TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM LUÔN ĐẶT DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG, SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
Tôn giáo du nhập, hình thành ở Việt
Nam từ rất sớm, được người dân đón nhận bởi những giá trị nhân văn mà tôn giáo
mang lại phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trải
qua chiều dài lịch sử dân tộc, tôn giáo luôn gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng
dân tộc, biểu hiện rõ nét nhất là các giá trị đạo đức, văn hóa. Việt Nam đã
công bố Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, minh bạch hóa
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và thành tựu bảo
đảm quyền tự do tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua. Như vậy, khẳng định rằng,
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính
sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng
Hiến pháp, pháp luật. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 đã khẳng định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật; (2). Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3).
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với Hiến pháp năm 2013, việc thông qua Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hai Nghị định thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo cho người dân.
Thế nhưng, gần đây nhất, trên trang
Doithoainoline.com Phạm Trần có bài viết “Có tự do tôn giáo ở Việt Nam
không?”…. Họ tự cho mình quyền được khuyến khích, cổ vũ các hoạt động tôn giáo
trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động
“tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan,
trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, gây bức xúc trong xã hội và nhân dân.
Họ xuyên tạc rằng “cả Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều
có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo”. Họ cho rằng “Luật tín ngưỡng,
tôn giáo của Việt Nam bao gồm: các điều khoản mơ hồ cho phép tự do tôn giáo vì
lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn
giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”. Họ lợi dụng triệt
để quan điểm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” để
cho rằng “tự do tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức”.. Họ dựa vào việc các tổ
chức đội lốt tôn giáo, có những hoạt động vi phạm pháp luật, như: tổ chức bất hợp
pháp Dương Văn Mình (Tây Bắc), Hà Mòn (Tây Nguyên), tịnh thất Bồng Lai (Long
An),… bị chính quyền xử lý để vu khống Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo, cấm
đoán tôn giáo, đàn áp tôn giáo”, v.v.
Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi
mới, công tác tôn giáo ở Việt Nam ngày càng tốt hơn. Nghị quyết số 24-NQ/TW
ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khoá VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong
tình hình mới” và Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo đã có những bước đổi
mới có tính đột phá, thừa nhận “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều
điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” và “tôn giáo đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội”. Đây là những vấn đề có ý
nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không chỉ
khẳng định sự “tồn tại lâu dài” của tôn giáo, mà còn phát triển lên mức cao
hơn, làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Với quan điểm đó, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín
ngưỡng vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp
thời đấu tranh việc chống lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta.
Hòa trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn
năm của dân tộc Việt Nam, với sức mạnh được hun đúc từ mạch nguồn văn hóa: lòng
yêu nước nồng nàn, ý thức độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường, đoàn kết xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, “thương người như thể thương thân”, các tôn giáo ở Việt Nam
đều có đóng góp nhất định trong những mức độ khác nhau vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không chỉ đóng
góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tôn giáo còn là một bộ phận cấu thành của văn
hoá Việt Nam. Những giá trị văn hóa tốt đẹp, tiến bộ của tôn giáo đã góp phần tạo
nên sự phong phú, đặc sắc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Bằng những giáo lý
nhân văn, bác ái của mình, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát huy, lan toả các giá
trị văn hóa, đạo đức nhân văn, bác ái ấy vào đời sống xã hội, góp phần tạo nên
những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, ứng xử nhân văn, nhân ái của dân tộc ta, đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, cụ thể hóa thành những hành động thiết thực,
cứu người, giúp đời, chung tay cùng đồng bào tôn giáo và đồng bào không có tôn
giáo xây dựng đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết
dân tộc, đồng lòng đồng sức của toàn thể nhân dân Việt Nam, kiều bào ở nước
ngoài, chúng ta tin tưởng rằng, sự tương đồng trong mục tiêu phấn đấu vì con
người, vì sự phồn vinh của đất nước, tín đồ các tôn giáo, trước hết là con dân
Việt, công dân Việt, sẽ sống “tốt đời, đẹp đạo”, mãi tiếp bước trên con đường
“đồng hành với dân tộc”, vượt lên mọi thách thức và đập tan mọi âm mưu đen tối
của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt
Nam. Đưa đất nước vững bước đi lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét