Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

ÂM MƯU THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

 

Ngày 9-11-1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi nhận: Nhân dân có quyền "tự do tín ngưỡng". Trong quá trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan điểm nhất quan trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng Pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ, bình đẳng trước Pháp luật.

          Thực tiễn hiện nay ở Việt Nam có hơn 26.5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, có 43 tổ chức và 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp phép đăng ký hoạt động, các tổ chức tôn giáo đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đặc biệt trong công tác phòng chống dịch covid 19 đã có hơn 3000 tình nguyện viên tham gia chống dịch, “Bếp yêu thương”, có thể khẳng định trên thế giới Việt Nam nằm trong số ít các nước có nhiều tổ chức tín ngưỡng tôn giáo đến vậy, việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng phong phú, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, trong xu thế phát triển của thời đại luôn gắn liền với đời sống tín, ngưỡng tôn giáo hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Chức sắc và tín đồ thuộc các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện tốt nhất để mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự và mở mang, phát triển quan hệ giao lưu quốc tế. Các ngày lễ trọng, lễ hội truyền thống như Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành... Được tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham gia. Cùng với sự phát triển về tổ chức, đăng ký hoạt động cho các tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.

          Tuy nhiên thời gian gần đây các tổ chức phản động thường xuyên đẩy mạnh chống phá, lợi dụng các vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa tin sai sự thật, đặc biệt các tổ chức RFA, Việt Tân… Chúng thường xuyên móc nối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để lôi kéo kích động nhân dân, thủ đoạn dùng các vấn đề dân tộc đòi ly khai như ở Tây nguyên, vấn đề tồn đọng trong xã hội vụ việc Formosa Hà Tĩnh để kích động nhân dân biểu tình… một số tổ chức Tin lành nước ngoài chưa được cấp phép, điển hình là các tổ chức tà giáo mang danh nghĩa Tin lành truyền vào Việt Nam như Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ, Tân Thiên Địa, hoạt động của các tôn giáo này chủ yếu mê tín dị đoan, có biểu hiện trục lợi, hoạt động lén lút, xúi dục, kích động nhân dân, chúng vu khống chính phủ Việt Nam đàn áp tôn giáo, không cho người dân “tự do tín ngưỡng”, thực tế cho thấy ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới các tổ chức tôn giáo đều phải hoạt động theo khuân khổ Pháp luật của quốc gia đó, ở Việt Nam cũng vậy.

          Tóm lại, các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, âm mưu thủ đoạn chống phá ngày càng đa dạng, với tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi, cả trong và ngoài nước, chống phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, nhằm từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cần sự chung sức đồng lòng của các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến địa phương, tuyên truyền để nhân dân hiểu đường lối chủ trương chính sách của Đảng, sự đồng lòng của nhân dân từ đó làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét