang web, blog núp bóng danh nghĩa yêu nước, bảo vệ
dân chủ, nhân quyền, vì dân tộc, vì đất nướcđể tạo ra các dữ liệu, tài liệu giả
nhằmsăm soi, quy chụp, gây hiểu nhầm, chia rẽ, kích động người xem thông qua
một số sự việc nổi cộm trong xã hội.Về kinh tế, chúng xuyên tạc, chống phá
đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Về văn hóa, chúng lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để
chống phá cách mạng Việt Nam; gieo rắc tư tưởng sùng bái lối sống, văn hóa
phương Tây; phát tán những tác phẩm cổ vũ sự chống đối, xúc phạm những giá trị
văn hóa truyền thống; lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để lôi kéo, dụ dỗ
một bộ phận quần chúng thực hiện các hành vi chống đối chính quyền; tìm cách
khoét sâu vào những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để bóp méo, xuyên tạc.
Về ngoại giao, chúng xuyên tạc đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam.
Trước
những thủ đoạn đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự vào
cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng tình, hưởng ứng, ủng
hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta đã đạt
được nhiều thành tựu trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chất lượng lãnh đạo của cấp
ủy, tổ chức đảng trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ngày
càng được nâng cao. Cán bộ, đảng viên và quần chúng đã nhận thức đúng đắn sách
lược của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhận thức đầy đủ về công cuộc đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như: xác định rõ tính chất nguy
hại của những quan điểm sai trái, thù địch và nhận diện rõ các quan điểm sai
trái. Sử dụng đa dạng giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bảo đảm các giá trị về tạo lập tinh
thần cách mạng, có sự kết hợp với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch bằng cách kết hợp “xây” và “chống” trong đó lấy “xây” là chính và
“chống” là quan trọng, cấp bách. Xây dựng được niềm tin của nhân dân theo tinh
thần “Dân tin thì Đảng còn và ngược lại” bằng việc thực hiện quan điểm lấy dân
làm gốc, xây dựng và củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”.
Bên
cạnh đó, công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch còn mắc phải một số hạn chế, bất cập. Một bộ phận
cán bộ, đảng viên lơ là, thiếu trách nhiệm, chưa thật sự coi trọng việc thực
hiện nhiệm vụ được giao gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã
chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy
thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của
Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao
động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối đổi mới của Đảng”. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tính
tiên phong, gương mẫu của đảng viên, tổ chức đảng và một số vấn đề khác trong
công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chưa sâu sắc. Phương thức tuyên
truyền, đấu tranh trực diện trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa kịp
thời, thậm chí phản ứng chậm với hành vi tiêu cực, xuyên tạc.
Trong
thời kỳ hiện nay, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thìcần
phải tập trung thực hiện đồng bộ nhiều nội dung và giải pháp.
Một là, tiếp tục kiên định, vận dụng
đúng đắn và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;tập
trung nghiên cứu làm sâu sắc hơn bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta; tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý
luận chính trị.Trong đó, cần chú ý tới những vấn đề vận dụng chủ nghĩa
Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng xã hội mớiđể những
nội dung, quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có thêm
sức sống mới, được hiện thực hóa, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.Đây là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm sức sống mới cho
nền tảng tư tưởng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn, đồng
thời, cần nghiên cứu lý luận, tiếp tục khẳng định những nguyên lý cơ bản, những
giá trị bền vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho
cán bộ, đảng viên.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Ðảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở; huy động sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch.Cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán
bộ chủ chốt phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận diện rõ
các quan điểm sai trái, thù địch để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo
sát với tình hình thực tế. Phát huy vai trò nòng cốt của cấp ủy, chính quyền
các cấp, sự phối hợp của các đơn vị, địa phương. Lực lượng chuyên trách, nhất
là đội ngũ chuyên gia phải đủ mạnh, có kiến thức, bản lĩnh, với tinh thần trách
nhiệm cao mới có thể làm được; phát huy tốt vai trò của các lực lượng tác chiến
trên không gian mạng, an ninh mạng; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ,
cung cấp thông tin, phương pháp, phương tiện, công nghệ đấu tranh trên không
gian mạng cho đội ngũ làm công tác này.
Ba là, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, đấu
tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực; tăng cường quản lý, giáo dục cán bộ,
đảng viên, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Đảng phải tự cường, thực
sự trong sạch, vững mạnh trên tất cả các mặt về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
tổ chức và cán bộ... để có khả năng tự bảo vệ mình. Do vậy, cần kết hợp chặt
chẽ giữa “xây và chống” trong xây dựng và thực hành đạo đức cách mạng; đẩy mạnh
thực chất công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tránh việc triển khai theo kiểu
hình thức.
Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận
rõ vai trò, vị trí, những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của chủ nghĩa
Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng thấm sâu vào đời
sống chính trị, tinh thần của xã hội;kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên
tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.Bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp, giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân
hiểu rõ và nắm vững bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; thấy rõ bản chất phản động của những luận điệu xuyên tạc,
sai trái, thù địch…
Năm là, đa dạng hóa nội dung, phương
thức, hình thức đấu tranh với nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng, từng
lĩnh vực. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo
dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của
Đảng… theo hướng thiết thực, có tính thuyết phục, hấp dẫn người nghe, không nói
chung chung, trừu tượng.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để định hình, thiết lập hệ
thống luận cứ, luận điểm đấu tranh phản bác; chú ý nhận diện những vấn đề mới,
những âm mưu thủ đoạn các thế lực thù địch thường tập trung chống phá để xây dựng
luận cứ khoa học thuyết phục; sử dụng “người thật, việc thật” đấu tranh với các
quan điểm phản động, sai trái, thù địch; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
bằng việc nhận thức và áp dụng đúng đắn “nguyên tắc tập trung dân chủ” trong
thực tiễn, tránh việc lợi dụng nguyên tắc này để áp dụng theo kiểu độc quyền,
tập trung, nhưng không dân chủ
Sáu là, đẩy mạnh quản lý nhà nước về
truyền thông, báo chí, nhất là trên không gian mạng. Tổ chức các trang mạng,
các kênh truyền thông lan tỏa những tấm gương người tốt việc tốt, những cách
làm hay, điển hình tiên tiến để "lấy cái đẹp dẹp cái xấu"; mở rộng thêm
những trang, nhóm trực diện đấu tranh phản bác có lập luận sắc bén, "chắc
tay", nhân văn; từng bước giành thế chủ động, làm chủ thế trận tiến công
trong đấu tranh phản bác. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan báo chí,
xuất bản, truyền thông; nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng, trên mạng
Internet, các mạng xã hội và các kênh truyền thông khác. Hoàn thiện các quy
định pháp lý về quản lý các hoạt động trên không gian mạng, tạo sự cảnh báo,
răn đe và xử lý nghiêm các vi phạm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét