PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NGUYỄN DOÃN ĐÔN
Vừa qua trên trang “Hung – viet. org”,
Nguyễn Doãn Đôn có bài viết: “Vì tham quyền dài lâu và không
dám cải tổ, nên sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng đã không khoáng hậu” cho
rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì quá tham vọng quyền lực, nên khẳng định
vị thế của mình là anh hùng đốt lò trong công cuộc phòng, chống tham nhũng,
song, tham nhũng lại không giảm. Thực tế, Nguyễn Doãn Đôn đang bôi xấu lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và xuyên tạc tình hình chống tham nhũng ở Việt Nam.
1. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày
30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, công tác nhân sự được tiến hành theo 5 bước
công khai, chặt chẽ, nghiêm túc bảo đảm đúng số lượng và cơ cấu với chất lượng
tốt theo quy định của Đảng. Các đồng chí được giới thiệu vào để bầu Ủy viên
Trung ương Đảng hay Ủy viên Bộ Chính trị dù là lần đầu hay tái cử phải đủ điều
kiện, tiêu chuẩn về độ tuổi, đặc biệt là phẩm chất, năng lực, uy tín trước
Đảng, trước Nhân dân. Nếu đồng chí nào không đủ phẩm chất, năng lực sẽ không
đưa vào danh sách bầu cử. Có những đồng chí tuổi đã cao, theo quy định được
nghỉ ngơi nhưng với phẩm chất, năng lực đặc biệt, trí tuệ minh mẫn theo yêu
cầu, nhiệm vụ của cách mạng và xuất phát từ ý Đảng, lòng Dân vẫn tiếp tục được
đưa vào danh sách bầu cử, khi trúng cử tiếp tục làm việc, cống hiến cho Nhân
dân, cho Đất nước. Trường hợp đồng chí Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương (khoá XII) là trường hợp như vậy, mặc dù tuổi đã cao, theo quy
định của Đảng và Luật lao động, đồng chí được phép nghỉ ngơi và bản thân đồng
chí cũng có nguyện vọng được nghỉ ngơi. Song, trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách
mạng, đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) giới thiệu bầu, đảm
nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng (khóa XIII) ở tuổi 77
và đồng chí đã trúng cử với số phiếu tín nhiệm rất cao. Có thể khẳng định rằng,
Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam lựa chọn đồng chí tiếp tục làm Tổng bí thư là
thể theo ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Tất cả chúng
ta phải thừa nhận rằng, mặc dù tuổi đã cao, song, với phẩm chất, năng lực đặc
biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang có những cống hiến to lớn cho sự
nghiệp cách mạng Việt Nam, điều này mãi mãi sẽ được lịch sử ghi nhận.
2. Đảng ta khẳng định tham nhũng là:
“quốc nạn”, là “giặc nội xâm”, phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt vấn đề phòng,
chống tham nhũng. Vì vậy, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy
lùi tham nhũng với quyết tâm chính trị ngày càng cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn
và hiệu quả hơn, với phương châm, “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm,
không có ngoại lệ”. Phòng, chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân, của cả
hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chứ không phải là công việc
của riêng ai. Trong những năm vừa qua, Trung ương đã thi hành kỷ luật; cơ quan
điều tra đã ra lệnh bắt giam, khởi tố hàng loạt cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương quản lý và rất nhiều cán bộ, đảng viên có
hành vi tham nhũng, cố ý làm trái. Cần khẳng định rằng, đấu tranh chống tham
nhũng trong giai đoạn hiện nay đã trở thành phong trào, xu thế và được làm có
bài bản, có sự tham gia tổng thể của cả hệ thống chính trị; công tác phát hiện,
xử lý tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt; tham nhũng từng bước được kiềm chế,
ngăn chặn. Những thành quả quan trọng đạt được trong công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực thời gian qua đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy
phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Các
thế lực thù địch, phản động bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xuyên
tạc thực tế phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là đi ngược lại chủ trương,
đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, Hiến pháp, pháp luật của
Nhà nước và lợi ích nguyện vọng chính đáng của Nhân dân ta. Do đó, chúng ta cần
kiên quyết đấu tranh, vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân hiểu rõ và
cảnh giác.
Vừa qua, trên trang “voatiengviet” đã
đăng bài viết: “CIVICUS (Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân): Quyền
tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023” với nhận định xuyên tạc
về quyền tự do tiếp cận thông tin ở Việt Nam cũng như những nỗ lực của Nhà nước
Việt Nam nhằm bảo vệ quyền tự do thông tin của nhân dân, cho rằng: “Tại Việt
Nam, hàng trăm trang wed đã bị chặn và chính quyền đã gây áp lực lên các nền
tảng truyền thông xã hội để tăng cường kiểm duyệt các bài đăng “chống nhà
nước”. Song, sự thật đã bác bỏ hoàn toàn nhận định của CIVICUS.
Thứ nhất, ở Việt Nam mọi công dân đều
có quyền tự do tiếp cận thông tin.
Quyền tự do tiếp cận thông tin của
công dân được quy định rõ tại điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013. Theo đó: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định”. Để bảo đảm quyền tự do tiếp cận thông tin ngày càng
được hiện diện trong thực tiễn cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban
hành Luật Tiếp cận thông tin. Trong đó, Điều 3 quy định: Mọi công dân đều
bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông
tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin
phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo,
miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền
tiếp cận thông tin. Điều 10 của Luật tiếp cận thông tin cũng quy định công dân
có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng
thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Trên thực tế, từ những thông tin liên
quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người dân, như quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái
định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cho đến những thông tin
mang tính vĩ mô, như chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy
hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành,
lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác
hằng năm của cơ quan nhà nước… thì công dân đều được tự do tiếp cận. Mọi hành
vi cản trở, đe dọa quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân đều bị pháp
luật nghiêm trị, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý
vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ
hai, pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền tự do thông tin của công dân, đồng thời
mọi hành vi lợi dụng quyền tự do thông tin để chống phá đất nước đều bị nghiêm
trị.
Bên cạnh Luật Tiếp cận thông tin, Bộ
Thông tin và Truyền thông còn ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội với
những tiêu chí: “tôn trọng, tuân thủ pháp luật; lành mạnh; an toàn bảo mật
thông tin; trách nhiệm” nhằm giúp mọi công dân bảo đảm quyền tự do ngôn luận,
tự do tiếp cận thông tin đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm, giữ gìn thuần
phong mỹ tục, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là những cơ sở pháp lý
quan trọng khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ quyền tự do thông
tin của công dân; phòng, chống thông tin giả, sai lệch, ngăn chặn các hành vi
cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Đồng thời, pháp luật Việt Nam với những
quy định và chế tài rất rõ ràng, cụ thể để nghiêm trị những hành vi lợi dụng
quyền tự do thông tin để chống phá đất nước. Bộ Luật Hình sự với điều 117 “Tội
làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; điều 155 “Tội làm nhục
người khác”, điều 156 “Tội vu khống”; điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân”. Ngoài ra, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và
Luật An ninh mạng năm 2018, đều quy định rõ những hành vi như đăng tải, phát
tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền;
bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách
mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… đều bị pháp
luật xử lý.
Như vậy, nhận định CIVICUS mà đài VOA
đăng tải là nhận định hoàn toàn sai trái sặc mùi phản động, cố tình xuyên tạc
sự thật, nói xấu chế độ mà Đảng Cộng sản Việt Nam cùng nhân dân ta đang ra sức
xây dựng. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những nhận
định sai trái nêu trên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét